Thiết bị bay không người lái là gì

Chiến dịch ám sát tướng cấp cao iran Qassem Soleimani bằng thiết bị bay không người lái của Mỹ vừa qua đã khiến thế giới bàng hoàng, ông Soleimani bị ám sát ngay tại sân bay quốc tế Baghdad tại Iraq.Và được quân đội Mỹ điều khiển từ xa tại Qatar. Thiết bị bay không người lái đã mang theo quả rocket và làm nổ tung chiếc xe chở vị tướng này.

Thực ra ông Soleimani không phải nạn nhân đầu tiên của thiết bị bay không người lái, theo thống kê của Cục Điều tra Báo chí (TBIJ) – tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London, Anh, tính đến tháng 2/2016, Mỹ đã thực hiện khoảng 423 phi vụ không kích bằng máy bay không người lái. Tổng số người thiệt mạng có thể đã lên đến 4.000 người.Chủ yếu là các phần tử khủng bố.

Vậy công nghệ bay không người lái là gì ? tại sao chúng ta nên run sợ về nó ?

1.Công nghệ không mới nhưng ngày càng tối tân.

Thiết bị bay không người lái là gì

“UAV” là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Unmanned Aerial Vehicle”, nó có nghĩa là “Phương tiện hàng không không người lái” để chỉ những loại máy bay không có phi công trong buồng lái, được điều khiển từ xa hoặc tự động.

Năm 1916, Archibald Montgometry Low đã chế tạo chiếc máy bay không người lái đầu tiên . 

Máy bay không người lái đã tham gia trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

Hiện nay dòng UAV Preadator Drones đang là công nghệ chính của Mỹ ,nó có tầm bắn lên đến 8 km, tốc độ bay 130 km/h , tầm hoạt động 730km.

2.Tại sao UAV lại nguy hiểm.

Đầu tiên phải kể đến đó là độ cơ động,nó có thể hoạt động ở những tầm bay thấp, tránh né được radar, nhiều loại UAV không cần đường băng để cất cánh mà có thể bay tại mọi địa hình, như flycam chúng ta hay thấy hằng ngày

Thiết bị bay không người lái là gì

Giá thành của UAV cũng rất rẻ, so với các thiết bị quân sự khác.Ngày nay mọi người dân đều có thể sở hữu UAV, các phần tử khủng bố cũng vậy.

Sự nguy hiểm của UAV đã được thế giới chứng kiến qua một số sự kiện

Tháng 7-2014, một drone suýt va chạm với chiếc Airbus A320 khi máy bay này đang cất cánh từ sân bay Heathrow của London (Anh).Nếu bay trúng động cơ của chiếc máy bay, đó có thể là một thảm họa hàng không.

Vào tháng 9-2014,một drone "có ý đồ tấn công" Thủ tướng Đức Angela Merkel. Chiếc drone thuộc sở hữu của một người biểu tình.

Ngày 26-1-2015, một drone bỗng dưng hạ cánh xuống bãi cỏ của Nhà Trắng, rất may đó chỉ là sự cố mất lái của một người điều khiển nghiệp dư,nhưng nếu nó mang theo bom, mọi chuyện đã khác.

Ngày 14-9-2019 , hai nhà máy dầu ở Abqaiq và Khurais bị tấn công bằng 10 drone khiến Arab Saudi tổn thất 5,7 triệu thùng dầu/ngày, tức một nửa tổng sản lượng của nước này và chiếm gần 6% nguồn cung dầu thô thế giới.

3.Tương lai của UAV mới thực sự là mối lo ngại.

Khi công nghệ càng ngày càng tân tiến, sẽ đi kèm với những mối lo lớn hơn về những thiết bị bay không người lái này.

Tin tặc có thể sử dụng để hack vào các nơi không thể xâm nhập , thậm chí chiếm quyền điều khiển máy bay thương mại hoặc quân sự từ xa, tấn công khủng bố trên diện rộng.Vì thiết bị UAV ngày càng rẻ nên khủng bố có thể sản xuất hàng loạt và kèm theo một quả bom vào từng con drone...hoặc gắn thêm súng vào chúng.

Thiết bị bay không người lái là gì

Song hành với đó là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI ), sẽ ra sao nếu các thiết bị UAV sở hữu (AI) , khi đó nó có thể tự tìm kiếm nạn nhân ( sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ) xử lý hoàn hảo các tình huống xảy ra và truy sát mục tiêu đến cùng, không cần người điều khiển, không khoan nhượng và không có đạo đức.

