Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

Vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Vitamin và khoáng chất cho người trưởng thành, trẻ em hay người già đều rất quan trọng.

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Chức năng của vitamin trong cơ thể:

  • Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
  • Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
  • Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
  • Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:

Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Vitamin A: Giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Vitamin C: Làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

Vitamin D: Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng...

Vitamin E: Liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.

Vitamin K: Là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.

Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

Vitamin D cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương

Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin:

  • Thành phần thức ăn không đầy đủ.
  • Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.
  • Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.
  • Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể.
  • Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,...

Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể:

  • Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy.
  • Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.
  • Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

Sắt cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu

Đối với sức khỏe, khoáng chất có vai trò quan trọng tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.

Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng. Vai trò của một số khoáng chất quan trọng sử dụng phổ biến:

Magie: Cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.

Selen: Là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.

Sắt: Cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.

Kẽm: Kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.

Clorua: Là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.

Kali: Cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.

Natri: Kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.

Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Hiện nay, do thay đổi các phương thức chế biến, thay đổi các thói quen ăn uống sinh hoạt cũng như các cách nuôi trồng thực phẩm mà lượng vitamin khoáng chất được đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi theo. Dù là yếu tố vi lượng nhưng khi cơ thể có hiện tượng thừa hay thiếu vitamin khoáng chất đều gây những ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể đảm bảo cho sức khỏe phát triển tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Phòng dịch COVID-19: Lạm dụng vitamin C có gây hại?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm Virus Corona

XEM THÊM:

1. Chức Năng Của Khoáng Chất Trong Cơ Thể:

Đối với sức khỏe, khoáng chất có vai trò quan trọng tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.

Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng.

2. Phân Loại

Khoáng chất được chia làm 2 nhóm

Khoáng chất đa lượng: là những chất khoáng mà cơ thể cần với lượng khá lớn, trên 250 mg/ngày. Gồm: canxi, phốt pho, lưu huỳnh, magiê và 3 chất điện phân natri, clo và kali.

Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

Khoáng chất vi lượng: tuy rất cần thiết nhưng nhu cầu cơ thể không nhiều, dưới 20 mg/ngày. Như là sắt, đồng, bạc, kẽm, crom, mangan, selen, cobalt, flour, silic, molybden, boron...

Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò
Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

3. Vai Trò Của Một Số Khoáng Chất Quan Trọng Sử Dụng Phổ Biến

Canxi: Khoáng chất quan trọng cho mọi lứa tuổi. Trong cơ thể 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu. Các thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa… Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu. Ngoài ra, có thể sử dụng các thực phẩm có bổ sung canxi.

Sắt: Sắt cần thiết cho việc vận chuyển oxy trong máu và quan trọng để tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt. Sắt có trong một số thực phẩm, chẳng hạn như thịt nạc và hải sản, các loại hạt, đậu và thực phẩm tăng cường. Các nhóm có nguy cơ bị thiếu sắt bao gồm phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu nữ và phụ nữ tiền mãn kinh.

Magie: cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.

Selen: là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.

Kẽm: kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.

Clorua: là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.

Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.

Natri: kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.

4. Tham Khảo Chế Độ Ăn Khuyến Nghị Đối Với Các Khoáng Chất

Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò
Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò
Trong cơ thể các chất khoáng có bào nhiều vai trò

5. Lưu Ý Khi Bổ Sung Khoáng Chất Cho Cơ Thể

Khoáng chất dung nạp vào cơ thể không được dùng hết sẽ đào thải qua nước tiểu. Khi lượng khoáng chất dung nạp quá cao và được giữ lại quá lâu thì chúng có thể gây ra 1 số tác hại với sức khỏe.

Việc bổ sung 1 lượng lớn bất kỳ chất khoáng nào sẽ tạo ra sự mất cân bằng và cản trở sự hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.

Thiếu khoáng chất thì vitamin không thể hấp thụ.

