Thế nào là thế giới quan duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan là một trong hai khuynh hướng lớn của chủ nghĩa duy tâm. Khác với chủ nghĩa duy tâm khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận hoàn toàn cái khách quan bên ngoài và chỉ ra rằng mọi quyết định là từ chủ thể mà ra.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Theo những nhà triết học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thế giới bên ngoài chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, chủ thể và không tồn tại ngoài ý thức của chủ thể. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan có thể dẫn đến thuyết duy ngã.

Lịch sử nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cổ điển[sửa | sửa mã nguồn]

Các đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy tâm chủ quan thời kỳ này gồm George Berkeley, David Hume và Johann Gottlieb Fichte. Bản thân Immanuel Kant cũng có những đóng góp cho khuynh hướng triết học này.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hai thế kỷ 19 và 20, chủ nghĩa duy tâm chủ quan chứng kiến nhiều biến chuyển. Trước hết, đó là sự phát sinh của nhiều trường phái khác nhau như chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh. Tiếp theo đó là những nỗ lực xóa bỏ sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Những yếu tố của hai khuynh hướng này được kết hợp với nhau trong triết học hiện nay.

Thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin là toàn bộ các quan điểm và cách thức duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của con người về thế giới trong tính chỉnh thể của nó. Vậy cụ thể thế giới quan là gì? Thế giới quan duy vật là gì? Thế giới quan duy tâm là gì? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Thế giới quan là gì?

– Thế giới quan (tiếng Anh: Worldview) là hệ thống những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về vị trí của họ trong thế giới đó. Hay về chính bản thân và cuộc sống của con người để nhằm giải đáp được những vấn để về mục đích và ý nghĩa cuộc sống của con người.

Trong thế giới quan luôn có sự hòa nhập giữa niềm tin và tri thức. Tri thức sẽ là cơ sở trực tiếp để hình thành lên thế giới quan. Nhưng nó chỉ gia nhập được thế giới quan khi mà nó đã trở thành niềm tin định hướng cho các hoạt động của con người.

– Nguồn gốc của thế giới quan: Thế giới quan ra đời từ thực tiễn cuộc sống; là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, nhưng suy đến cùng, thế giới quan là kết quả của cả hoạt động thực tiễn với hoạt động nhận thức, của mối quan hệ giữa khách thể nhận thức với chủ thể nhận thức.

– Nội dung phản ánh của thế giới quan: Thế giới quan phản ánh thế giới từ ba góc độ, đó là: 1) Các khách thể nhận thức. 2) Bản thân chủ thể nhận thức. 3) Mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức. Ba góc độ này của thế giới quan vừa thể hiện ý thức của con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức của con người về chính bản thân mình.

– Hình thức biểu hiện của thế giới quan có thể là các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể là hệ thống lý luận chặt chẽ.

– Cấu trúc của thế giới quan gồm hai yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin, trong đó tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan; song tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành niềm tin để hình thành lý tưởng, động cơ hoạt động của con người.

– Một thế giới quan thống nhất giữa tri thức với niềm tin có vai trò là cơ sở để con người xác định những vấn đề then chốt của cuộc sống như tiếp tục tìm hiểu thế giới; xác định thái độ, cách thức hoạt động, lối sống nói riêng và nhân sinh quan nói chung.

Thế giới quan duy tâm là gì?

Trong thế giới quan luôn tồn tại 02 hình thức, đó là thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm. Tuy nhiên cả 02 hình thức này lại ẩn chứa những đặc điểm cũng như cách nhìn nhận khác nhau.

Thế giới quan duy tâm thừa nhận rằng bản chất của thế giới chính là tinh thần. Nó là cái cơ trước và cũng là cái có quyết định đối với thế giới của con người và vật chất. Trong thế giới quan duy tâm lại tồn tại cả thế giới quan duy tâm khách quan và thế giới quan duy tâm chủ quan. Hai hình thức này lại khác nhau trong quan niệm về tinh thần. Chủ quan coi tinh thần là ý chí, tình cảm, tư tưởng còn khách quan lại coi tinh thần là ý niệm, một ý niệm tuyệt đối.

Có thể nói sự hình thành và phát triển của thế giới quan duy tâm thường gắn liền với cả lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Về cơ bản thì nó phủ nhận tính khách quan và quy luật khách quan của thế giới vật chất và con người. Đồng thời thừa nhận ý thức, tư tưởng, ý niệm, ý niệm tuyệt đối là cái có trước, cái sẽ quyết định đến thế giới vật chất, con người.

Như vậy có thể thấy thế giới quan duy tâm theo như đánh giá của các nhà khoa học thì nó có phần đối lập với thế giới quan khoa học, đa số phụ thuộc vào nhận thức của con người cũng như điều kiện lịch sử nhất định.

Thế giới quan duy vật là gì?

Ngược lại với thế giới quan duy tâm, thế giới quan duy vật lại thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất. Vật chất là cái có trước, nó quyết định ý thức cũng như thừa nhận vai trò của con người ở trong cuộc sống hiện tại. Đồng thời thế giới quan duy vật còn khẳng định sự thống nhất ở tính vật chất. Cụ thể là hoàn toàn không do lực lượng siêu nhiên hay tinh thần của con người sinh ra. Vì vậy nó không tự mất đi mà tồn tại vĩnh viễn, vô tận và vô hạn.

Thêm vào đó thế giới quan duy vật còn khẳng định được sự hình thành, phát triển và vận động của xã hội đều phụ thuộc vào quy luật khách quan. Chính ý thức và tinh thần sẽ phản ánh bộ não của con người về hiện thực khách quan, ý thức, tinh thần có nguồn gốc vật chất, bị vật chất quyết định nhưng nó chứa tính sáng tạo và năng động.

Vai trò của thế giới quan trong đời sống

Thế giới quan chính là trụ cột trong tư tưởng của nhân cách, đạo đức, hành vi và chính trị. Tuy nhiên trong nó cũng tồn tại 2 mặt:

+ Thế giới quan hướng cho con người đến với những nhận thức đúng hoặc đôi khi chưa đúng. Khi mà thế giới quan được hướng dẫn cụ thể từ khoa học thì con người sẽ biết được cụ thể mối quan hệ giữa họ với đối tượng. Từ đó có khả năng nhân thức đúng quy luật vận động của đối tượng đó.

+ Khi con người nhìn nhận một cách không đúng về thế giới quan thì họ sẽ không có khả năng xác định được đúng các mối quan hệ xã hội cũng như không nhận thức được chính xác quy luật của các đối tượng.

Chính vì vậy khi đã xác định được các mối quan hệ xã hội thì con người hoàn toàn có thể xác định được mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động sao cho chính xác nhất. Hay nói một cách dễ hiểu thì thế giới quan sẽ là các định hướng giúp cho cuộc sống phát triển một cách tốt đẹp nhất.

Bên cạnh đó thế giới quan còn giúp cho con người được chi phối thực tiễn một cách sâu sắc nhất có thể. Người hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống của thế giới quan sẽ luôn có nghị lực, ý chí và đủ quyết tâm để giúp cho bản thân và xã hội cùng tiến bộ. Ngược lại nếu không hiểu đúng cuộc sống của thế giới quan thì họ sẽ bị thụ động trong nhận thức, giảm ý chí,…

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về giải đáp thắc mắc liên quan đến thế giới quan duy tâm là gì? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.