Tiêu luận lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Files in This Item:

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

Tài liệu "Thực trạng pháp luật việt nam về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường lạm dụng độc quyền" có mã là 260585, file định dạng doc, có 13 trang, dung lượng file 92 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Luật. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Thực trạng pháp luật việt nam về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường lạm dụng độc quyền

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Thực trạng pháp luật việt nam về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường lạm dụng độc quyền để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 13 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Thực trạng pháp luật việt nam về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường lạm dụng độc quyền

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Trân trọng giới thiệu Luận án Tiến sĩ: KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY của tác giả Trần Thùy Linh.

Nội dung tài liệu được chia sẻ thể hiện quan điểm của tác giả, không phải là quan điểm của các luật sư của FDVN, chúng tôi chia sẻ với mục đích nghiên cứu học tập và phi thương mại, chúng tôi phản đối việc sử dụng sách, tài liệu được chia sẻ cho mục đích thương mại.

LINK TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM: KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email:    

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: //www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  //www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: //www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: //www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Từ sự tích tụ kinh tế trong quá trình cạnh tranh, từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường, sự dị biệt của sản phẩm, sự bảo hộ của quyền lực nhà nước… đã làm hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Những doanh nghiệp này nắm giữ quyền lực thị trường và thường có khuynh hướng khai thác quyền lực đó bằng cách tác động mạnh mẽ đến các yếu tố của thị trường [về giá cả, sản lượng, chất lượng…] để tận thu lợi ích từ khách hàng, người tiêu dùng và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của đối thủ nhằm duy trì vị thế của mình. Hậu quả là, làm giảm động lực phát triển của nền kinh tế [các doanh nghiệp thống lĩnh vẫn có thể thu được lợi nhuận tối đa mà không cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.], xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng [quyền lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế, do đó phải mua hàng chất lượng kém hơn với giá đắt hơn do doanh nghiệp thống lĩnh áp đặt..]… [181 Trang]

[Luận án 2020] Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

THÔNG TIN LUẬN ÁN

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội
  • Tác giả: TS. Trần Thùy Linh
  • Định dạng: PDF/Word
  • Số trang: 181 trang
  • Năm: 2020

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ sự tích tụ kinh tế trong quá trình cạnh tranh, từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường, sự dị biệt của sản phẩm, sự bảo hộ của quyền lực nhà nước… đã làm hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Những doanh nghiệp này nắm giữ quyền lực thị trường và thường có khuynh hướng khai thác quyền lực đó bằng cách tác động mạnh mẽ đến các yếu tố của thị trường [về giá cả, sản lượng, chất lượng…] để tận thu lợi ích từ khách hàng, người tiêu dùng và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của đối thủ nhằm duy trì vị thế của mình. Hậu quả là, làm giảm động lực phát triển của nền kinh tế [các doanh nghiệp thống lĩnh vẫn có thể thu được lợi nhuận tối đa mà không cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.], xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng [quyền lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế, do đó phải mua hàng chất lượng kém hơn với giá đắt hơn do doanh nghiệp thống lĩnh áp đặt..], làm méo mó, giảm tính cạnh tranh của thị trường [các doanh nghiệp đối thủ bị chèn ép phải rút khỏi thị trường hoặc không thể gia nhập thị trường]. Về mặt lý thuyết, cơ chế tự điều chỉnh của thị trường có khả năng làm cho vị thế thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp suy yếu dần và cuối cùng bị triệt tiêu. Nhưng chính những hành vi lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường dường như làm vô hiệu hóa cơ chế tự điều chỉnh của thị trường bằng việc tạo ra những rào cản mở rộng kinh doanh hay rào cản gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh, khiến cho doanh nghiệp thống lĩnh né tránh được sức ép cạnh tranh từ các đối thủ có thể làm lung lay vị thế thống lĩnh của nó hoặc lạm dụng quyền lực mạnh trên thị trường của mình để bóc lột khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng. Khi đó, sự can thiệp của Nhà nước đối với thị trường ở mức độ nhất định là cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, là cơ sở quan trọng cho sự vận hành năng động, hiệu quả của nền kinh thị trường. Sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường được thực hiện thông qua nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật cạnh tranh được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất.

Luật cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 2004 với các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực thi, các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Việc áp dụng các quy định về lạm dụng VTTLTT để xác định doanh nghiệp có VTTLTT, nhận diện và xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn rất khó khăn, phức tạp. Giai đoạn từ 2006 đến 2017 Cục quản lý cạnh tranh [CQLCT], cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về quản lý cạnh tranh, mới chỉ thụ lý điều tra được 8 vụ việc về hạn chế cạnh tranh [HCCT], trong đó có 4 vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Để khắc phục những bất cập của luật cạnh tranh 2004, đồng thời, đáp ứng đòi hỏi về hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu với sự tham gia sâu rộng của Việt Nam vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU [EVFTA]… , Luật cạnh tranh 2018 đã được ban hành với nhiều sửa đổi tích cực liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Đến nay, Luật cạnh tranh 2018 đã có hiệu lực song nhiều nội dung vẫn chưa được hướng dẫn. Vì vậy, trong bối cảnh giao thời này, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của Luật cạnh tranh 2004 và nhận thức về nội dung của Luật cạnh tranh 2018 và tìm cách đưa nó vào cuộc sống là hết sức cần thiết.

Bởi vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa đáng kể cho cải cách môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, luận án hướng đến mục đích xây dựng các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam.

Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản như trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án gồm:

– Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT như phân tích và làm rõ các khái niệm thống lĩnh thị trường, lạm dụng VTTLTT; mục tiêu kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của pháp luật cạnh tranh; các học thuyết về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; nội dung điều chỉnh pháp luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

– Tìm hiểu kinh nghiệm của các hệ thống pháp luật khác [Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản] trong việc kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường để rút ra những bài học cho Việt Nam.

– Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam.

– Phân tích, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân cho việc thực thi chưa hiệu quả các quy định của luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay về chống lạm dụng VTTLTT.

– Từ thực tiễn của Việt Nam và một số hệ thống pháp luật được lựa chọn để nghiên cứu đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

– Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cạnh tranh;

– Các quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam.

– Thực tiễn áp dụng pháp luật về về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam. Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của Việt Nam.

– Kinh nghiệm của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.

– Các quan điểm khoa học đã được các tác giả cá nhân và các tổ chức công bố trong các nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng cả trong và ngoài nước.

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT, như vậy sẽ không bao gồm các hành vi lạm dụng quy định riêng cho doanh nghiệp độc quyền như cách phân chia của Luật Cạnh tranh Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tại Việt Nam; những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tại Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản cũng được nghiên cứu để đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

– Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến thời điểm hiện tại.

– Phạm vi về văn bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…trong đó phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh. Cụ thể:

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Việc phân tích trước hết được thực hiện với các quy định luật thực định để phân tích, giải thích và hệ thống hóa các quy định cụ thể của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu. Mục đích của việc phân tích – tổng hợp các quy định pháp luật là cung cấp một cái nhìn toàn diện, đầy đủ về các quy định liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT của các hệ thống pháp luật có liên quan đồng thời đưa ra đánh giá việc thực thi các quy định đó. Các nguồn được sử dụng để phân tích bao gồm văn bản pháp luật, án lệ, các học thuyết. Phương pháp phân tích cũng được sử dụng đối với các vụ việc thực tiễn, án lệ từ quá trình thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở Việt Nam và một số hệ thống pháp luật điển hình trên Thế Giới. Việc phân tích các tình huống nhằm tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các quy định liên quan trên thực tiễn, tìm ra những điểm chưa đầy đủ, những điểm còn bất hợp lý trong các quy ỗịnh của pháp luật. Đồng thời việc sử dụng case study sẽ bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị mà nghiên cứu đưa ra.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để xác định những điểm giống nhau và khác nhau của các quy định trong các hệ thống pháp luật được nghiên cứu liên quan đến chống hành vi lạm dụng VTTLTT. Việc so sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Trên cơ sử so sánh, giải thích và đánh giá, luận án sẽ chỉ ra những giải pháp pháp lý phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.

5. Những điểm mới của luận án

Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học của các tác giả đi trước, luận án “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, Luận án đã hệ thống, bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luận án xây dựng và làm rõ nội hàm khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trường. Luận án cũng đã phân tích và làm rõ khái niệm, mục tiêu, các quan điểm tiếp cận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và cấu trúc pháp luật về kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh.

Thứ hai, Luận án đã phân tích khá đầy đủ, chi tiết và có hệ thống thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam hiện nay. Bằng phương pháp so sánh, luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng, mức độ hội nhập giữa các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam với Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD và một số hệ thống pháp luật điển hình về cạnh tranh như Hoa Kỳ, EU.

Thứ ba, Luận án đã phân tích những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu của pháp luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất những giải pháp mang tính khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

6. Kết cấu của Luận án

Ngoài Mục lục, Mở đầu, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và thực tiễn thi hành tại Việt Nam.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam.

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

Mặc dù trong thực tế các trường hợp lạm dụng VTTLTT xảy ra khá thường xuyên nhưng số lượng các công trình nghiên cứu chuyên ngành dành riêng cho lĩnh vực này có thể được coi là không được dồi dào như đối với các lĩnh vực khác của pháp luật cạnh tranh. Năm 1890, khi đạo luật Sherman được thông qua tại Hoa Kỳ, trở thành đạo luật đầu tiên trên thế giới về kiểm soát độc quyền, việc nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh đã được bắt đầu. Nhưng phải đến đầu những năm 50 của thế kỷ 20, mới xuất hiện những nghiên cứu đầu tiên về lạm dụng VTTLTT sau khi các quy định liên quan của Liên minh Châu Âu có hiệu lực. Các nội dung nghiên cứu có liên quan đến chủ đề lạm dụng VTTLTT chủ yếu nằm trong những nghiên cứu chung về luật cạnh tranh, chính sách cạnh tranh, đặc biệt là về luật và chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu [EU], Hoa Kỳ hay nằm trong những nghiên cứu mang tính so sánh giữa luật và chính sách cạnh tranh của EU và Hoa Kỳ, vốn được coi là hai mô hình cơ bản của pháp luật cạnh tranh trên Thế Giới.

7.1. Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Những nghiên cứu về lý luận kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT tập trung vào làm rõ các khái niệm thống lĩnh thị trường, quan điểm về hành vi lạm dụng VTTLTT, sự cần thiết và cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị VTTLTT. Trong các nghiên cứu, thuật ngữ “độc quyền” đôi khi được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “thống lĩnh thị trường” với bản chất không thay đổi.

Cuốn sách “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” trong khuôn khổ dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh VIE/97/016 đã định nghĩa “độc quyền trong kinh doanh là việc một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ”.

Trong cuốn sách “Phân tích và luận giải các quy định của luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát và Nguyễn Ngọc Sơn, mặc dù không trực tiếp đưa ra khái niệm VTTLTT nhưng đã chỉ ra “vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực nhà nước…Trong những trường hợp nói trên, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp là hợp pháp và đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường, hay còn gọi là khả năng chi phối các quan hệ thị trường”[22, tr. 11, 12]. Tác giả Phạm Hoài Huấn và Nhữ Ngọc Tiến trong cuốn sách “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá”, đã nhìn nhận VTTLTT từ khả năng khống chế thị trường của doanh nghiệp. Theo đó, “vị trí thống lĩnh thị trường liên quan đến sức mạnh kinh tế của một doanh nghiệp có khả năng ngăn chặn hữu hiệu cạnh tranh hiện có trên thị trường thông qua việc doanh nghiệp này có khả năng hành xử trong phạm vi độc lập với đối thủ cạnh tranh[13, tr. 22].

Về khái niệm hành vi lạm dụng VTTLTT và cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT cũng được đề cập tại một số công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước. PGS.TS Nguyễn Như Phát có bài viết “Độc quyền và xử lý độc quyền” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật số 8/2004. Bài viết chỉ ra mục đích quan trọng nhất của mảng pháp luật về kiểm soát độc quyền là chống độc quyền hóa, hạn chế hay thủ tiêu cạnh tranh – động lực phát triển kinh tế. Pháp luật chống độc quyền không có ý định và khả năng thủ tiêu triệt để mọi hiện tượng độc quyền trong cơ cấu thị trường. Vẫn biết rằng, độc quyền sẽ tạo sự sơ cứng cho phát triển kinh tế và vì thế, pháp luật cạnh tranh luôn tỉnh táo đề ngăn cản và dẹp bỏ mọi toan tính độc quyền hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, vì lý do phải đảm bảo lợi ích công cộng, vì tính chất và điều kiện đặc thù nhất thời của một ngành hay lĩnh vực kinh tế [thí dụ sản xuất vũ khí hay các phương tiện bí mật nhà nước] cần thiết và có thể cho phép duy trì độc quyền trong một lĩnh vực với mức độ và điều kiện nhất định. Nói về sự cần thiết Nhà nước phải can thiệp vào thị trường trong trường hợp độc quyền, tác giả cho rằng “khi đối xử với các nhà độc quyền, pháp luật cần nhìn nhận nó như một sự “thống nhất” tạm thời của của các mặt đối lập, như một sự “đứng yên” tương đối của sự vật và hiện tượng. Trong trường hợp này, Nhà nước và pháp luật cần xuất hiện dường như một “bàn tay hữu hình” để tạo đối trọng với nhà độc quyền.

