Trồng và thu hoạch hành lá

Hành lá, hành củ là 2 loại cây gia vị được sử dụng rất nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Với nhu cầu to lớn và khí hậu, điều kiện thuận lợi thì quyết định kinh doanh vào trồng hành lá và hành củ hoàn toàn có cơ sở và khả năng thành công cao. Tuy nhiên để thành công thì bước đầu tiên và có đầu ra chất lượng. Tìm hiểu về kỹ thuật và cách trồng hành lá, hành củ, các loại phân bón phù hợp để ứng dụng một cách linh hoạt, thông minh nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giúp sản lượng thu hoạch có chất lượng tốt nhất.

Cách xử lý đất và lên luống

Trồng và thu hoạch hành lá
Cách xử lý đất và lên luống

Kỹ thuật trồng hành lá, hành củ có những tiêu chuẩn riêng đòi hỏi người nông dân cần nghiên cứu kĩ, có những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong trồng trọt. Ứng dụng các cách xử lý một cách khoa học, chính xác sẽ giúp đem đến kết quả cao. Trong đó, kỹ thuật xử lý đất và lên luống cũng có những yêu cầu riêng cần đáp ứng như:

Xử lý độ pH trong đất:

  • Độ pH <6.0 cần bón 10 -15kg vôi bột
  • Độ pH từ 6.0 – 6.5 thì bón thêm 5 – 7kg vôi
  • Độ pH >6.5 thì không cần bón thêm vôi

Lên luống cần đảm bảo mặt luống có:

  • Độ rộng từ 1m trở lên,
  • Rãnh có chiều rộng ít nhất 30cm
  • Chiều cao của luống từ 30 – 35cm.

Chuẩn bị đất và lên luống đúng yêu cầu kỹ thuật, chuẩn xác để chuẩn bị điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình trồng hành củ, hành lá diễn ra thuận lợi, có được kết quả cao như ý muốn.

Kinh nghiệm lựa chọn giống hành lá, hành củ

Yêu cầu đối với mỗi sào hành cần có từ 15 – 20kg giống giúp đảm bảo mật độ trồng chuẩn xác. Củ hành giống khi lựa chọn nên là những củ chắc, có đáy tròn, mang màu tím đậm, tuyệt đối không có tình trạng bị nhiễm bệnh, chưa có rễ non mọc ra và không bị giập nát.

Việc lựa chọn củ giống chất lượng là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó giúp việc trồng và phát triển cây hành thuận lợi, khỏe mạnh, ít sâu bệnh và cho năng suất cao nhất.

Xác định lượng phân và cách bón

Khi trồng hành lá, hành củ, để đảm bảo cho cây trồng phát triển khỏe mạnh và thuận lợi thì giải pháp tốt nhất chính là bón lót phân hữu cơ bằng phân hữu cơ hoai mục hoặc hữu cơ Organic 1 hoặc Nutrifert 4-3-3 với lượng từ 80-100kg/1000m2/lần.

Chuẩn bị lượng phân bón NPK đầy đủ, tương ứng với diện tích trồng thực tế. Tiến hành bón phân chia làm 3- 4 lần vào những thời điểm thích hợp nhằm giúp cây khỏe mạnh hơn.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hành lá, hành củ

Trồng và thu hoạch hành lá
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hành lá, hành củ

Kỹ thuật trồng hành lá, hành củ khá đơn giản:

  • Cắm múi hành thành 5 hàng dọc, theo đúng luống, sát ra cả mép luống từ 5 – 7cm.
  • Khoảng cách giữa các hàng là 25cm, các cây cách nhau khoảng 20cm.
  • Đảm bảo mật độ, với số lượng từ 4500 – 5000 củ/ sào là thích hợp nhất.
  • Khi ấn múi hành xuống đất nên để ở độ sâu ngập khoảng 2/3 nhánh, sau đó sử dụng rơm hoặc rạ phủ lên.

Kỹ thuật trồng này sẽ giúp giữ ẩm cho cây hiệu quả, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng cỏ mọc.

Một vài lưu ý quan trọng cần biết khi trồng hành lá, hành củ:

  • Bón phân nên kết thúc sau từ 50 – 60 ngày trồng kết hợp thực hiện tỉa hành.
  • Duy trì độ ẩm từ 70 – 80% cho đất trồng nhằm đảm bảo không có tình trạng khô cằn xuất hiện.
  • Sau khi trồng khoảng 70 ngày cần chú ý xuống củ, nếu gặp thời tiết nhiệt độ cao cần hạn chế tưới nước. Có thể bổ sung thêm kali trắng để cây xuống củ thuận lợi, tránh sâu bệnh hại.
  • Chú ý kiểm tra nước mưa, sương có độ pH bao nhiêu nhằm tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho hành lá, hành củ

Trồng và thu hoạch hành lá
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho hành lá, hành củ

Kỹ thuật bón phân có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo. Lượng phân bón và loại phân bón phù hợp với từng giai đoạn bón thúc cho hành lá, hành củ là phân NPK Hà Lan 15-15-15 với lượng 20-30 kg/1000m2/lần

  1. Bón thúc lần đầu: sau 10 – 20 ngày trồng, có thể hòa loãng tiến hành tưới đều lên mặt luống. Ở giai đoạn này chú ý không sử dụng phân đạm để tưới thúc có thể khiến cây dễ bị bệnh.
  2. Bón thúc lần hai: cách lần đầu từ 10 – 15 ngày
  3. Bón thúc lần thứ ba: sau từ 55 – 60 ngày trồng, đây là giai đoạn hành bắt đầu xuống củ.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho hành lá, hành củ

Phòng trừ sâu bệnh cho cây là cực kỳ cần thiết để đảm bảo chất lượng và số lượng thu hoạch. Qua đó, việc có thể đảm bảo hành có được điều kiện phát triển lý tưởng và phù hợp nhất được thực hiện.

  • Trường hợp bệnh vừa xuất hiện trên ruộng thì tiến hành nhổ bỏ hoàn toàn, tiêu hủy những cây bị bệnh.
  • Tưới nước vôi trắng, hoặc rắc vôi bột vào vị trí gốc hành mới nhổ, tránh nguy cơ lây lan bệnh.
  • Trong thời tiết có độ ẩm cao, ít nắng thì sử dụng kết hợp thuốc trừ nấm, vi khuẩn theo hướng dẫn.
  • Sau thời gian sử dụng thuốc từ 3 – 5 ngày nên sử dụng phân vi lượng qua lá, cùng với kali trắng để bổ sung, giúp cây có thể hồi phục nhanh chóng.

Kết

Tìm hiểu, biết được những kỹ thuật và cách trồng hành lá, hành củ là rất cần thiết nhằm giúp quy trình trồng trọt đơn giản và dễ kiểm soát đem đến cho nông dân mùa vụ thu hoạch có kết quả tích cực, lý tưởng như mong muốn. Hy vọng bài chia sẻ trên từ Công ty phân bón Hà Lan sẽ giúp bạn có được thông tin và kiến thức mình cần.

Đăng nhập