6. Thời Điểm Tốt Nhất Để Bổ Sung Vitamin Và Khoáng Chất

Canxi: Để canxi được hấp thụ tốt nhất, cần phải uống canxi chia theo liều, bởi vì cơ thể chỉ hấp thụ tốt nhất khoảng 500mg canxi mỗi lần uống.

Canxi nên uống sau bữa sáng và bữa trưa 1 giờ (nếu uống một liều/ngày thì tốt nhất là uống sau bữa sáng) sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể nhất, giảm nguy cơ tích tụ canxi ở thận, đường tiết niệu. Đồng thời, không nên uống canxi trước khi ăn để tránh việc ảnh hưởng tới dạ dày.

Lưu ý khi uống Canxi:

- Không nên uống canxi cùng một lúc với các loại vitamin tổng hợp có chứa sắt và magie, vì cơ thể có thể sẽ không hấp thụ được tốt.

- Khi bổ sung canxi nên uống nhiều nước để tránh sỏi thận.

- Không nên uống canxi vào buổi chiều hoặc tối, đặc biệt là sau 9 giờ tối.

- Đối với trường hợp bạn đang dùng các loại kháng sinh khác thì nên uống cách hai tiếng.

- Không nên uống cùng sữa, café, nước hoa quả...

- Trong bữa ăn nếu có nhiều thực phẩm chứa chất đạm sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi

Magiê: là loại vitamin nên uống vào buổi tối, bởi vì magiê giúp ngủ ngon khi được uống gần giờ đi ngủ. Ở những người bị chuột rút chân vào ban đêm, magiê cũng có thể giúp giảm bớt vấn đề đó.

Sắt: Sắt hấp thu tốt nhất khi dạ dày rỗng (lúc đói). Vì vậy, nên uống viên sắt trước bữa ăn 30 phút. Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, do vậy có thể uống nước cam để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể. Trong protein của động vật cũng chứa chất giúp hỗ trợ hấp thụ sắt tối ưu, vì vậy mà nên ăn cá, thịt trong các bữa ăn thường ngày. Cần tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có gas vì chúng cản trở quá trình hấp thụ của sắt. Không uống sắt cùng với canxi vì canxi cản trở sự hấp thu sắt.

Kẽm: Thời điểm tốt nhất để sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm là 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn và nên uống vào buổi sáng. Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể uống kẽm trong bữa ăn.

5 VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT BẠN KHÔNG NÊN TỰ Ý BỔ SUNG

Các vấn đề nếu bổ sung dư khoáng chất:

CANXI: canxi dư có thể dẫn đến vôi hóa động mạch hay mô mềm trong cơ thể. Bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ về tim mạch và nhiều tác hại do dư thừa canxi. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia thì canxi bổ sung có thể tạo sỏi thận cho những bạn có cơ địa dễ hình thành sỏi.

VITAMIN E: nghiên cứu mới đây ghi nhận vitamin E có thể gia tăng nguy cơ tử vong ở những người bổ sung vitamin E liều cao.

IỐT: Quá nhiều hay quá ít iốt đều có thể dẫn đến sự bất thường của tuyến giáp và gây nên bệnh suy giáp.

SẮT: lượng sắt dư trong cơ thể có thể phá hủy gan và nhiều cơ quan khác như tụy và tim. Sắt dư còn khiến cơ thể bị oxy hóa và phá hủy các tế bào trong cơ thể bạn nữa.

VITAMIN B6: Một nghiên cứu ghi nhận được khi bổ sung vitamin B6 trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây độc cho cơ thể, bệnh viêm đa dây thần kinh… Vì thế, khi không cần thiết hay không được bác sĩ hướng dẫn, bạn đừng nên uống quá nhiều vitamin B6.

----(◕‿◕✿)----

Vetco Store - Thế giới hàng Úc

0789.309.567

BN4 LK6 đường N1, Kp. 7, P. Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai