Thành ngữ ếch ngồi đáy giếng có nghĩa là gì

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện vừa hài hước vừa đem đến những bài học đắt giá cho mỗi chúng ta. Dưới đây là những đoạn văn mẫu có sử dụng thành ngữ "Éch ngồi đáy giếng".

Mục lục bài viết

“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện ngụ ngôn kể về chú ếch ” coi trời bằng vung”, với những hiểu biết ít ỏi và nông cạn của mình mà tỏ thái độ chủ quan, coi mình là trung tâm. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một bài học cuộc sống rất lớn. Cuộc sống không ngừng phát triển, xoay vần, những kiến thức chúng ta biết chỉ là hạt cát trong xa mạc mênh mông, rộng lớn ngoài kia. Chúng ta không được bằng lòng với thực tại, bằng lòng với những gì mình có mà phải không ngừng phấn đâu học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân. Thái độ sống của mỗi chúng ta quyết định sự thành công của mỗi người. Sống phải biết khiêm tốn, biết mình ở vị trí nào để phấn đấu hơn. Chẳng có thước đo nào đo được giá trị của con người. Thái độ sống và cách sống làm nên giá trị của mỗi chúng ta. Qua đó, chúng ta càng lên án những người có lối sống chủ quan, coi thường những người xung quanh. Những cá nhân ấy sẽ mãi chẳng thể nào phát triển, thích nghi với cuộc sống mới để rồi dần bị cuộc sống bỏ lại phía sau. Như vậy, bài học cho chúng ta dù sống ở bất kỳ môi trường nào phải không ngừng học cách thích nghi, hòa nhập với môi trường mới để đứng vững được trong xã hội đầy biến động, khó khăn và nhiều thách thức hơn nữa.

2. Đoạn văn có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ý nghĩa nhất:

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã giúp tôi và bạn đọc nhận ra được nhiều giá trị trong cuộc sống về cách sống và thái độ sống. Mượn câu chuyện của con vật là chú ếch, tác giả dân gian muốn ẩn dụ đến con người. Truyện kể về một chú ếch sống lâu năm trong một cái giếng sâu. Xung quanh chú, những con vật nhỏ bé luôn sợ hãi mỗi khi chú cất tiếng kêu to. Bởi vậy, ếch nghĩ rằng bản thân là trung tâm và lớn nhất ở đó. Vào một ngày không xa, trời làm mưa nhiều khiến nước giếng dâng cao đưa ếch ra bên ngoài. Ếch ngạo mạn quen thói cũ, đi lại nghênh ngang, không sợ điều gì. Hậu quả cay đắng là bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Kết cục của ếch xuất phát từ tầm nhìn hạn hẹp, sự nông cạn và tính kiêu ngạo. Câu chuyện phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp, tự phụ nhưng coi mình là tất cả, huênh hoang, kiêu ngạo. Chính sự chủ quan, tự phụ ấy đã khiến chú ếch kia phải nhận một cái kết đắng cho mình. Truyện nhằm nhắn nhủ đến tất cả mọi người cần phải nhìn cuộc sống thông qua lăng kính khách quan, toàn diện và đa chiều. Cuộc sống không ngừng vận động và phát triển. Để được tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại, mỗi chúng ta phải không ngừng thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đừng chủ quan, nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện mà hãy khiêm tốn, học hỏi và trau dồi bản thân từng ngày. Đặc biệt phải sống một cách hòa nhập, khiêm tốn và tích cực thích nghi trong mọi môi trường sống. Đối với một học sinh như tôi, “Ếch ngồi đáy giếng” là một thành ngữ giúp tôi nhận ra được bản thân mình cần phải tích cực học tập, tìm tòi và trau dồi hơn nữa để nâng cao hiểu biết cũng như tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết để thích nghi với mọi môi trường,. Đồng thời, bản thân cần phải tránh những suy nghĩ chủ quan, lệch lạc và phải khiêm tốn để có thể kiểm soát được bản thân tốt nhất. Một câu chuyện ngắn nhưng đem lại nhiều bài học nhân văn sâu sắc!

cũng phàn nàn không biết hình dáng con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản tượng, xin được xem voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi lại tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa ấy, các bác ạ.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chân chẵn như cái đòn càn2.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc ấy.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà.

Thầy sờ đuôi vội nói:

- Các thầy nói đều không đúng cả. Chính là nó tua tủa như cái chổi sể3 cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, cuối cùng

thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu.

(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 659 - 660)

1 Thầy bói: người hành nghề mê tín, chuyên đoán trước việc lành dữ cho người khác. Xưa, thầy bói thường là người khiếm thị.

2 Đòn càn: dụng cụ làm bằng tre nguyên ống, vát nhọn hai đầu, thường dùng để xóc những bó lúa, rơm, rạ,... mà gánh.

3 Chổi sể: loại chổi thường được làm bằng các nhánh cây bện lại, dùng để quét sân.

Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói đã lần lượt so sánh con voi với những thứ họ đã biết. Theo em, họ có tự tin về những điều mình nói không? Vì sao?

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Tại sao Ếch ngồi đáy giếng?

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế.

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho em bài học gì?

Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết.

Ếch ngồi đáy giếng là của ai?

Tác giả văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - Trang Từ (khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. - Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.

Nội dung của bài Ếch ngồi đáy giếng là gì?

Nội dung chính Ếch ngồi đáy giếng Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán những kẻ thiếu hiểu biết lại huênh hoang, tự đắc. Bài học cho chúng ta phải biết cố gắng trau dồi hiểu biết, khiêm tốn, không được chủ quan kiêu ngạo.