Trâu không được nuôi nhiều ở đâu

Trắc nghiệm: Trâu được nuôi nhiều nhất ở các vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ

D. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

– Trâu được nuôi nhiều nhất ở các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ [sgk Địa lí 12 trang 96]

Tìm hiểu thêm về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi cùng Top Tài Liệu nhé!

– Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ [so với trồng trọt] nhưng đang có xu hướng tăng.

– Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:

+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá

+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

+ Các sản phẩm không qua giết mổ [trứng, sữa] chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

– Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:

+ Thuận lợi [cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ, thị trường, giống..]

+ Khó khăn [giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh, CN chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính…]

1. Chăn nuôi lợn và gia cầm

– Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Đàn lợn hơn 27 triệu con [năm 2005], cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con [năm 2003], nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.

– Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn [Hà Nội, Hồ Chí Minh] và ở các địa phương có cơ sở công nghiệp chế biến thịt. Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:

– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

– Tình hình phát triển và phân bố

+ Đàn trâu: 2,9 triệu con – phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.

+ Đàn bò 5,5 triệu con, có xu hướng tăng mạnh [từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu [đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX], đến năm 2005 đã là 5,5 triệu con] – Phân bố chủ yếu ở BTB, Duyên hải NTB, Tây Nguyên.

– Chăn nuôi bò sữa phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

– Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây [540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1314 nghìn con, năm 2005].

3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là

A. Hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh

B. Kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp, tự cung

C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

D. Kinh tế hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức quảng canh

Đáp án đúng: C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

Câu 2: ý nào dưới đây không đúng khi đánh giá về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua?

A. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm

B. Các giống vật nuôi cho năng suất cao còn chưa nhiều

C. Hiệu quả chăn nuôi chưa thức sự cao và ổn định

D. Dịch bệnh thường xảy ra gây khó khăn cho ngành chăn nuôi

Đáp án đúng: A. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm

Câu 3: Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng:

A. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam TRung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên

Đáp án đúng: B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai tỉnh có sô lượng trâu bò [ năm 2007] lớn nhất nước ta là:

A. Quảng Ninh, Thanh Hóa

B. Thanh Hóa, Nghệ An

C. Thanh Hóa , Bình Định

D. Nghệ An, Quảng Nam

Đáp án đúng: B. Thanh Hóa, Nghệ An

Câu 5: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng

A. 3,1%

B. 5,1%

C. 7,1%

D. 9,1%

Đáp án đúng: B. 5,1%

Con trâu - Viên ngọc quý châu Á

Thứ ba, Ngày 17/04/2018, 06:04

Màu chữ Cỡ chữ

Trong dịp thăm Trung tâm Nghiên cứu về Trâu ở trường Đại học Kasasat, Thái Lan, một giáo sư chuyên nghiên cứu về trâu sau khi giới thiệu với tôi về hoạt động và các công trình nghiên cứu của Trung tâm, ông đã tặng tôi một bài thơ ông làm về con trâu. Bài thơ kết luận: Con trâu thật là một viên ngọc quý của châu Á [nguyên văn tiếng Anh: The precious stone of Asia - Bufflalo].

Bài thơ viết rằng con trâu làm việc cần cù, chăm chỉ, việc nặng thì giành lấy, nhưng ăn uống thì không kén chọn, cỏ non thì càng quý nhưng nắm rơm, ngọn mía cũng xong. Sống với người nông dân trâu yêu trẻ và được trẻ yêu. Khi vào lò mổ trâu cho thịt, cho xương, da thì làm giầy, làm mũ bảo hiểm cho các vận động viên đua xe, sừng móng cũng không bỏ đi. Trâu sinh ra không phải để nhận mà chỉ để cho. Bài thơ kết luận: Con trâu thật là một viên ngọc quý của châu Á [nguyên văn tiếng Anh: The precious stone of Asia - Bufflalo].

Sau này, trong cuộc đời nghề nghiệp của mình có dịp nghiên cứu, tìm hiểu về con trâu, tôi nhận thấy sự đánh giá của ông về con trâu thật là công bằng. Và tôi cũng nhận ra một điều là con trâu có khá nhiều tiềm năng mà hình như chưa được khai thác hết.

Hiện nay theo ước tính của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, thế giới có khoảng 153 triệu con trâu mà 97% trong số đó thì ở châu Á [nước ta hiện có gần 3 triệu con]. Trâu thích hợp với công việc của vùng lúa nước, nhưng nhiều người cứ nghĩ rằng nuôi trâu để cày kéo chứ đâu có ý thức rằng nuôi trâu còn để lấy sữa và lấy thịt.

Trâu được chia thành hai nhóm, nhóm trâu đầm lầy [swamp buffalo] và nhóm trâu sông [river buffalo].

Trâu đầm lầy thấy có mặt từ Phillipines cho tới miền viễn tây Ấn Độ, trâu loại này nuôi để cày kéo và lấy thịt, hầu như không nuôi để lấy sữa. Trâu sông thì nuôi để kéo và lấy sữa thấy có mặt từ Ấn Độ tới Ai Cập và cả châu Âu. Ở Ấn Độ con trâu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông thôn. Sữa trâu ở Ấn Độ chiếm 35% tổng sản lượng sữa các loại. Bơ sữa trâu là nguồn dầu ăn chủ yếu của Ấn Độ và Pakistan. Ở Ấn Độ 1 kg sữa trâu có giá 200 paisa còn sữa bò chỉ có giá 130 paisa.

Trâu được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ và Pakistan cách đây 5.000 năm. Vào khoảng năm 600 trước công nguyên, người Ảrập đưa trâu đến từ miền Lưỡng hà [Iraq] rồi chuyển chúng về vùng cận đông như Syria, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ. Trâu cũng từ vùng Trung Đông được đưa vào châu Âu thời Trung cổ. Ở Ý trâu được nuôi nhiều ở vùng Pontine Marshes phía đông nam của Rome và vùng phía nam của Naples. Trâu cũng thấy có ở Hungary, Rumania, Nam Tư, Hy Lạp, Bulgaria, Azerbaijan, Grudia… Năm 1807 Napoleon đem trâu từ Ý về vùng Landes thuộc tây nam nước Pháp và thả chúng gần Mont-de Marsan. Chúng trở thành trâu hoang, sống và sinh sôi nẩy nở trong rừng, nhưng không may chúng bị những nông dân săn bắt để làm thịt và khi Napoleon bị lật đổ thì chúng cũng bị làm thịt hết.

Từ thời Trung cổ người nông dân Ai Cập đã nuôi trâu, từ đó nó trở nên con gia súc quan trọng của Ai Cập hiện nay. Trong 50 năm gần đây, đàn trâu đã tăng gấp đôi và đạt 2 triệu con. Trâu bây giờ trở thành con vật cung cấp thịt “nghé” ngon mềm hơn bất cứ con gia súc nào, chúng cũng cung cấp sữa, dầu ăn và pho mat.

Gần đây một số nước ở Nam Mỹ cũng chú ý phát triển con trâu. Ví dụ, Brazil nhập trâu từ Ý và Ấn Độ. Thịt trâu và sữa trâu được bán rộng rãi ở các thành phố vùng Amazon, giá thịt trâu ở đây tương đương với giá thịt bò. Các nước khác như Trinidad, Veneasyuela, Colombia, Guyan, Costa Rica, Ecuador, Cayenne, Panama, Surinam cũng đang nuôi và phát triển đàn trâu.

Người ta vẫn tin rằng trâu là con vật sống duy nhất ở vùng nhiệt đới, tuy nhiên trâu sông đã được dùng để cào tuyết trong mùa đông ở Bulgaria. Những vùng ôn đới lạnh như Ý, Albania, Nam Tư, Hy Lạp, Thổ, Grudia, Azerbaijan và một số vùng núi lạnh của Pakistan, Afghanistan và Nepan cũng thấy có nhiều trâu.

Dân ta nuôi trâu để cày kéo, khi già thì mới làm thịt cho nên có thành kiến với thịt trâu. Thực ra thịt trâu có giá trị dinh dưỡng không khác gì thịt bò: Thịt có hàm lượng nước là 76,6%, protein 19%, tro 1%. Thịt trâu có mầu đỏ hơn thịt bò vì nhiều sắc chất hơn, nhưng mỡ thì trắng và có ít trong thịt [mỡ giắt 2 - 3% trong khi ở thịt bò là 3 - 4%]. Thịt trâu do ít mỡ cho nên lượng calo chỉ bằng 70% so với thịt bò, hàm lượng cholesterol cũng thấp hơn [82g/87g tính theo 100g], nhưng sắt giầu hơn 15 - 20%, vitamin B12 cao hơn 8 - 14% so với thịt bò.