7.2. Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở Việt Nam đã có nhiều bài viết, nghiên cứu, tiêu biểu phải kể đến các nghiên cứu sau đây:

Bài viết của tác giả Nguyễn Lan Anh với tiêu đề “Xác định thị trường liên quan và vấn đề nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam” [1], đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2009 đã đề cập đến những nội dung pháp lý của việc xác định thị trường liên quan, ý nghĩa của nó khi nhận dạng thị trường độc quyền và một số những kiến nghị ban đầu nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định thị trường liên quan ở Việt Nam.

Thạc sỹ Đoàn Trung Kiên với bài viết “Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam” [16]. Bài viết tập trung vào hai vấn đề cơ bản: 1] Khái niệm và cách thức xác định vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền; 2] Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Theo tác giả, việc Luật cạnh tranh xác định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền như trên là sự tiếp thu và chỉnh lí có chọn lọc các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của pháp luật cạnh tranh của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Đây là một bước tiến trong tư duy lập pháp và là động thái rất tích cực của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đưa pháp luật cạnh tranh của chúng ta tiến dần đến chuẩn mực của thông lệ và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc quy định các hành vi bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đó cũng không thể đủ sức để kiểm soát được tất cả các hành vi có tích chất lạm dụng vị thế này trên thực tế mà các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trong một số ngành đặc thù như bưu chính viễn thông, điện lực, nước sạch, đường không, đường sắt, than… ở Việt Nam vẫn thực hiện. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần phải có thêm các cơ chế kiểm soát mới để kiểm soát hữu hiệu vấn đề này.

Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn trong bài viết “Hành vi định giá hủy diệt và việc ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam” [25] đã phân tích chỉ doanh nghiệp có quyền lực thị trường mới có đủ năng lực thực hiện và hoàn tất hành vi định giá hủy diệt. Khi áp dụng những quy định về việc xác định VTTLTT trong pháp luật Việt Nam vào các vụ việc về định giá hủy diệt, chúng ta chỉ xác định được khả năng chi phối giá trên thị trường [kéo theo nó là khả năng hủy diệt đối thủ] mà chưa làm rõ năng lực bóc lột khách hàng sau khi việc loại bỏ đối thủ hoàn tất. Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dường như chưa được đặt ra trong pháp luật Việt Nam về định giá hủy diệt. Luật Cạnh tranh của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có cách tiếp cận đơn giản và cứng nhắc hơn các quốc gia khác trong việc so sánh giá để xác định hành vi định giá hủy diệt. Theo đó, cơ quan điều tra chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh sản phẩm [không sử dụng các khái niệm chi phí khả biến hay chi phí cố định làm căn cứ điều tra] và giá bán thực tế của sản phẩm rồi so sánh chúng với nhau. Do đó, hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ mặc nhiên bị coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt theo Khoản 2, Điều 23 của Nghị định 116/2005. Các trường hợp loại trừ được liệt kê khá cụ thể này có thể tạo thuận lợi cho việc áp dụng, song mặt khác lại làm cho pháp luật thiếu linh hoạt trong khi thị trường luôn vận động. Tác giả cho rằng, mặc dù quy định về định giá hủy diệt đã có trong Luật cạnh tranh 2004, tuy nhiên khả năng thực thi pháp luật về định giá hủy diệt tại Việt Nam còn hạn chế do sự tồn tại của những nhân tố từ thị trường và quy định pháp luật.

7.3. Những nghiên cứu về xu hướng pháp luật và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Tác giả Nguyễn Thanh Tú với bài viết Pháp luật về bán giá thấp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh [30], tác giả cho rằng quy định của luật cạnh tranh Việt Nam về bán giá thấp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh tương tự và có xu hướng theo cách giải quyết của pháp luật cạnh tranh châu Âu nên tác giả kiến nghị Việt Nam cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành khoản 1 điều 13 Luật cạnh tranh 2004 trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của châu Âu nhưng có tính đến cách xác quy định của Việt Nam về cách xác định doanh nghiệp có VTTLTT.

