Trong các thế kỉ XVIII - XIX những thành tựu về kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật có tác dụng



Bài 8 - Sự phát triển của kĩ thuật khoa học văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX

I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật
  • Hoàn cảnh lịch sử
    • Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trước tiên ở nước Anh sau đó lan sang cácn nước Âu – Mĩ đã tạo một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
  • Thành tựu chủ yếu


=> thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước. Nhân loại chuyển tử văn minh nông nghiệp sang nền văn minh lúa nước.

II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

1. Khoa học tự nhiên


=> Những phát minh trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lý thần học cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài.

2. Khoa học xã hội



=>Thay đổi nhận thức, vươn tới khoa học.

3. Sự phát triển của văn học - nghệ thuật thuật. [đọc thêm]

  • Trào lưu:" Triết học ánh sáng"​

  • Trào lưu văn học hiện thực phê phán.​

Câu 1: Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc có động cơ hơi nước ?

Bài làm:
Sự tiến bộ về kĩ thuật: lò luyện kim, ứng dụng động cơ hơi nước trong sản xuất, sự chuyển biến mạnh mẹ từ công trường thủ công sang nền sản xuất công nghiệp cơ khí mà trong đó sắt, máy móc và động cơ hơi nước được sản xuất và sử dụng phổ biến.​

Câu 2: Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự?

Bài làm:
Những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp và quân sự:​

  • Về công nghiệp: Kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy móc, đặc biệt là máy hơi nước, sử dụng nguyên liệu than đá, dầu mỏ [phát triển nghề khai thác mỏ].​

  • Về giao thông: đóng tàu thuỷ, chế tạo xe lửa, phát minh máy điện tín. Do việc phát triển của các ngành khác nên việc chuyển chở hàng hoá tư miền này sang miền khác, nước này sang nước khác tăng lên, đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh chóng của những phương tiện vận chuyển.​

  • Về nông nghiệp: Sử dụng phân hoá học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.​

  • Về quân sự: Sản xuất nhiều loại vũ khí mới, chiếm hạm, ngư lôi, khí cầu…​

Câu 3: Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII- XIX?

  • Đầu thế kl XVIII, Niu-tơn [người Anil] đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.​

  • Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp [người Nga] tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.​

  • Năm 1837. Puốc-kin-giơ [người Séc] khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.​

  • Năm 1859, Đác-uyn [người Anh] nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật..​

Câu 4: Vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân?

Bài làm: Các tác phẩm đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản và lên án những tệ nạn xã hội đương thời, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người dân lao động.

Câu 5: Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Câu 6: Bằng kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ X

Bài làm: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du của Truyện Kiều: Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm Truyện Kiều. Có thể nói Nguyễn Du chính là một hiện tượng của nền văn học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên sinh năm 1765 mất năm 1820, quê tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời ông có một nền tảng gia đình vô cùng danh giá, cha làm quan lớn trong triều Lê, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm tới quan Tham tụng trong triều. Tuy nhiên do mồ côi cha mẹ sớm [ 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ], tuổi thơ ông trải qua một cách đầy biến động, phải tha hương nhiều nơi lúc thì về quê cha, khi về quê mẹ và có một thời gian phải phiêu dạt tận quê vợ ở Thái Bình. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà có nhiều rối ren các thế lực phong kiến chém giết và tàn sát lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tình cảm cũng như nhận thức của nhà thơ. Bởi thế ông luôn nhận thức trung thành với triều Lê, căm thù sâu sắc với quân Tây Sơn, sau này làm quan thì rụt rè, u uất. Có thể nói chính cuộc sống chìm nổi cùng với thời thế đầy biến động, phiêu bạt nhiều nơi đã là những thứ hồ để tạo nên một Nguyễn Du có học vấn sâu rộng, trái tim chất chứa yêu thương và cảm thông sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Ông cũng được coi như 1 trong năm người giỏi nhất nước Nam thời bấy giờ. Nguyễn Du được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ , bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông để lại cho đời cả một kho tàng văn học phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm. Trong đó chữ Hán có Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Bắc hành tạp lục 125 bài, Nam trung tạp ngâm 40 bài... chữ Nôm có văn chiêu hồn, Văn tế, và tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường Tân Thanh.

Truyện Kiều hay còn có tên gọi là Đoạn trường Tân Thanh được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 [ 1805 -1809]. Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân [ Trung Quốc] tuy nhiên đã được sáng tạo tài tình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Đây là câu truyện được kể bằng 3254 câu thơ chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ.....​

Những thành tựu về kĩ thuật :

+ Cuộc CM công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ,… đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng.

+ Việc phát minh ra máy hơi nước đã phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. Năm 1807, kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt được đại dương.

+ Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt chở được nhiều hành khách và hàng hóa trên các toa, đạt tốc độ 6 km/ giờ, mở đầu cho sự ra đời của ngành đường sắt.

+ Máy điện tín được phát minh ở Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ [Mĩ] thế kỉ XIX.

+ Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao năng suất lao động.

+ Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu,… phục vụ cho chiến tranh.

Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:

+ Khoa học tự nhiên:

– Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn [người Anh] đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

– Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp [người Nga] tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về Vật lí, Hóa học.

READ:  Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng 1883? - Lịch Sử lớp 8

– Năm 1837, Puốc-kin-giơ [người Séc] khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

– Năm 1859, Đác-uyn [người Anh] nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật…

+ Khoa học xã hội:

– Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen [người Đức].

– Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô [người Anh] đã xây dựng học thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

– Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

– Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học [năm 1848] do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người.

Sự phát triển của văn học và nghệ thuật:

Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và giải phóng nhân dân bị áp bức:

– Ở Pháp, có các nhà Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô, kịch liệt lên án chế độ phong kiến lỗi thời, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân.

– Ở Anh, nhà thơ Bai-rơn dùng văn học trào phúng làm vũ khí để phê phán những bất trong công xã hội.

– Trong văn học hiện thực phê phán có Ban-dắc [Pháp], Đích-ken [Anh], Gô-gôn và Lép Tôn-xtôi [Nga],… đã viết nhiều tác phẩm, một mặt lên án chế độ bóc lột, mặt khác thông cảm với người dân lao động bị áp bức, bất công.

– Về âm nhạc, những nhạc sĩ thiên tài như Mô-da [người Áo], Bách và Bét-tô-ven [người Đức], Sô-panh [người Ba Lan], Trai-cốp-xki [người Nga],… đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc sống tự do…

– Về hội họa, xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với quần chúng nhân dân, tiêu biểu là Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê [Pháp], Gôi-a… với nhiều bức tranh phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội, ca ngợi cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân…

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề