Tiền phòng của mắt là gì

Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.

Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó.

Tiền phòng của mắt là gì

Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:

  • Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc.
  • Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.
  • Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.

Chức năng cơ bản của mắt:

Tiền phòng của mắt là gì

  • Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
  • Là hệ thống thu nhận và “mã hoá” thông tin cho đại não.
  • Là một cơ quan chức năng, ”phục vụ” cho sự sống con người.
  • Thể thủy tinh: giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Nó được treo bởi các dây chằng tròn với cơ thể mi. Giữa giác mạc và thể thủy tinh là thủy dịch, giữa thể thủy tinh và võng mạc là dịch kính. Cả hai chất dịch này giữ cho mắt không bị xẹp.
  • Tiền phòng và hậu phòng: Chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt được gọi là tiền phòng, đối lại chỗ hõm đóng kín quanh sau mống mắt và phần thắt ngang thủy tinh thể (thấu kính mắt) được gọi là hậu phòng. Cả hai phòng đều chứa đầy thủy dịch.
  • Con ngươi (đồng tử): là lỗ tròn giữa màng mống mắt. Phần lớn nhất của hõm sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (corpus vitreum). Cái băng đỡ thủy tinh thể được gọi là vùng bè (mi) (zonula ciliaris zinni) căng ra giữa màng ngang thủy tinh thể và thân bè (corpus ciliare).
  • Các cơ của mắt: cũng tham gia vào một số chức năng của mắt. Các cơ mống mắt giúp điều chỉnh đường kính đồng tử. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Các cơ ngoài mắt điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.

Giác mạc, tiền phòng, con ngươi, thủy tinh thể (thấu kính) và dịch kính có chức năng cho xuyên qua và phản chiếu tia sáng, vì vậy chúng được gọi là môi trường xuyên ánh sáng. Võng mạc và thần kinh mắt tuần tự là những bộ phận tiếp nhận và truyền dẫn xung động ánh sáng. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng điểm (macula lutea) có chức năng nhạy cảm nhất.

Xuất huyết tiền phòng là hiện tượng xuất hiện máu trong tiền phòng (khoang nằm giữa giác mạc và mống mắt), thường xảy ra trên mắt sau chấn thương.

Nguyên nhân xuất huyết tiền phòng

Bình thường, trong tiền phòng chứa một dung dịch trong suốt gọi là thuỷ dịch. Thuỷ dịch được tiết ra bởi cơ thể mi nằm sau mống mắt, chui qua lỗ đồng tử để ra tiền phòng. Thuỷ dịch có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho các thành phần bên trong của mắt.

Xuất huyết tiền phòng có thể gặp sau chấn thương xuyên và chấn thương đụng dập nhãn cầu do vỡ một số mạch máu trong mắt. Xuất huyết tiền phòng có thể xuất hiện đơn thuần hoặc kèm với xuất huyết buồng dịch kính.

Tiền phòng của mắt là gì

Triệu chứng xuất huyết tiền phòng

Các triệu chứng thường gặp trong xuất huyết tiền phòng sau chấn thương bao gồm:

Triệu chứng chủ quan:

-Đau (đau có thể xuất hiện do bản thân chấn thương hoặc do tăng nhãn áp)

-Nhìn mờ (mờ ít nếu lượng máu trong tiền phòng ít, mờ nhiều nếu lượng máu trong tiền phòng nhiều. Thậm chí thị lực có thể giảm đến mức không nhìn thấy gì, chỉ còn nhận thức được ánh sáng).

Triệu chứng khách quan

-Khám thực thể cho thấy có sự xuất hiện của máu trong tiền phòng. Ngoài ra, nhãn áp có thể tăng cao.

Xuất huyết tiền phòng nhẹ

Phân loại xuất huyết tiền phòng

Xuất huyết tiền phòng thường được chia làm 4 độ.

Độ 1: lượng máu chiếm 1/3 chiều cao của tiền phòng.

Độ 2: lượng máu chiếm từ 1/3 đến 1/2 chiều cao của tiền phòng.

Độ 3: lượng máu lớn hơn 1/2 chiều cao của tiền phòng nhưng chưa chiếm hết tiền phòng.

Độ 4: lượng máu chiếm toàn bộ tiền phòng.