Luận án tiến sĩ của Trần Thăng Long, “Áp dụng luật cạnh tranh đối với các doanh nghiệp độc quyền nhà nước – Một nghiên cứu so sánh” [The Application of Competition Law to Anti-Competitive Behaviours of State Monopolies – A Comparative Perspective, bảo vệ tại trường ĐH La Trobe, Australia năm 2011] [87] sau khi làm rõ các vấn đề liên quan đến việc áp dụng Luật cạnh tranh trong điều chỉnh hành vi HCCT của các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, trong đó có các quy định về lạm dụng VTTLTT đối với các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Đó là các giải pháp về cải cách cơ quan quản lý cạnh tranh theo hướng đảm bảo độc lập và hiệu lực hơn; Bổ sung các tiêu chí đánh giá kinh tế để xem xét VTTLTT của doanh nghiệp, chứ không chỉ dựa vào duy nhất tiêu chí thị phần; hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt chính sách cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là nguyên tắc cạnh tranh trung lập  Luận án là công trình nghiên cứu tổng thể, mang tính khái quát về các quy định điều chỉnh hành vi HCCT của doanh nghiệp độc quyền nói chung mà không tập trung đi sâu nghiên cứu riêng về từng hành vi HCCT, trong đó có hành vi lạm dụng VTTLTT.

Luận án tiến sĩ của Trần Hoàng Nga, “Pháp luật chống định giá lạm dụng của EU, Hoa Kỳ, Việt Nam – So sánh và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam” [bảo vệ năm 2011 trong khuôn khổ chương trình Tiến sĩ liên kết Thụy Điển – Việt Nam] [17] đã đề cập đến các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật chống hành vi định giá lạm dụng của doanh nghiệp có VTTLTT ở ba hệ thống pháp luật khác nhau được lựa chọn như: các nguyên tắc cơ bản, khái niệm và các hành vi định giá lạm dụng cụ thể. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về chống hành vi lạm dụng về giá của doanh nghiệp có VTTLTT. Cụ thể, tác giả đề xuất các quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh phải được công bố, phát hành chính thức; hợp nhất hành vi lạm dụng VTTLTT và vị trí độc quyền; sửa đổi cơ sở xác định VTTLTT; sửa đổi quy định về định giá quá đáng; quy định về định giá hủy diệt; quy định về phân biệt giá; quy định về định giá ngăn chặn đối thủ cạnh tranh mới; quy định về chống hành vi chèn ép giá và hành vi chống thủ đoạn giảm giá/ chiết khấu nhằm hạn chế cạnh tranh.

Trong cuốn sách “Phân tích và luận giải các quy định của luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh” [22], sau khi phân tích các khái niệm, luận giải các quy định về lạm dụng VTTLTT theo Luật cạnh tranh 2004, các tác giả đã nêu ra những phương hướng đổi mới và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Cụ thể, định hướng cơ bản cho việc thực hiện pháp luật cạnh tranh là: Pháp luật cạnh tranh và việc thực hiện chúng phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật cạnh tranh phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các chế định pháp luật khác; Đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thực thi pháp luật. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể cả về hoàn thiện các quy định và cả về hoàn thiện cơ chế thực thi các quy định của Luật cạnh tranh 2004 về lạm dụng VTTLTT.

Có thể thấy các công trình nghiên cứu trong nước về hành vi lạm dụng VTTLTT theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam đa phần mới chỉ tập trung phân tích các hành vi lạm dụng cụ thể mà bỏ ngỏ mối quan tâm đối với các vấn đề mang tính nền tảng lý luận. Đặc biệt, trong bối cảnh Luật cạnh tranh 2018 mới có hiệu lực, chưa có các nghiên cứu đánh giá về Luật cạnh tranh 2018, trên cơ sở so sánh để chỉ ra sự tiến bộ, hợp lý so với Luật cạnh tranh 2004, làm tiền đề cho việc tiếp cận, hiểu và vận dựng quy định của Luật cạnh tranh 2018 về lạm dụng VTTLTT một cách toàn diện.

Video liên quan

Chủ Đề