Ngoài ra các UAV cũng đang được thu nhỏ theo thời gian để phục vụ các mục đích trinh thám.

Thiết bị bay không người lái là gì

Với công nghệ hiện nay, việc tạo ra các UAV nhỏ bằng con ruồi là hoàn toàn khả thi, khi đó các radar sẽ không thể phát hiện, và ngay cả mắt thường của chúng ta cũng không thể nhận ra, sẽ ra sao nếu "một con côn trùng kì lạ" thả một ít chất độc vào cốc nước của ai đó.Đó thực sự là một thảm họa gây ra bởi công nghệ này.

Nếu bạn vẫn chưa thấy sợ thì hãy xem video dưới đây về thấy sức mạnh của UAV trong tương lai không xa.

Nguồn : Trường Vũ

Thiết bị bay không người lái là gì

Drone là gì?

Drone là phương tiện bay không người lái kiểu mới, được chế tạo rất đa dạng, có kích thước và công suất động cơ nhỏ đến trung bình. Các drone có lắp camera để quan sát, và thường được gọi là flycam. Để thuận tiện điều khiển thao tác thì drone có nhiều cánh quạt, thường là 4.

Một số loại drone phổ biến trên thị trường hiện nay như Phantom, Mavic, Inspire đến từ DJI.

Drone được chế tạo từ vật liệu tổng hợp nhẹ để giảm trọng lượng và tăng khả năng cơ động. Với loại vật liệu tổng hợp này, drone có thể bay được rất cao trong đó các drone trong quân sự có thể bay cao trên 15 km.

Drone được trang bị các công nghệ hiện đại khác nhau như camera hồng ngoại, GPS và hệ thống Laser. Một hệ thống bay không người lái có hai phần: phương tiện bay không người lái và hệ thống điều khiển. Drone được điều khiển bởi các hệ thống điều khiển mặt đất từ xa (GSC) và còn được gọi là buồng lái mặt đất.

Thiết bị bay không người lái là gì

Một số ứng dụng Drone trong thực tế của công ty NTT DoCoMo Nhật Bản.

Ngày 8/3/2019, NTT DoCoMo đã thông báo sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ “DoCoMo Sky” hỗ trợ các công ty đối tác sử dụng drone để phát triển kinh doanh.

Dịch vụ này bao gồm bốn yếu tố: kết nối đám mây, cơ sở hạ tầng hỗ trợ vận hành, cơ sở hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng hỗ trợ phân tích và ngoài ra cung cấp cơ chế để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sử dụng drone quản lý được hệ thống của họ thông qua công cụ tích hợp trên Web.

Thiết bị bay không người lái là gì

Hệ thống cho phép kết nối liên tục drone với nền tảng với mạng di động, thu thập dữ liệu cảm biến theo thời gian thực để cho nhiều drone cùng bay tự động, điều khiển từ xa không cần quan sát bằng mắt, quản lý thông tin khung máy bay và dữ liệu hình ảnh được chụp, và có thể quản lý, phân tích được toàn bộ trên Web.

Từ năm 2017, DoCoMo đã sử dụng drone để kiểm tra trạm BTS của chính công ty. Hệ thống hỗ trợ công việc kiểm tra các trạm BTS điều khiển chuyên dụng. Người điều khiển có thể thiết lập độ cao và tốc độ bằng thao tác đơn giản, có thể thực hiện chuyến bay của Drone một cách tự động, chụp ảnh tự động, truyền hình ảnh theo thời gian thực.
Hơn nữa, để tăng cường năng lực của hệ thống kiểm tra, Docomo đã phát triển chức năng phán đoán tình trạng xuống cấp của các trạm BTS dựa vào AI mà không cần sự quan sát bằng mắt của con người như trước đây.

Thông qua NTT Data MSE, chúng ta đang làm các dự án cho DoCoMo đặc biệt là các dự án về Mobile app. Trong tương lai, không loại trừ, chúng ta sẽ có những dự án lập trình các hệ thống Drone cho NTT Data MSE/NTT DoCoMo góp phần trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống bằng CNTT.

Cách mạng công nghệ trên thế giới diễn ra mạnh mẽ khiến các phương tiện bay không người lái (UAV) đang dần trở nên phổ biến và được cải tiến để hỗ trợ cho con người trong rất nhiều lĩnh vực.

Phương tiện bay không người lái (UAV – viết tắt của Unmanned aerial vehicle) hay còn gọi là máy bay không người lái, là tên chỉ chung cho các loại máy bay hoạt động mà không có sự xuất hiện của phi công trong buồng lái, hoạt động một cách tự lập và được điều khiển từ xa bởi trung tâm hay máy điều khiển.

