Thuốc điều trị giãn đài bể thận

Giãn đài bể thận thường là hệ quả do nhiều bệnh lý thận – tiết niệu, phổ biến là bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản,… Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Giãn đài bể thận là gì?

Trong cơ thể, mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4cm. Giãn đài bể thận là tình trạng thận bị giãn nở, căng phồng do ứ nước. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến vách thận mỏng đi, thận phình to rõ rệt so với bình thường. Giãn đài bể thận có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận.

Tùy từng mức độ giãn thận, người bệnh sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

– Đau tức vùng mạn sườn, thắt lưng, lan xuống vùng háng, bộ phận sinh dục ngoài

– Rối loạn tiểu tiện: như tiểu rắt nhiều lần, mót tiểu khẩn cấp, tiểu đau, tiểu nóng buốt,… Nếu kèm theo viêm tiết niệu sẽ có biểu hiện tiểu ra máu, nước tiểu đục,…

– Biểu hiện đau đầu, choáng váng, chóng mặt kèm theo tăng huyết áp

– Buồn nôn, sốt, ói mửa,…

 

Giãn đài bể thận có nhiều cấp độ

Giãn đài bể thận là do đâu?

Bình thường, nước tiểu lưu thông theo một chiều từ thận xuống đến bàng quang, niệu đạo nên khi có bất kỳ cản trở nào sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng lại gây giãn đài bể thận. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

– Bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản: sỏi tích tụ nhiều trong thận hoặc rơi xuống ống niệu quản gây tắc nghẽn, nước tiểu không thể lưu thông, ứ nước các vị trí phía trên viên sỏi

– Bệnh lý bàng quang như sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, rối loạn chức năng bàng quang,… làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp bàng quang hoặc hẹp cổ bàng quang, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ như phì đại tuyến tiền liệt, bệnh u xơ tử cung (ở nữ giới), sẹo niệu quản, hẹp niệu quản bẩm sinh…

Giãn đài bể thận ở thai nhi có đặc điểm gì?

Giãn đài bể thận ở thai nhi là rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1%. Tình trạng này thường được phát hiện rõ ràng qua siêu âm. Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng có một số yếu tố nguy cơ như bệnh thận đa nang, bệnh hẹp niệu quản bẩm sinh, trào ngược bàng quang – niệu quản,…

Tùy thuộc vào tuổi thai và mức độ giãn thận, bác sĩ sẽ có biện pháp chăm sóc và theo dõi riêng. Tình trạng giãn đài bể thận ở thai nhi thường không quá nghiêm trọng nên các mẹ bầu không quá lo lắng mà chỉ chú ý ghi nhớ tình trạng và định kỳ siêu âm kiểm tra.

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Bệnh có những cấp độ nào?

Dựa vào từng cấp độ giãn đài bể thận để đánh giá mức độ nguy hại:

– Giãn đài bể thận cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, chưa quá nguy hại nên không cần can thiệp quá nhiều, chủ yếu tập trung giải quyết căn nguyên thì tình trạng này sẽ được cải thiện

– Giãn đài bể thận cấp độ 2: Tình trạng giãn nở rõ rệt khiến thận bị chèn ép

– Giãn đài bể thận độ 3 và 4: Đây là cấp độ nghiêm trọng, thận bị ứ nước nặng, thận giãn nở thành tạo thành một nang lớn, vách thận rất mỏng. Lúc này thường cần can thiệp phẫu thuật để cải thiện lưu thông nước tiểu

Giãn đài bể thận dù ở mức độ nào cũng cần can thiệp điều trị sớm bởi nếu để lâu ngày, người bệnh thường phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như sau:

– Nhiễm trùng thận (viêm thận): Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày sẽ là điều kiện lí tưởng cho vi khuẩn phát triển gây viêm kẽ thận, hủy hoại tế bào thận. Viêm thận tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận

– Nguy cơ vỡ thận: Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Thận bị ứ nước khiến vách thận quá mỏng và áp lực thận tăng cao có nguy cơ gây vỡ thận đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong

– Suy giảm chức năng thận: Giãn đài bể thận, viêm thận làm phá hủy tế bào thận khiến chức năng lọc của thận suy giảm rõ rệt. Lúc này nhiều độc tố tích tụ trong thận làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ phải lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận

 

Giãn đài bể thận cấp độ nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ

Cách điều trị giãn đài bể thận, bảo vệ chức năng thận

Điều trị giãn đài bể thận cần căn cứ vào mức độ bệnh và căn nguyên để giảm dần áp lực trong thận và bảo tồn cấu trúc thận. Để cải thiện tình trạng giãn đài bể thận cấp tính, bác sĩ thường chỉ định đặt ống thông tiểu luồn từ niệu đạo hoặc luồn qua vết rạch ở thận. Về lâu dài vẫn cần tác động trực tiếp đến nguyên nhân. Đối với những nguyên nhân phổ biến do sỏi thận, sỏi tiết niệu, hiện nay có một số loại thuốc và thủ thuật y khoa bao gồm:

Dùng thuốc tây

Căn cứ vào kích thước sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi niệu, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn,…

Dùng thảo dược

Việc dùng thảo dược đông y sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn và giảm nguy cơ tái phát. Trong đó, nên ưu tiên những vị thuốc vừa có tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi, vừa giãn cơ trơn đường tiểu để sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Râu ngô…

Ngoài ra, theo PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương) và PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 103), bản chất bệnh sỏi và viêm tiết niệu có mối liên quan với nhau nên cần kết hợp với những dược thảo có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống chảy máu như Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh gây thêm áp lực lên thận thì cần dùng đúng cách, đúng liều lượng và thời gian.

Hiện nay, viên uống Stonebye là một trong số rất ít sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên, đáp ứng đủ những yêu cầu hỗ trợ đối với bệnh sỏi tiết niệu bao gồm (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo). Đây cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng trong phác đồ trị sỏi. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của viên uống này, bạn theo dõi qua video:

Stonebye qua góc nhìn của chuyên gia tiết niệu

Thực tế có rất nhiều người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, khi đi siêu âm thì đa phần đều có tình trạng ứ nước, giãn đài bể thận với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng Stonebye trong quá trình điều trị, tình trạng ứ nước của họ dần thuyên giảm, sỏi được bào mòn và đào thải hết, đồng thời chức năng thận cũng được bảo tồn. Dưới đây là chia sẻ của anh Nguyễn Duy Hùng (0981612703) về kinh nghiệm trị sỏi thận 10mm và ứ nước của mình:

Chia sẻ của anh Nguyễn Duy Hùng (0981612703)

Xem thêm:  Stonebye – Giải pháp thảo thảo dược “khắc tinh” với bệnh sỏi tiết niệu

Phẫu thuật loại bỏ sỏi

Với trường hợp sỏi kích thước quá lớn, không đáp ứng với điều trị nội khoa và tình trạng giãn đài bể thận ở cấp độ nặng thì cần cân nhắc phẫu thuật sớm để tránh hỏng thận. Hiện nay, tuy thuộc vào kích thước, vị trí sỏi và mức độ cản trở đường tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định một số phẫu thuật như:

– Tán sỏi ngoài cơ thể (Tán sỏi bằng sóng xung kích – ESWL)

– Tán sỏi nội soi ngược dòng

– Tán sỏi qua da

– Mổ mở lấy sỏi

Sau phẫu thuật, bạn cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc để giúp nhanh hồi phục sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng thận,…

 

Phẫu thuật sỏi chỉ áp dụng khi điều trị nội khoa không cải thiện

Cách chăm sóc và phòng ngừa giãn đài bể thận

– Định kỳ thăm khám sức khỏe để đánh giá đúng tiến triển bệnh và có can thiệp phù hợp

– Khi được kê đơn thuốc, dùng đúng liều lượng và thời gian được chỉ định

– Kiểm soát tốt cân nặng và chỉ số huyết áp

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, chia đều thành các lần uống

– Không ăn quá mặn, lượng muối mỗi ngày không quá 2,3g muối. Ngoài ra, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Tập thể thao tăng cường sức khỏe như yoga, đạp xe, bơi lội, nhảy dây,…

Giãn đài bể thận khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không gây hậu quả xấu đến sức khỏe. Điều quan trọng là cần lắng nghe cơ thể mình để có hướng thăm khám kịp thời. Nếu bạn hay người thân còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy đừng ngần ngại liên hệ tới số 0981.670.198 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

Bệnh sỏi thận và những biến chứng không thể xem nhẹ

Kinh nghiệm chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả, tránh biến chứng

Nguồn tham khảo:

https://www.hse.ie/eng/health/az/h/hydronephrosis/complications-of-hydronephrosis.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hydronephrosis/cdc-20397563

Dược sĩ Cao Thủy

Trường Đại học Dược Hà Nội

Chuyên tư vấn sức khỏe Bệnh thận – tiết niệu