Người Ý coi thịt trâu là loại thịt bổ do các đặc điểm nêu trên và còn do thịt trâu có khá nhiều acid béo omega-3 như EPA [Eicosapentoenoic Acid, C20:53] và DHA [Docosahexaenoic Acid, C22:63], các acid béo này chữa được nhiều bệnh như tim mạch, ung thư, suy giảm trí nhớ. Mỡ trâu còn có cả CLA [Conjugated Linoleic Acid], một loại mỡ trans tự nhiên tạo ra từ các loại vi khuẩn sống trong dạ cỏ, mỡ này không độc như mỡ trans nhân tạo mà còn ngăn ngừa được ung thư, hạ thấp cholesterol xấu [LDL] và mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh đái tháo đường.

Gần đây các nhà khoa học nước ta cũng đã bắt đầu chú ý đến việc nuôi trâu lấy thịt. Khả năng cho thịt của trâu không thấp như mọi người vẫn nghĩ. Trâu 18 - 24 tháng tuổi đem vỗ béo trong 3 tháng cho tăng trọng 680 - 700 g/ngày [tăng trọng cỡ này không thua kém bò, bò lai Sind vỗ béo tăng trọng cũng chỉ đạt từ 600 - 800 g/ngày]. Khẩu phần vỗ béo cho trâu chủ yếu là thức ăn dễ kiếm, ngoài cỏ tươi có thêm một lượng nhất định cám gạo, sắn lát hay sắn tươi.

Khả năng cho sữa của trâu cũng rất tuyệt vời cả về sản lượng và chất lượng.

Ở các nước như Ấn Độ và Ai Cập, trâu địa phương cho sản lượng 680 - 800 kg trong một chu kỳ sữa, trong khi đó sản lượng sữa của bò địa phương chỉ đạt 360 - 500 kg. Trâu đầm lầy nuôi ở nước ta và một số nước Đông Nam Á thường được coi là con vật cho ít sữa. Thực ra tiềm năng cho sữa của chúng cũng bị đánh giá sai. Ở Phillipines, trâu cái nuôi sinh sản cho 300 - 800 kg sữa trong chu kỳ 180 - 300 ngày; ở Thái Lan trâu đầm lầy được chọn lọc và nuôi để lấy sữa mỗi ngày cho 3 - 5 kg sữa [915 - 1.525 kg/chu kỳ 305 ngày]. Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc cho lai giữa trâu đầm lầy địa phương với trâu Murrah hay Nili/Ravi, con lai mỗi ngày cũng cho 4 - 5 kg sữa.

Đối với những giống trâu sữa [thuộc nhóm trâu sông] của Ấn Độ, Ý hay Pakistan cho 1.500 - 1.900 kg sữa mỗi chu kỳ, tuy nhiên cũng có những con thuộc giống Nili/Navi của Pakistan cho sản lượng 4.300 kg với chu kỳ 285 ngày, trâu sữa vùng Salerno của Ý cũng cho 3.500 kg sữa mỗi chu kỳ.

Các sản phẩm làm từ sữa trâu cũng đa dạng hơn sữa bò như bơ, dầu bơ, phomat cứng và mềm, sữa đặc, kem, sữa chua.

Do sữa trâu giàu protein và mỡ nên sản xuất một kilo phomat chỉ cần 5 kg sữa và sản xuất 1 kg bơ chỉ cần 10 kg sữa trâu [trong khi đó phải cần tới 8 kg và 14 kg sữa bò cho mỗi kilô bơ hay phomat]. Phomat làm từ sữa trâu có mầu trắng, nhiều nước rất ưa chuộng loại phomat này. Ở Veneasyuela phomat trâu được bán với giá 15 bolivar/kg, trong khi phomat làm từ sữa bò chỉ bán được 8 bolivar/kg.

Sữa trâu đặc hơn sữa bò do ít nước hơn, hàm lượng mỡ sữa đạt tới 7 - 8%, cao hơn của bò 50 - 60%, do vậy cứ 100 g sữa trâu cho 110 kcal năng lượng, trong khi sữa bò chỉ cho 66 kcal năng lượng. Hàm lượng protein trong sữa trâu cũng giàu hơn sữa bò. Hàm lượng acid béo no cao hơn sữa bò, nhưng cholesterol thì lại thấp hơn.

Con trâu và cái cày là hình ảnh thân thương về quê hương, làng bản, nhưng lại khiến con trâu bị giới hạn chỉ trong một vai trò là cày kéo. Đã đến lúc phải phát huy và khai thác những tiềm năng khác của con trâu, trong đó có tiềm năng cho thịt và cho sữa. 

Thịt trâu cũng là một loại thịt ngon. Một nghiên cứu đánh giá độ ngon của 3 loại thịt là thịt trâu, thịt bò lai [giữa giống bò Jamaica Red với Sahiwal] và thịt bò loại 1 nhập từ châu Âu đã được thực hiện ở Trinidad. 28 bữa ăn đã được thí nghiệm trong một công ty bán thịt, các thành viên ban giám khảo không ai được biết về tên của các loại thịt.

Tất cả thịt được bảo quản lạnh trong một tuần trước khi nấu. Kết quả đánh giá như sau: Thịt trâu được 14 người cho điểm cao nhất, thịt nhập từ châu Âu chỉ được 7, thịt bò lai được 5 người cho điểm cao nhất, có 2 người nói thịt trâu và thịt bò lai ngon như nhau và ngon hơn thịt bò nhập từ châu Âu. Thịt trâu nhận điểm cao nhất về mầu, hương vị, nhưng không thấy có sự khác nhau về kết cấu của thịt.

Trong dịp thăm Trung tâm Nghiên cứu về Trâu ở trường Đại học Kasasat, Thái Lan, một giáo sư chuyên nghiên cứu về trâu sau khi giới thiệu với tôi về hoạt động và các công trình nghiên cứu của Trung tâm, ông đã tặng tôi một bài thơ ông làm về con trâu. Bài thơ kết luận: Con trâu thật là một viên ngọc quý của châu Á [nguyên văn tiếng Anh: The precious stone of Asia - Bufflalo].

Bài thơ viết rằng con trâu làm việc cần cù, chăm chỉ, việc nặng thì giành lấy, nhưng ăn uống thì không kén chọn, cỏ non thì càng quý nhưng nắm rơm, ngọn mía cũng xong. Sống với người nông dân trâu yêu trẻ và được trẻ yêu. Khi vào lò mổ trâu cho thịt, cho xương, da thì làm giầy, làm mũ bảo hiểm cho các vận động viên đua xe, sừng móng cũng không bỏ đi. Trâu sinh ra không phải để nhận mà chỉ để cho. Bài thơ kết luận: Con trâu thật là một viên ngọc quý của châu Á [nguyên văn tiếng Anh: The precious stone of Asia - Bufflalo].

Sau này, trong cuộc đời nghề nghiệp của mình có dịp nghiên cứu, tìm hiểu về con trâu, tôi nhận thấy sự đánh giá của ông về con trâu thật là công bằng. Và tôi cũng nhận ra một điều là con trâu có khá nhiều tiềm năng mà hình như chưa được khai thác hết.

Hiện nay theo ước tính của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, thế giới có khoảng 153 triệu con trâu mà 97% trong số đó thì ở châu Á [nước ta hiện có gần 3 triệu con]. Trâu thích hợp với công việc của vùng lúa nước, nhưng nhiều người cứ nghĩ rằng nuôi trâu để cày kéo chứ đâu có ý thức rằng nuôi trâu còn để lấy sữa và lấy thịt.

Trâu được chia thành hai nhóm, nhóm trâu đầm lầy [swamp buffalo] và nhóm trâu sông [river buffalo].

Trâu đầm lầy thấy có mặt từ Phillipines cho tới miền viễn tây Ấn Độ, trâu loại này nuôi để cày kéo và lấy thịt, hầu như không nuôi để lấy sữa. Trâu sông thì nuôi để kéo và lấy sữa thấy có mặt từ Ấn Độ tới Ai Cập và cả châu Âu. Ở Ấn Độ con trâu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông thôn. Sữa trâu ở Ấn Độ chiếm 35% tổng sản lượng sữa các loại. Bơ sữa trâu là nguồn dầu ăn chủ yếu của Ấn Độ và Pakistan. Ở Ấn Độ 1 kg sữa trâu có giá 200 paisa còn sữa bò chỉ có giá 130 paisa.

Trâu được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ và Pakistan cách đây 5.000 năm. Vào khoảng năm 600 trước công nguyên, người Ảrập đưa trâu đến từ miền Lưỡng hà [Iraq] rồi chuyển chúng về vùng cận đông như Syria, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ. Trâu cũng từ vùng Trung Đông được đưa vào châu Âu thời Trung cổ. Ở Ý trâu được nuôi nhiều ở vùng Pontine Marshes phía đông nam của Rome và vùng phía nam của Naples. Trâu cũng thấy có ở Hungary, Rumania, Nam Tư, Hy Lạp, Bulgaria, Azerbaijan, Grudia… Năm 1807 Napoleon đem trâu từ Ý về vùng Landes thuộc tây nam nước Pháp và thả chúng gần Mont-de Marsan. Chúng trở thành trâu hoang, sống và sinh sôi nẩy nở trong rừng, nhưng không may chúng bị những nông dân săn bắt để làm thịt và khi Napoleon bị lật đổ thì chúng cũng bị làm thịt hết.

Từ thời Trung cổ người nông dân Ai Cập đã nuôi trâu, từ đó nó trở nên con gia súc quan trọng của Ai Cập hiện nay. Trong 50 năm gần đây, đàn trâu đã tăng gấp đôi và đạt 2 triệu con. Trâu bây giờ trở thành con vật cung cấp thịt “nghé” ngon mềm hơn bất cứ con gia súc nào, chúng cũng cung cấp sữa, dầu ăn và pho mat.

Gần đây một số nước ở Nam Mỹ cũng chú ý phát triển con trâu. Ví dụ, Brazil nhập trâu từ Ý và Ấn Độ. Thịt trâu và sữa trâu được bán rộng rãi ở các thành phố vùng Amazon, giá thịt trâu ở đây tương đương với giá thịt bò. Các nước khác như Trinidad, Venezuela, Colombia, Guyan, Costa Rica, Ecuador, Cayenne, Panama, Surinam cũng đang nuôi và phát triển đàn trâu.

Người ta vẫn tin rằng trâu là con vật sống duy nhất ở vùng nhiệt đới, tuy nhiên trâu sông đã được dùng để cào tuyết trong mùa đông ở Bulgaria. Những vùng ôn đới lạnh như Ý, Albania, Nam Tư, Hy Lạp, Thổ, Grudia, Azerbaijan và một số vùng núi lạnh của Pakistan, Afghanistan và Nepan cũng thấy có nhiều trâu.

Dân ta nuôi trâu để cày kéo, khi già thì mới làm thịt cho nên có thành kiến với thịt trâu. Thực ra thịt trâu có giá trị dinh dưỡng không khác gì thịt bò: Thịt có hàm lượng nước là 76,6%, protein 19%, tro 1%. Thịt trâu có mầu đỏ hơn thịt bò vì nhiều sắc chất hơn, nhưng mỡ thì trắng và có ít trong thịt [mỡ giắt 2 - 3% trong khi ở thịt bò là 3 - 4%]. Thịt trâu do ít mỡ cho nên lượng calo chỉ bằng 70% so với thịt bò, hàm lượng cholesterol cũng thấp hơn [82g/87g tính theo 100g], nhưng sắt giầu hơn 15 - 20%, vitamin B12 cao hơn 8 - 14% so với thịt bò.

Người Ý coi thịt trâu là loại thịt bổ do các đặc điểm nêu trên và còn do thịt trâu có khá nhiều acid béo omega-3 như EPA [Eicosapentoenoic Acid, C20:53] và DHA [Docosahexaenoic Acid, C22:63], các acid béo này chữa được nhiều bệnh như tim mạch, ung thư, suy giảm trí nhớ. Mỡ trâu còn có cả CLA [Conjugated Linoleic Acid], một loại mỡ trans tự nhiên tạo ra từ các loại vi khuẩn sống trong dạ cỏ, mỡ này không độc như mỡ trans nhân tạo mà còn ngăn ngừa được ung thư, hạ thấp cholesterol xấu [LDL] và mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh đái tháo đường.

Gần đây các nhà khoa học nước ta cũng đã bắt đầu chú ý đến việc nuôi trâu lấy thịt. Khả năng cho thịt của trâu không thấp như mọi người vẫn nghĩ. Trâu 18 - 24 tháng tuổi đem vỗ béo trong 3 tháng cho tăng trọng 680 - 700 g/ngày [tăng trọng cỡ này không thua kém bò, bò lai Sind vỗ béo tăng trọng cũng chỉ đạt từ 600 - 800 g/ngày]. Khẩu phần vỗ béo cho trâu chủ yếu là thức ăn dễ kiếm, ngoài cỏ tươi có thêm một lượng nhất định cám gạo, sắn lát hay sắn tươi.

Khả năng cho sữa của trâu cũng rất tuyệt vời cả về sản lượng và chất lượng.

Ở các nước như Ấn Độ và Ai Cập, trâu địa phương cho sản lượng 680 - 800 kg trong một chu kỳ sữa, trong khi đó sản lượng sữa của bò địa phương chỉ đạt 360 - 500 kg. Trâu đầm lầy nuôi ở nước ta và một số nước Đông Nam Á thường được coi là con vật cho ít sữa. Thực ra tiềm năng cho sữa của chúng cũng bị đánh giá sai. Ở Phillipines, trâu cái nuôi sinh sản cho 300 - 800 kg sữa trong chu kỳ 180 - 300 ngày; ở Thái Lan trâu đầm lầy được chọn lọc và nuôi để lấy sữa mỗi ngày cho 3 - 5 kg sữa [915 - 1.525 kg/chu kỳ 305 ngày]. Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc cho lai giữa trâu đầm lầy địa phương với trâu Murrah hay Nili/Ravi, con lai mỗi ngày cũng cho 4 - 5 kg sữa.

Đối với những giống trâu sữa [thuộc nhóm trâu sông] của Ấn Độ, Ý hay Pakistan cho 1.500 - 1.900 kg sữa mỗi chu kỳ, tuy nhiên cũng có những con thuộc giống Nili/Navi của Pakistan cho sản lượng 4.300 kg với chu kỳ 285 ngày, trâu sữa vùng Salerno của Ý cũng cho 3.500 kg sữa mỗi chu kỳ.

Các sản phẩm làm từ sữa trâu cũng đa dạng hơn sữa bò như bơ, dầu bơ, phomat cứng và mềm, sữa đặc, kem, sữa chua.

Do sữa trâu giàu protein và mỡ nên sản xuất một kilo phomat chỉ cần 5 kg sữa và sản xuất 1 kg bơ chỉ cần 10 kg sữa trâu [trong khi đó phải cần tới 8 kg và 14 kg sữa bò cho mỗi kilô bơ hay phomat]. Phomat làm từ sữa trâu có mầu trắng, nhiều nước rất ưa chuộng loại phomat này. Ở Venezuela phomat trâu được bán với giá 15 bolivar/kg, trong khi phomat làm từ sữa bò chỉ bán được 8 bolivar/kg.

Sữa trâu đặc hơn sữa bò do ít nước hơn, hàm lượng mỡ sữa đạt tới 7 - 8%, cao hơn của bò 50 - 60%, do vậy cứ 100 g sữa trâu cho 110 kcal năng lượng, trong khi sữa bò chỉ cho 66 kcal năng lượng. Hàm lượng protein trong sữa trâu cũng giàu hơn sữa bò. Hàm lượng acid béo no cao hơn sữa bò, nhưng cholesterol thì lại thấp hơn.

Con trâu và cái cày là hình ảnh thân thương về quê hương, làng bản, nhưng lại khiến con trâu bị giới hạn chỉ trong một vai trò là cày kéo. Đã đến lúc phải phát huy và khai thác những tiềm năng khác của con trâu, trong đó có tiềm năng cho thịt và cho sữa. 

Thịt trâu cũng là một loại thịt ngon. Một nghiên cứu đánh giá độ ngon của 3 loại thịt là thịt trâu, thịt bò lai [giữa giống bò Jamaica Red với Sahiwal] và thịt bò loại 1 nhập từ châu Âu đã được thực hiện ở Trinidad. 28 bữa ăn đã được thí nghiệm trong một công ty bán thịt, các thành viên ban giám khảo không ai được biết về tên của các loại thịt.

Tất cả thịt được bảo quản lạnh trong một tuần trước khi nấu. Kết quả đánh giá như sau: Thịt trâu được 14 người cho điểm cao nhất, thịt nhập từ châu Âu chỉ được 7, thịt bò lai được 5 người cho điểm cao nhất, có 2 người nói thịt trâu và thịt bò lai ngon như nhau và ngon hơn thịt bò nhập từ châu Âu. Thịt trâu nhận điểm cao nhất về mầu, hương vị, nhưng không thấy có sự khác nhau về kết cấu của thịt.

Lượt xem: 1029 Bản in Quay lại

Video liên quan

Chủ Đề