Thiết bị bay không người lái là gì

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà sản xuất đã liên tục cải tiến các phương tiện bay không người lái để phù hợp với mục đích sử dụng.

Đầu tiên là UAS, đây là những chiếc máy bay truyền thống được trang bị hệ thống điều khiển và lái một cách tự động. Những phương tiện bay không người lái dạng này xuất hiện từ những năm 1950 và hầu hết dùng để phục vụ công tác chiến đấu.

Tiếp đến là Drone, đây là phương tiện bay không người lái kiểu mới, chúng được chế tạo rất đa dạng với kiểu dáng và động cơ khác nhau, có kích thước và công suất động cơ nhỏ đến trung bình.

Các drone có lắp camera để quan sát được gọi là flycam, giúp ghi lại các hình ảnh từ trên không trung. Để thuận tiện trong việc điều khiển thao tác thì drone được trang bị nhiều cánh quạt, thường là 4.

Một số loại drone phổ biến trên thị trường hiện nay như DJI Phantom, DJI Mavic, Inspire do hãng DJI chế tạo.

Các phương tiện bay không người lái drone được chế tạo từ vật liệu tổng hợp nhẹ để giảm trọng lượng và tăng khả năng cơ động, giúp nó có thể bay được rất cao, trong đó các drone sử dụng trong lĩnh vực quân sự có thể bay cao trên 15 km

Công nghệ của phương tiện bay không người lái

Phương tiện bay không người lái Drone hiện nay được các nhà sản xuất trang bị các công nghệ hiện đại khác nhau như camera hồng ngoại, GPS và hệ thống Laser. Một hệ thống bay không người lái có hai phần: phương tiện bay không người lái và hệ thống điều khiển. Drone được điều khiển bởi các hệ thống điều khiển mặt đất từ xa (GSC) và còn được gọi là buồng lái mặt đất.

Các lĩnh vực ứng dụng phương tiện bay không người lái

Các phương tiện bay không người lái trước đây được sử dụng trong lĩnh vực quân sự là chủ yếu. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay, việc ứng dụng các tiến bộ mới về công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp truyền thống đang diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, các phương tiện bay không người lái đang dần phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi cho các mục đích dân sự, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, truyền hình, các ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật không gian.

Thiết bị bay không người lái là gì

Một số lĩnh vực có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện bay không người lái hiện nay gồm:

  • Hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
  • Xây dựng bản đồ địa lý của các vùng địa hình phức tạp mà con người khó tiếp cận
  • Kiểm tra an toàn trong xây dựng
  • Vận chuyển và giao hàng nhanh
  • Thu thập và cung cấp thông tin về quản lý thiên tai
  • Hỗ trợ kiểm lâm, biên phòng và giám sát rừng, biên giới
  • Không ảnh cho báo chí và làm phim
  • Giám sát cây trồng trong nông nghiệp chính xác
  • Kiểm tra, bảo trì các hệ thống truyền tải điện, hệ thống viễn thông.

Quy định về việc sử dụng phương tiện bay không người lái

Quy định về việc sử dụng phương tiện bay không người lái là tập hợp các quy định của Nhà nước về sử dụng phương tiện bay không người lái, do cơ quan có thẩm quyền nhà nước về quản lý hàng không và không phận ban hành. Tùy từng quốc gia mà các quy định này có thể khác nhau, nhưng đều hướng đến mục đích là ngăn chặn những nguy hiểm cho cư dân và hoạt động hàng không.

Tại Việt Nam tính đến năm 2020 có bốn văn bản quy định về sử dụng phương tiện bay không người lái:

  • Nghị định Số 36/2008/NĐ-CP nội dung về quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ. Nghị định Số 79/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 36.
  • Thông tư Số 35/2017/TT-BQP Bộ Quốc phòng quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.
  • Chỉ thị số: 02/CT-TTg nội dung về việc tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
  • Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg: về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

AGS Tech cung cấp giải pháp máy bay không người lái tại Việt Nam.

Sự trợ giúp của các phương tiện bay không người lái giúp cho các hoạt động của con người được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho con người.

Thiết bị bay không người lái là gì

Tại Việt Nam, AGS Tech là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay không người lái cho nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, khảo sát trắc địa, kiểm tra đường dây điện, dầu khí, cứu hỏa, thực thi pháp luật, giải trí…

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ đến hotline của AGS Tech để được chúng tôi tư vấn cụ thể.