Xuất huyết tiền phòng ở mức trung bình

Điều trị xuất huyết tiền phòng

Tiền phòng của mắt là gì

Điều trị nội khoa

Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, bất động, đầu cao (300 – 450) và uống nhiều nước (uống 1/2  lít nước lọc trong 5 phút, cần lưu ý với những người bị bệnh thận, bệnh tim mạch, cao huyết áp…) phối hợp với việc sử dụng các thuốc liệt điều tiết, thuốc chống viêm steroid, thuốc giảm đau và thuốc hạ nhãn áp trong trường hợp có tăng nhãn áp. Nói chung, trong đa số các trường hợp, máu tiền phòng có thể tự hấp thu trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Điều trị phẫu thuật (rửa máu tiền phòng)

Thường được tiến hành trong những trường hợp:

– Xuất huyết toàn bộ tiền phòng, đã điều trị nội khoa ít nhất 4 ngày không hiệu quả

-Xuất huyết tiền phòng kèm theo tăng nhãn áp lớn hơn 50mmHg, điều trị nội khoa không hiệu quả (đề phòng biến chứng teo dây thần kinh thị giác)

-Có dấu hiệu nhiễm máu giác mạc ở bất cứ mức độ nào;

-Lượng máu chiếm nhiều hơn 3/4 tiền phòng với nhãn áp lớn hơn hoặc bằng 25 mmHg kéo dài hơn 6 ngày (đề phòng biến chứng ngấm máu giác mạc);

-Lượng máu chiếm nhiều hơn 1/2  tiền phòng kéo dài quá 8-9 ngày (đề phòng biến chứng dính góc tiền phòng).

Biến chứng Xuất huyết tiền phòng

Xuất huyết tiền phòng nặng

Các biến chứng có thể gặp khi xuất huyết tiền phòng gồm: dính mống mắt với mặt trước của thuỷ tinh thể hoặc với mặt sau giác mạc gây đóng góc tiền phòng, ngấm máu giác mạc, teo dây thần kinh thị giác (thường xuất hiện do tăng nhãn áp không được điều trị).

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: các tổn thương nhãn cầu đi kèm, có sự xuất hiện của xuất huyết tiền phòng tái phát (bệnh nhân xuất huyết tiền phòng đang đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, máu tiền phòng đang tiêu tốt đột nhiên bệnh nhân lại thấy mờ, nhức do chảy máu trở lại); có các biến chứng của bệnh như tăng nhãn áp, ngấm máu giác mạc, teo dây thần kinh thị giác…

Khoảng 80% bệnh nhân xuất huyết tiền phòng độ 1 và 60% xuất huyết tiền phòng độ 2 có thị lực lớn hơn hoặc bằng 5/10 sau điều trị. Trong khi đó, chỉ có khoảng 35% bệnh nhân xuất huyết tiền phòng độ 3 và 4 đạt mức thị lực này.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS CKII. Nguyễn Phú Tùng

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/subconjunctival-hemorrhage/symptoms-causes/syc-20353826

https://www.aao.org/eye-health/symptoms/blood-in-eye

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=blood-in-the-eye-hyphema-90-P02825

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2173168/

https://www.cdc.gov/hai/pdfs/bbp/exp_to_blood.pdf

Chia sẻ:

  • Tiền phòng của mắt là gì
    1900 555 553

  • Tiền phòng của mắt là gì
    Đặt lịch khám

  • Tiền phòng của mắt là gì
    Nhận tư vấn

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tiền phòng của mắt là gì

Nhiễm trùng mắt, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng mắt là tình trạng mắt bị nhiều loại vi rút, nấm hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Xem chi tiết »

Tiền phòng của mắt là gì

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non được biết đến là một trong những nguyên nhân gây mù lòa chính ở trẻ. Nếu không được khám

Xem chi tiết »

Tiền phòng của mắt là gì

Co giật mí mắt, điềm báo hay triệu chứng bệnh về mắt

Nhiều người vẫn cho rằng nếu bị giật mí mắt, nháy mắt liên tục là ‘điềm báo’ một việc gì đó bất thường mang tính

Xem chi tiết »

Tiền phòng của mắt là gì

Hở mi mắt: Nguy cơ mắc phải và cách điều trị

Hở mi mắt có khá nhiều nguyên nhân, cách điều trị còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh. Hở