Trẻ bị hóc xương cá phải làm sao

Trên mạng chỉ đầy cách trị hóc xương cá rồi, nay em xin bổ sung vài cách vừa học được của một bác sĩ người nước ngoài là bạn của chồng em.

Hôm rồi đứa lớn 3 tuổi nhà em bị hóc xương cá. Xương nhỏ thôi nhưng cũng vướng vướng làm nó khó chịu và khóc nghe nhức cả đầu. Thấy con cứ khóc thét lên em sốt ruột lắm. Chị hàng xóm bảo em cho tay vào miệng móc ra, em sợ làm như vậy không khéo nó ghim vô sâu hơn rồi gây nhiễm trùng cho con càng nguy hiểm. Lúc này đang luống cuống chưa biết làm sao thì may lúc đó, bạn của chồng em là một bác sĩ người nước ngoài đến chơi. Ông ấy thấy vậy rồi bảo chồng em nhà có kẹo dẻo không loại marsmallow [mẹ nào không biết loại kẹo này thì lên mạng search nhé].

Cũng may con em thích ăn loại này nên trong nhà lúc nào cũng có sẵn, trong đầu nghĩ ổng lấy kẹo làm gì, ai ngờ ổng cho con em ăn. Thằng bé đang khóc ngất bỗng nín luôn vì được ăn kẹo, nó vừa nhai vừa nuốt thấy cưng lắm. Vài giây sau nó bỗng tươi cười trở lại, em hỏi con thấy họng còn đau không, nó lắc đầu rồi còn đòi ăn kẹo nữa, vui lắm các chị ạ.

Thì ra tất cả là nhờ viên kẹo thần kỳ này đấy. Trong kẹo này có thành phần gelatin nên nó dẻo dẻo, khi nuốt kéo theo cả xương mắc ở cổ. À, mà kẹo này ăn ngon lại an toàn và có lợi cho sức khỏe nên các mẹ thường xuyên mua cho các bé ăn cũng tốt. Khi chẳng may con bị hóc xương, mình có cái để chữa hóc xương cho con luôn [nhưng tìm mua cái hiệu nào uy tín một tí nhé các mẹ].

Kẹo marsmallow nè các mẹ


Ngoài ra, ông bạn nước ngoài còn chỉ vợ chồng mình vài cách khác cũng dễ áp dụng nên mình viết ra đây cho các mẹ biết luôn.

Ho mạnh

Với những bé lớn lớn một chút và biết làm theo mệnh lệnh của người lớn, các mẹ có thể kêu bé ho mạnh vì ho mạnh cũng có thể làm xương bị văng ra. Sau đó các mẹ kêu bé khạc nước bọt để nếu có, xương sẽ trôi theo ra ngoài.

Uống nước muối ấm

Nếu dùng cách ho không hiệu quả, các mẹ thử cho con uống liên tiếp vài ngụm nước muối ấm. Nước muối ấm có thể giúp đánh bật xương nhỏ và đưa nó trôi theo đường tiêu hóa xuống dạ dày [cái này ông í nói thế nhưng mình quên hỏi tại sao lại vậy. Nếu mẹ nào có kiểm chứng cách này thì cho chị em biết hiệu quả của nó nhé 

]

Uống dầu ô-liu

Ông í nói lúc ở nhà [mà nhà ông í ở Pháp], ông í thường đun một ly nước với một nắm lá ô-liu, khi nào nước bớt nóng thì uống. Cách này sẽ làm xương mềm và trôi xuống dễ dàng. Ở Việt Nam không có lá ô-liu, các mẹ có thể đun ấm một ít dầu ô-liu rồi cho con uống cũng được.

Nuốt một miếng chuối

Ngậm một miếng chuối trong miệng vài phút cho đến khi tiết đủ dịch vị thì nuốt nó [không được nhai nhé]. Cách này có thể làm xương mắc vào miếng chuối và trôi xuống dạ dày.

Uống dấm

Uống dung dịch dấm pha loãng [chắc cũng tương tự như mấy cái mẹo bên mình là ngậm một miếng chanh hay kẹo vitamin C] để làm xương mềm [hoặc tan] rồi trôi xuống dễ dàng.

Có một vài lưu ý cho các mẹ:

Những mẹo trên chỉ dành cho trường hợp mắc xương nhỏ thôi. Nếu xương lớn thì các mẹ phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Ở đó họ có các dụng cụ để soi và gắp ra. Trong thời gian đó thì đừng cho con ăn thêm bất cứ thứ gì để tránh xương găm sâu thêm vào cổ con nhé.

Người mẹ vui mừng cảm ơn bác sĩ đã giúp cô con gái 5 tuổi gắp chiếc xương cá ra ngoài nhưng bác sĩ nói rằng phương pháp sơ cứu của mẹ đã cứu lấy con.

  • Ăn cháo cá, bé trai 3 tuổi bị xương cá đâm thủng manh tràng
  • Mẹ đã gỡ hết xương cá nhưng con 2 tuổi vẫn bị hóc nghẹn phải đi cấp cứu vì bộ phận không ngờ của con cá

Hiểu Hiểu 5 tuổi rất thích ăn cá. Mỗi lần được cho ăn cá cô bé đều rất vui nhưng người mẹ trái lại rất lo lắng. Cô liên tục nhắc nhở con gái ngay tại bàn ăn: "Con hãy nhai kỹ, nhằn hết xương ra, đừng để mắc vào cổ họng".

Thật đáng tiếc khi người mẹ càng lo sợ điều gì đó thì càng dễ xảy ra. Một lần khi Hiểu Hiểu đang ăn cá, cô bé nói với mẹ: "Mẹ đừng lo". Kết quả là xương cá mắc vào cổ họng, bản thân Hiểu Hiểu cũng cảm nhận được sự bất thường. Cô bé bắt đầu căng thẳng và khó chịu, khuôn mặt bắt đầu đỏ bừng.

Người mẹ phát hiện sự việc tỏ ra vô cùng hốt hoảng. Cô liên tục vỗ mạnh vào đầu để buộc mình phải bình tĩnh lại. Người mẹ lập tức đi lấy nhíp, yêu cầu con gái há to miệng để cố gắng gắp xương cá ra ngoài. tuy nhiên, cách làm này đã thất bại. Thấy con gái khó chịu, người mẹ càng lo lắng hơn.

Người mẹ chợt nhớ từng đọc sách viết rằng, có thể cho trẻ ho nhẹ và cố khạc nhổ xương cá ra. Vì vậy, cô bảo Hiểu Hiểu cố gắng ho nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả.

Người mẹ cảm thấy không ổn, liền nói với con gái: "Con ngậm viên vitamin C trong miệng, nếu là xương cá nhỏ thì có thể làm mềm xương". Sau đó, người mẹ vội vàng đưa Hiểu Hiểu đến bệnh viện.

Các bác sĩ nhanh chóng gắp được chiếc xương cá ra ngoài. Mẹ Hiểu Hiểu vui mừng cảm ơn bác sĩ nhưng bác sĩ nói: "Tất cả đều là nhờ những quyết định của mẹ. Chính mẹ đã cứu đứa trẻ", mẹ Xiaoxiao bất ngờ và mỉm cười.

Ăn cá rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị hóc xương với trẻ nhỏ. [Ảnh minh họa]

Bác sĩ giải thích:

Thứ nhất, người mẹ đã không áp dụng những phương pháp chữa mẹo cổ hủ, ví dụ như cho con ăn một miếng cơm, miếng bánh hay bất kỳ thứ gì khác để hy vọng chiếc xương trôi xuống bụng.

Cách làm này có thể khiến xương cá sẽ bị chặt và khó lấy ra hơn. Thậm chí, không may xương cá cắt cổ họng, hậu quả còn khó lường hơn.

Thứ hai là người mẹ đã vận dụng kiến thức sách vở để sơ cứu đúng cách cho con gái ngay lập tức, không để xương cá vào sâu hơn và giảm mức độ nguy hiểm cho con gái.

Thứ 3 là người mẹ không xem thường việc hóc xương cá, đưa con đến bệnh viện nhanh nhất có thể, qua đó giúp tình trạng của bé không bị xấu đi và các bác sĩ có thể dễ dàng gắp xương cá ra ngoài.

Nên làm gì khi trẻ bị hóc xương cá

Cho trẻ ho nhẹ nhàng

Xương cá mắc kẹt trong họng, thường ở rìa amidan. Cha mẹ có thể kêu con ho nhẹ để xem lực rung có thể ho ra xương cá hay không. Đây là bước đầu tiên, thường xương cá nhỏ sẽ ho ra tại thời điểm đó dưới tác động của lực rung. Sau đó, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra xem con còn bị hóc xương hay không.

Ngậm vitamin C và nhanh chóng đến bệnh viện

Khi trẻ không may hóc xương cá, nếu có vitamin C ở nhà thì có thể cho vào miệng ngậm nhanh và đợi tan hết. Phương pháp này làm mềm các xương cá nhỏ.

Sau đó ba mẹ vẫn phải đưa con đi khám ngay, vì nếu xương cá nằm sâu, mắc vào cổ họng quá lâu sẽ là một điều siêu nguy hiểm.

Điều cần đặc biệt chú ý là ba mẹ dù có sốt ruột đến đâu cũng đừng sơ cứu con sai cách. Ví dụ, dùng tay móc cổ họng có thể làm di chuyển xương cá, điều này càng không thuận lợi cho các bác sĩ trong việc gắp xương ra.

Một ví dụ khác là ăn cơm, bánh mỳ,... Phương pháp này không đúng và rất nguy hiểm nhưng nhiều lại rất phổ biến. Ngay cả khi cách làm này có thể đẩy xương cá trôi khỏi họng, nhưng khi trôi dạ dày, nó có khả năng làm trầy xước nội tạng và tình hình còn trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Sina

Để không nằm trong danh sách "vài người bố ruột không thay tã cho con" như vợ cũ Hoài Lâm cà khịa, dưới đây là các bước thay tã các anh chồng nên biết

Video liên quan

Chủ Đề