Thị trường tài chính phi tập trung là thị trường không chính thức

DeFi [Tài chính Phi tập trung] là gì? Có phải tương lai là đây?

DeFi là tài chính phi tập trung được viết tắt bởi Decentralized Finance. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng về tài chính được xây dựng trên nền tảng Blockchain. DeFi đảm bảo các đặc điểm sau:

  • Permissionless [tạm dịch: không cần sự cho phép]: mở cho tất cả mọi người, cho bất kì khu vực nào.
  • Minh bạch: mọi hoạt động được công khai.
  • Trustless [phi tín nhiệm]: không phụ thuộc vào niềm tin của các bên liên quan.

Để chúng ta có thể hiểu rõ về DeFi, một cách đơn giản và trực tiếp nhất là hãy nhìn vào các sản phẩm hiện tại của nó. Một điểm chung giữa tất cả các sản phẩm này là chúng đều dựa trên nền tảng Blockchain. Hầu hết các sản phẩm hiện có đều dựa trên Blockchain Ethereum. Các ứng dụng của Defi có thể kể đến như:

  • Giao thức cho vay mở [Open lending protocol]: Cho phép người dùng vay tài sản này bằng cách thế chấp tài sản khác [thường là ETH]. Sau một thời gian người cho vay sẽ nhận được vốn gốc đi kèm với lãi suất như thỏa thuận ban đầu.
  • Sản phẩm phái sinh [Derivatives]: Hợp đồng phái sinh là một loại sản phẩm DeFi khác - hợp đồng phái sinh có thể ứng dụng cho các đồng token/coin được neo giá bằng 1 tài sản khác [vàng/ tiền fiat] và cả các loại bảo hiểm chuyển giao rủi ro trong các thị trường dự đoán phi tập trung.
  • Sàn giao dịch phi tập trung [DEX]: Các sàn giao dịch phi tập trung sẽ không giữ coin/token của người dùng, mà người dùng hoàn toàn nắm giữ coin/token của họ và thực hiện trao đổi, giao dịch thông qua mạng ngang hàng P2P.
  • Nền tảng thanh toán phi tập trung [Payments Platform]: Nền tảng thanh toán là một trường hợp ứng dụng khá thú vị của tài chính phi tập trung với các sản phẩm sử dụng cả Blockchain Bitcoin và Ethereum. Trong lĩnh vực thanh toán, các sản phẩm DeFi đã cố gắng làm cho việc thanh toán vi mô trở nên hiệu quả hơn và ít tốn kém, từ đó cải thiện khả năng mở rộng của các mạng lưới Blockchain.
  • Các đồng tiền ổn định phi tập trung [Stablecoins]: Đây là loại tiền điện tử được tạo ra nhằm mục tiêu duy trì mức ổn định giá. Như chúng ta đều biết, đặc trưng của thị trường tiền mã hóa là tính biến động [volatility], các nhà đầu tư có thể chuyển tài sản của họ sang các đồng Stablecoins khi thị trường xảy ra biến động cao thay vì phải chuyển hẳn sang tiền tệ Fiat.
Những thách thức của Defi là:
  • Hiệu suất kém: mạng blockchain vốn chậm hơn các mạng tập trung, và các ứng dụng được xây dựng trên mạng này cũng bị chi phối bởi điều này. Các nhà phát triển của các ứng dụng DeFi cần tính đến những hạn chế này và tối ưu hóa sản phẩm của họ cho phù hợp.
  • Nguy cơ lỗi người dùng cao: Các ứng dụng DeFi chuyển trách nhiệm từ các trung gian sang người dùng. Đây có thể là một khía cạnh tiêu cực cho nhiều người. Việc thiết kế các sản phẩm có thể giảm thiểu rủi ro lỗi người dùng là một thách thức đặc biệt khó khăn khi các sản phẩm được triển khai trên các blockchain có tính chất bất biến.
  • Trải nghiệm người dùng tiêu cực: Hiện tại, sử dụng các ứng dụng DeFi đòi hỏi thêm nỗ lực từ phía người dùng. Để các ứng dụng DeFi trở thành một yếu tố cốt lõi của hệ thống tài chính toàn cầu, chúng phải đem đến cho người dùng một lợi ích hữu hình nào đó để khuyến khích người dùng chuyển đổi từ hệ thống truyền thống.
  • Hệ sinh thái lộn xộn: tìm được ứng dụng phù hợp nhất cho trường hợp sử dụng cụ thể có thể khó khăn và người dùng phải có khả năng tìm được ứng dụng phù hợp nhất. Sự khó khăn không chỉ ở việc xây dựng các ứng dụng mà còn ở chỗ chúng có thể phù hợp với toàn thể hệ sinh thái DeFi như thế nào.
Tham khảo thêm về Defi tại: //bitcoinvietnamnews.com/defi-la-gi

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Trong chứng khoán chúng ta tường hay nghe đến từ Index, vậy Index có nghĩa là gì và có vai trò như thế nào?...

Nhiều nhà phân tích tài chính đã nhận định rằng, tình hình căng thẳng chính trị như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến...

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công...

Chúng ta hay được nghe các thông điệp quảng cáo của một số nhà sản xuất hàng công nghệ, điện tử trên thị trường...

Nhà đầu tư phải chú ý thời gian “vùng trũng thông tin”, thời điểm này kết quả kinh doanh quý 2 đâu đó phản...

Bất chấp thị trường đi xuống, hàng chục triệu cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mạnh tay gom từ đầu tháng 7/2021. Trong...

Sau những phiên bán ra mạnh mẽ liệu thị trường sẽ biến động như thế nào và thị trường sẽ giảm trong bao lâu....

Nếu coi mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng 6%/năm là một thước đo, thì mới chỉ qua 6 phiên giao dịch đã có...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề