Thương mại xuất nhập khẩu là gì

Công ty thương mại xuất khẩu [tiếng Anh: Export Trading Company] là một công ty độc lập cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các công ty tham gia vào xuất khẩu. Các dịch vụ gồm nhập kho, vận chuyển, bảo hiểm và đại diện thanh toán cho khách hàng.

[Ảnh minh họa: Dynamic Business]

Khái niệm

Công ty thương mại xuất khẩu trong tiếng Anh là Export Trading Company.

Công ty thương mại xuất khẩu là một công ty độc lập cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các công ty tham gia vào xuất khẩu. Các dịch vụ gồm nhập kho, vận chuyển, bảo hiểm và đại diện thanh toán cho khách hàng.

Ngoài ra, các công ty thương mại xuất khẩu có thể giúp các nhà sản xuất tìm người mua ở nước ngoài và cung cấp cho họ thông tin thị trường khác.

Một nhóm các nhà sản xuất cũng có thể tạo nên công ty thương mại xuất khẩu cho riêng họ.

Đặc điểm của Công ty thương mại xuất khẩu

Các công ty thương mại xuất khẩu không còn nổi bật như trước đây là do các công ty thương mại điện tử của Trung Quốc, chẳng hạn như Alibaba, đã cho phép các chủ doanh nghiệp gửi sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng khách hàng.

Lợi ích khi sử dụng Công ty thương mại xuất khẩu

Kiến thức thị trường

Công ty thương mại xuất khẩu cung cấp các thông tin có giá trị về luật pháp và qui định của thị trường ở nước ngoài.

Ví dụ, công ty thương mại xuất khẩu có thể thông báo cho công ty khách hàng về luật thuế và luật bản quyền của một quốc gia. Đồng thời công ty cũng có thông tin liên hệ tại các thị trường quốc tế, chẳng hạn như mối quan hệ với các nhà sản xuất và nhà phân phối.

Nếu một công ty đang cố gắng thâm nhập một thị trường mới ở nước ngoài, công ty thương mại xuất khẩu có thể tạo điều kiện kết nối giữa các bên.

Giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng

Mặc dù công ty thương mại xuất khẩu tính phí cho dịch vụ của họ, nhưng chi phí đó thường rẻ hơn so với đào tạo hoặc tuyển dụng nhân viên ở thị trường nước ngoài. Công ty thương mại xuất khẩu có các cá nhân chuyên môn để trả lời các câu hỏi phức tạp từ công ty khách hàng.

Trao đổi ngoại tệ

Công ty thương mại xuất khẩu cũng tư vấn về các chiến lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ để giúp giảm thiểu rủi ro tỉ giá hối đoái.

Chẳng hạn, công ty thương mại xuất khẩu có thể khuyến nghị rằng nếu một công ty kiếm được doanh thu đáng kể ở châu Âu thì nên sử dụng hợp đồng tiền tệ có kì hạn và chốt tỉ giá hối đoái để mua hoặc bán đồng Euro vào một ngày trong tương lai.

Hạn chế của Công ty thương mại xuất khẩu

Công ty khách hàng có thể mất quyền kiểm soát hoạt động của mình nếu công ty thương mại xuất khẩu đảm nhiệm các chức năng quan trọng, chẳng hạn như hậu cần, thanh toán và liên lạc với các nhà cung cấp và nhà sản xuất nước ngoài.

Nếu nhân viên chủ chốt tại công ty thương mại xuất khẩu từ chức hoặc công ty thương mại đi vào hoạt động tiếp nhận, công ty khách hàng có thể không biết về các thủ tục và qui trình tại chỗ.

Nếu một công ty thương mại xuất khẩu đảm nhiệm các chức năng tiếp thị của công ty khách hàng ra thị trường nước ngoài, thương hiệu mà công ty đang cố gắng truyền tải có thể bị biến dạng.

Ví dụ: nếu công ty thương mại xuất khẩu chạy quảng cáo in chất lượng thấp, khách hàng có thể qui thương hiệu của công ty với các sản phẩm giá rẻ.

[Theo Investopedia]

Minh Hằng

Bên cạnh xuất khẩu thì nhập khẩu là một trong những hoạt động thương mại vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khái niệm nhập khẩu là gì thì không hẳn ai cũng hiểu rõ thực chất.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nhập khẩu nhé!

Nhập khẩu là gì?

Về mặt lý thuyết thì xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập khẩu của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước và tỷ giá hối đoái tại đây. Nếu thu nhập bình quân của người dân nước đó càng cao thì nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu cũng theo đó mà tăng hơn. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, điều này có thể tác động đến nhập khẩu và khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.

Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Luật Thương mại 2005 Điều 28 khoản 1 định nghĩa như sau:

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Các hình thức nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu trực tiếp 

Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại. 

Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…

Nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.

Nói một cách dễ hiểu hơn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc gặp khó khăn trong quá trình kiếm, giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽ thuê những các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình.

Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu.

>> Tìm hiểu thêm về Nhập khẩu ủy thác tại đây

Buôn bán đối lưu

Thủ tục hải quan & vận chuyển

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi!

Buôn bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuala sẽ trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt.

Trong phương thức này, chỉ với 1 hợp đồng doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động trọng điểm là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa giao đi và hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Do đó, doanh nghiêp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.

Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác.

Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra.

Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.

Lưu ý, có trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó gọi là hình thức chuyển khẩu.

Nhập khẩu gia công

Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Đài Loan để sản xuất hàng gia công cho đối tác Đài Loan.

Trên đây là một số hình thức nhập khẩu phổ biến mà bạn có thể gặp.

Dù áp dụng bất cứ hình thức nào, bạn cũng cần xem xét hàng hóa nhập khẩu có thuộc diện hàng bị cấm nhập hay không, hàng có giấy phép nhập khẩu chưa và có cần kiểm tra chất lượng hay không? Việc tìm hiểu này là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tránh nhập phải những mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép, hạn chế rủi ro về chất lượng hàng hóa cũng như chi phí kho bãi... 

Để tìm hiểu thêm mặt hàng nào bị cấm, hay phải xin giấy phép, bạn hãy tìm đọc Nghị định 187/2013/NĐ-CP và thông tư 04/2014/TT-BTC [lưu ý xem cả phần phụ lục nhé].

Sau khi đã xác nhận kỹ lưỡng về hàng hóa nhập khẩu, bạn cần phải thực hiện hàng loạt những thủ tục khác như: 

  • ký kết hợp đồng ngoại thương; 
  • vận chuyển hàng hóa quốc tế; 
  • làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu ; 
  • chuyển hàng về kho riêng… 

Đó chỉ là những bước cơ bản nhất khi nhập khẩu hàng hóa. Với mỗi loại hình nhập khẩu có thể cần có thêm những thủ tục riêng, và sẽ được đề cập trong những bài viết khác.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi nhập khẩu là gì và kinh nghiệm khi nhập khẩu hàng hóa mà những người mới làm về xuất nhập khẩu cần quan tâm và tìm hiểu kỹ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhập khẩu, từ đó ứng dụng được phần nào cho công việc của mình. Chúc bạn thành công!

Chuyển từ Nhập khẩu là gì về Xuất nhập khẩu

Chuyển từ Nhập khẩu là gì về Trang chủ


Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

[Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file]

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.

Video liên quan

Chủ Đề