Tại sao phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống cho các em học sinh tham khảo.

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 61 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Đọc tài liệu giúp các em soạn văn 6 Kết nối tri thức bài thực hành tiếng Việt trang 61 tập 2 với các nội dung về lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu.

Lựa chọn từ ngữ

Nhận biết tác dụng của việc lựa chọn từ ngũ trong câu

Đọc câu sau để biết tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ: Vì lẽ đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.

Có một số từ gần nghĩa với noi gương như: học theo, làm theo, bắt chước,... nhưng noi gương là từ phù hợp nhất cho câu trên.

Câu 1. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Với câu "Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao." có thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được không? Vì sao?

b. Từ khuất được dùng trong câu "Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn." có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?

c. Vì sao trong câu "Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.", từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?

Trả lời câu 1 trang 61 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

a. Trong câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao”, không thể dùng từ ‘kiểu” để thay cho từ “vẻ” được. 2 từ này tuy gần nghĩa nhưng vẫn có những nét khác nhau.

+ Từ “kiểu” thường dùng để nói về hành động của con người [kiểu ăn nói, kiểu đi đứng, kiểu ăn mặc,…] hoặc một dạng riêng của đối tượng [kiểu nhà, kiểu quần áo, kiểu tóc, kiểu bài, …]

+ Từ “vẻ” dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người [vẻ trầm ngâm, vẻ sôi nổi, vẻ lo lắng,...]

b. Từ “khuất” dùng trong câu phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là “chết” như: mất, từ trần, hi sinh. Nhắc đến cái chết của mẹ, người con dùng từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.

c. Trong Tiếng Việt, “xúc động, cảm xúc, xúc cảm” là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau.

+ Xúc động: biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với “cảm động” hay “xúc cảm”.

Vì vậy từ “xúc động” là lựa chọn phù hợp nhất.

Câu 2. Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Bị cười, không phải mọi người đều.... giống nhau.

[phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác]

b. Trên đời, không ai.... cả.

[hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh]

c. Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn.

[nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng]

d] Ngoài... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.

[sức lực, tiềm lực, nỗ lực.

Trả lời câu 2 trang 62 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

a. phản ứng

b. hoàn hảo

c. quan sát

d. nỗ lực

Lựa chọn cấu trúc câu

Nhận biết tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu

Đọc câu sau để biết tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu phù hợp: Càng lớn, tôi càng hiểu nỗi lòng, mong ước của mẹ hơn.

Sử dụng cấu trúc câu có cặp quan hệ từ càng...càng, người viết đã thể hiện được ý: sự nhận thức của co về tình mẹ là một quá trình, nó sâu sắc và đầy đặn hơn theo thời gian và sự trưởng thành của con.

Câu 3. Thực hiện các yêu cầu sau

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi trưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

b. Văn bản "Hai loại khác biệt" có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi". Nếu câu này được viết thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?

c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng." có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước." Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?

Trả lời câu 3 trang 62 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

a. Cụm từ “giờ đây khi hồi tưởng lại” là trạng ngữ thông báo về thời gian xảy ra sự việc.

- Nếu bỏ trạng ngữ, câu chỉ còn lại thành phần nòng cốt [gồm chủ thể và hành động của chủ thể], không nói rõ, hành động đó xảy ra vào lúc nào.

b. Câu “Cậu đã đứng lên và trả lời câu hỏi” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi.

- Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.

c. Câu văn miêu tả 2 hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn học sinh, phía dưới.

- Nấu đổi cấu trúc: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước” thì hóa ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, vậy còn “tiến lên phía trước” để làm gì?

Câu 4. Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?

a. Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.

b. Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa.

Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

Trả lời câu 4 trang 62 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

a. 

- Câu gốc: có 2 vế, vế đầu nêu băn khoăn về một điều chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên.

- Nếu đổi cấu trúc thành câu thay đổi thì lời giải thích lại xuất hiện trước điều băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào văn bản sẽ thấy không hợp lí.

b.

- Quan sát câu gốc và câu thay đổi có thể thấy sự khác biệt về nghĩa: hai vế “điều quá nghiêm trọng” và “căn bệnh hết cách chữa” được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, vì đó là điều không ổn.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • VIẾT NGẮN

Câu 1

Câu 1 [trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.

b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.

c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.

d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ mượn, các biện pháp tu từ, từ láy để trả lời các câu hỏi trên.

Lời giải chi tiết:

a.

- Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa.

- Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d.

- Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc và hoa tay của người làm nên bài thơ.

- Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao.

Câu 3

Câu 3 [trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai cột, sau đó nối các từ ngữ với cách giải nghĩa phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

1 – e: Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án giải quyết.

2 – g: Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng.

3 – h: Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!

4 – k: Ngày chia tay mái trương Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

5 – i: Một bài văn hoàn chỉnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

6 – a: Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn lại nhé!

7 – b: Người thợ săn bị một con hổ tấn công.

8 – c: Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.

9 – đ: Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.

10 – d: Bóng trăng lung linh trên mặt nước

Câu 4

Câu 4 [trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Đọc đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ láy để trả lời các câu hỏi trên.

Lời giải chi tiết:

- Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến.

- Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

VIẾT NGẮN

Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn [từ 150 đến 200 chữ] để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

Phương pháp giải:

Em có thể tìm các hình ảnh tiêu biểu như: hoa sen, ảnh Bác Hồ, Hồ Gươm, đồng lúa, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Hạ Long… để làm thành tập ảnh. Sau đó viết đoạn văn giới thiệu về những cảnh mà em đã chọn.

Lời giải chi tiết:

- Các em có thể chọn trên Internet các hình ảnh sau: hoa sen, Hồ Gươm, ruộng bậc thang Sa Pa, bãi biển Đà Nẵng, đồng Tháp Mười.

      Trên dải đất cong cong hình chữ S này có biết bao danh lam thắng cảnh hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Tọa giữa thủ đô nước Việt là hình ảnh Hồ Gươm tôn kính với sự tích chống giặc Minh lừng lẫy của nhân dân Đại Việt. Ngược lên phía rẻo cao của đất nước, thu vào tầm mắt ta là bao la của đồi chè, hùng vĩ của núi rừng và nổi bật với mây núi Sa Pa đang bao phủ những cánh ruộng bậc thang mềm mại. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc và là biểu tượng cho sự cần cù của người Việt trong công cuộc lao động sản xuất. Việt Nam cũng tự hào là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản lúa gạo. Chạy dọc theo dải đất cong cong của miền Trung ta sẽ bắt gặp một Đà Nẵng trong lành, đáng sống với những bãi biển xanh trong, giàu tiềm năng du lịch. Trở xuống miền Tây Nam Bộ trù phú, ta bắt gặp những đóa sen thơm nổi lên giữa các đồng Tháp Mười và nhớ lại câu thơ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Từ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề