Thuốc phòng lây viêm gan B cho thai nhi

Mắc viêm gan B khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, lựa chọn thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp câu hỏi để yên tâm chữa bệnh.

1. Những thông tin cần biết khi thai phụ mắc viêm gan B

Virus viêm gan siêu vi B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mắc viêm gan B trong giai đoạn thai kỳ thì khả năng con sinh ra cũng mang virus viêm gan B là khá cao. Theo thống kê, khoảng 10-13% thai phụ Việt nhiễm virus viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm viêm gan B từ mẹ chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng mang mầm bệnh suốt đời. Lựa chọn thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu được xem là yếu tố quyết định đến tỷ lệ này. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cũng giúp kiểm soát các biến chứng.

Người mẹ mắc viêm gan B rất dễ truyền bệnh cho con

2. Lưu ý cần thiết cho thai phụ nhiễm bệnh viêm gan B

Về cơ bản, tỷ lệ thai phụ truyền bệnh sang con phụ thuộc vào các giai đoạn của thai kỳ.

-Nếu thai phụ mắc viêm gan B ở thời kỳ đầu thai kỳ [khoảng 3 tháng đầu]. Tỷ lệ truyền virus sang con khá thấp [khoảng 1%].

-Thai phụ mắc viêm gan B ở khoảng giữa thai kỳ. Tỷ lệ truyền virus sang con là 10%.

-Nghiêm trọng hơn là khi thai phụ mắc bệnh vào đoạn cuối thai kỳ. Tỷ lệ truyền mầm bệnh sang con lên tới 60-70%. Đây là tỷ lệ rất cao.

Ngoài ra, virus viêm gan B khiến giảm sức đề kháng của thai phụ. Do đó, những bà bầu mang mầm bệnh thường có tỷ lệ tử vong cao hơn, dễ bị biến chứng hơn.

Càng ở cuối thai kỳ thì khả năng truyền bệnh từ mẹ sang con càng cao

3. Các loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu

Khoa học đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng thuốc kháng virus trong quá trình thai nghén ở thai phụ nhiễm HIV. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng để xác định loại thuốc này có hiệu quả với thai phụ mắc viêm gan B hay không. Ngoài ra, khi lựa chọn thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu, các hệ quả đối với sự phát triển của thai nhi cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bạn có thể tham khảo.

3.1 Thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu thường sử dụng là Lamivudine

Lamivudine hay 3TC, là thuốc kháng virus được sử dụng để phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của lamivudine đã được thực hiện và cho thấy kết quả tương tự nhau. Theo đó, lamivudine được xem là thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu hiệu quả. Thai phụ dùng lamivudine ở 3 tháng cuối thai kỳ khi sinh con sẽ có tỷ lệ nhiễm HBsAg thấp hơn so với thai phụ không dùng hoặc chỉ dùng giả dược Placebo.

Tuy nhiên, theo FDA [cơ quản Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ], lamivudine được phân loại vào nhóm C đối với thai phụ. Nghĩa là chưa đủ dữ liệu để chứng minh an toàn. Do đó, bạn cần hỏi kỹ bác sĩ nếu như quyết định lựa chọn loại thuốc này.

3.2 Telbivudine – Thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự hiệu quả khi sử dụng Telbivudine như thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu. Theo đó, thai phụ mắc viêm gan B sử dụng Telbivudine trong quá trình mang thai giúp giảm tỷ lệ lây truyền sang con [khoảng 53%]. Tuy nhiên, FDA chỉ xếp Telbivudine vào nhóm B dành cho thai phụ. Nghĩa là các dữ liệu nghiên cứu đủ lớn nhưng chưa chứng minh được tính an toàn. Do đó, tương tự như với Lamivudine, bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ trước khi lựa chọn Telbivudine.

Lamivudine và Telbivudine là hai loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu

4. Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Ngoài việc dùng thuốc điều trị viêm gan B, có một cách hiệu quả hơn để giảm tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Đó là chủ động phòng tránh lây nhiễm. Các nghiên cứu cũng chứng minh sự an toàn và tỷ lệ khả quan của các phương pháp này. Do đó, bạn cũng có thể thực hiện

4.1 Khám sàng lọc

Việc sàng lọc thai phụ nhiễm viêm gan B mãn tính vào lần khám thai đầu tiên là rất quan trọng. Điều này giúp quá trình điều trị được tiến hành sớm và tăng tỷ lệ hiệu quả.

Nếu thai phụ có hàm lượng virus cao trong máu, bác sĩ có thể dùng các loại thuốc để kiểm soát bệnh. Ngoài ra, thai phụ mắc viêm gan B cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh trong suốt quá trình mang thai. Các xét nghiệm liên quan giúp bác sĩ đưa ra những hướng dẫn cụ thể. Thai phụ không nên tự ý dùng thuốc mà cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những người đang điều trị viêm gan B bằng thuốc Interferon, nếu muốn mang thai thì cần ngưng sử dụng thuốc từ 6 tháng trở lên. Lý do bởi Interferon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, bạn nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.

4.2 Các biện pháp khác

– Sau khi trẻ sinh ra khoảng 24 tiếng cần được tiêm ngay mũi vaccine globulin đầu tiên. Mũi thứ 2 thường không vượt quá 30 ngày. Các mũi tiếp theo tùy thuộc vào sự sắp xếp của bác sĩ và tình trạng của trẻ.

– Sau sinh, mẹ và bé vẫn có thể tiếp xúc bình thường. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với máu và chất nhờn [như nước bọt].

– Khi cho con bú, mẹ cần kiểm tra đầu vú. Tuyệt đối không cho trẻ bú khi đầu vú bị xây xát.

– Việc sử dụng thuốc hay vaccine có thể gặp thất bại [tỷ lệ khoảng 10-15%]. Do đó, thai phụ và bác sĩ cần có chiến lược thay thế hoặc hỗ trợ trong những trường hợp xấu nhất.

– Thai phụ cần chú ý sức khỏe bản thân. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và xây dựng lối sống lành mạnh. Điều này đúng cho mọi thai phụ chứ không riêng gì những thai phụ nhiễm viêm gan B.

Tóm lại, những phụ nữ nhiễm viêm gan B không phải hoàn toàn hết khả năng mang thai. Điều quan trọng là bạn cần đi kiểm tra thường xuyên và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ cần được tiêm vaccin càng sớm càng tốt trong những tháng đầu đời

Các loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu chỉ mang tác dụng phụ trợ. Bác sĩ không hoàn toàn loại trừ khả năng thuốc không có tác dụng. Do đó, thai phụ cần đặc biệt lưu ý trước khi quyết định sử dụng loại thuốc nào đó. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có những kiến thức cần thiết để chăm sóc cho sức khỏe bản thân và thai nhi.

29/06/2021

Bs. CK2. Bùi Thị Hồng Nhu

Trưởng Phòng Công tác xã hội

1. Sử dụng vắc xin viêm gan B, globulin miễn dịch kháng viêm gan B

  • Hình minh họa - nguồn internet
  • Năm 1970 Krugman và cộng sự đã phát hiện huyết thanh có HBsAg sau khi được bất hoạt có khả năng tạo kháng thể kháng HBV. Dựa trên cơ sở này, vắc xin viêm gan B đã được sản xuất thành công. Các vắc xin được sản xuất các phương pháp khác nhau, sử dụng an toàn, tính miễn dịch và hiệu quả phòng bệnh cao.
  • Tại các nước có dịch tễ HBV cao như khu vực châu Á bao gồm Việt Nam thì tiêm phòng vắc xin viêm gan B là chiến lược ưu tiên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tại Việt Nam, vắc xin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2003. Tỷ lệ lưu hành HBsAg ở trẻ em vào những năm 1990 rất cao khoảng 19,5%, nhưng từ năm 2000- 2008, tỷ lệ lưu hành HBsAg ở trẻ em chỉ có 2,7%, mặc dù tỷ lệ HBsAg [+] ở phụ nữ mang thai cao. Điều này cho thấy tác động quan trọng của chương trình tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong việc giảm tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng.
  • Khi mẹ có HBeAg dương tính và hoặc nồng độ HBV DNA cao trên 106 bản sao/ml là yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con. Do đó, các nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ sinh ra từ mẹ mang HBsAg và HBeAg dương tính có nguy cơ chỉ tiêm chủng vắc xin viêm gan B thất bại, do đó cần phối hợp với globulin miễn dịch kháng viêm gan B [HBIG] sau sinh để tăng cường hiệu quả dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con. Trong một nghiên cứu phân tích hệ thống của Lee với chủ yếu là các bà mẹ có HBeAg[+] cho thấy việc phối hợp HBIg và vắcxin viêm gan vi rút B làm giảm nguy cơ nhiễm HBV gần một nửa so với tiêm vắc xin đơn độc. Trong nghiên cứu của Yang thì việc sử dụng HBIG phối hợp với vắc xin viêm gan B không có hiệu quả rõ rệt trên nhóm trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg có âm tính.

          Khuyến cáo sử dụng vắc xin viêm gan B và kháng huyết thanh như sau:

          - Phòng chủ động: Tiêm vắc xin viêm gan vi rút B cho tất cả trẻ em trong vòng 24 giờ sau sinh không phụ thuộc tình trạng HBsAg của mẹ và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

          - Đối với phụ nữ mang thai có HBsAg dương tính: Tiêm vắc xin viêm gan vi rút B liều sau sinh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và phối hợp với tiêm globulin miễn dịch kháng HBV cho trẻ. Nên tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau. Sau đó tiêm đầy đủ các liều vắc xin viêm gan vi rút B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. 

2. Thuốc kháng vi rút dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con

          Nồng độ HBV DNA cao trong máu trên 106 bản sao/ml ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con và làm cho việc tiêm vắc xin và globulin miễn dịch nhiều khả năng thất bại. Việc điều trị các thuốc kháng vi rút viêm gan B cho thai phụ để dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con đã được nghiên cứu và khuyến cáo.

          Tenofovir disoproxil fumarate [TDF] đã được phê duyệt để điều trị viêm gan vi rút B mạn năm 2008 và cũng được chấp thuận để điều trị HIV-1. TDF là mạnh và chưa bị đề kháng trước đó. Do đó, TDF được khuyến cáo điều trị đầu tay ở những bệnh nhân viêm gan B mạn. TDF được dùng liều 300 mg/ngày và cần được điều chỉnh liều cho bệnh suy thận. Trong các thuốc kháng vi rút viêm gan B hiện nay, telbivudine và tenofovir disoproxil fumarate [TDF] là các thuốc được xếp vào phân loại B [không có nguy cơ trên động vật thí nghiệm, chưa biết trên người], trong khi đó lamivudine, adefovir và entecavir được xếp vào phân loại C [gây quái thai trên động vật thí nghiệm, chưa rõ trên người] theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm của Hoa Kỳ. Các thuốc phân loại nhóm B như telbivudine và TDF được cân nhắc chỉ định điều trị cho thai phụ trong quá trình từ 3 tháng đầu tới 3 tháng cuối của thai kỳ. TDF có dữ liệu an toàn trên các thai phụ nhiễm HIV, và rất ít khả năng kháng thuốc. Các dữ liệu về thuốc ARV [antiretroviral] cũng cho thấy TDF là thuốc an toàn đối với thai nhi, có thể dùng trong kỳ đầu của thai kỳ. Các dữ liệu đã chứng minh việc uống thuốc kháng vi rút có thể làm giảm nồng độ HBV DNA ở bà mẹ, từ đó làm giảm tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con.

          Khuyến cáo hiện nay về sử dụng thuốc kháng vi rút trong dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con là: [theo bộ Y tế 2019]

          Đối với các trường hợp thai phụ có tải lượng HBV DNA > 200.000 IU/mL [> 106 copies/mL] hoặc HBsAg định lượng > 104 IU/mL, tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con:

          + Dùng TDF từ tuần 24 - 28 của thai kỳ, nếu muộn hơn thì nên bắt đầu ít nhất 4 tuần trước sinh và liên tục đến 4 - 12 tuần sau sinh

          + Theo dõi tình trạng của mẹ gồm triệu chứng lâm sàng, AST, ALT mỗi 4 - 12 tuần, tải lượng HBV DNA trong vòng 24 tuần sau sinh để phát hiện viêm gan B bùng phát.

          + Xét nghiệm HBsAg và anti-HBs cho trẻ > 12 tháng tuổi để đánh giá tình trạng nhiễm HBV.

          Không chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ ở những người mẹ có HBsAg dương tính và mẹ đang sử dụng TDF để điều trị bệnh hoặc điều trị dự phòng 

3. Quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HBV và áp dụng các can thiệp điều trị và dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con

Các phụ nữ lứa tuổi mang thai, đặc biệt phụ nữ mang thai cần phải được làm xét nghiệm HBsAg. Việc áp dụng các can thiệp phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con cũng như điều trị HBV cho phụ nữ mang thai sẽ phụ thuộc từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

a. Bệnh nhân mang thai trong khi đang điều trị viêm gan B

Bệnh nhân cần được khám và đánh giá toàn diện về tuổi thai, mức độ nặng của bệnh, các thuốc viêm gan hiện đang sử dụng, các dấu ấn viêm gan như HBeAg, nồng độ HBV DNA

Nếu bệnh nhân đang điều trị Peg-interferon hoặc các thuốc không phải TDF thì cần phải ngừng các thuốc này và chuyển sang dùng thuốc TDF để tiếp tục điều trị.

Nếu bệnh nhân ngừng điều trị, dựa trên các đáp ứng tốt của điều trị như lâm sàng ổn định, men gan bình thường, đã có chuyển đảo HBeAg về âm tính, nồng độ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi sát để tránh nguy cơ bùng phát sau khi ngừng thuốc và áp dụng các can thiệp dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con như tiêm phòng vắc xin, globulin miễn dịch, hoặc điều trị thuốc TDF nếu trường hợp HBV DNA tăng trở lại.

b. Nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ đang mang thai phát hiện HBsAg dương tính, thai phụ cần được khám lâm sàng, xét nghiệm để đánh giá chỉ định điều trị viêm gan B mạn

- Nếu có chỉ định điều trị viêm gan B mạn: điều trị bằng thuốc TDF

- Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan B mạn vì sức khỏe bà mẹ thì không điều trị. Cần áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con. Theo dõi và đánh giá lại tình trạng lâm sàng, xét nghiệm của bà mẹ sau sinh để có quyết định phù hợp.

c. Phụ nữ mang thai đồng nhiễm HBV/HIV

Tất cả phụ nữ mang thai khi phát hiện nhiễm HIV đều được điều trị thuốc kháng vi rút ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV.

Phác đồ ưu tiên điều trị là phác đồ phối hợp liều cố định:

                  TDF+3TC+EFV

Phác đồ điều trị này chứa hai loại thuốc là TDF và 3TC vừa có tác dụng điều trị HIV vừa có tác dụng điều trị viêm gan vi rút B cũng như điều trị dự phòng lây truyền HBV và HIV từ mẹ sang con.

Tài liệu tham khảo

Dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con; Bộ y tế năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề