Từ năm 1961 1973 những chiến lược chiến tranh Mỹ thực hiện ở Việt Nam không có sự khác biệt về

Đến năm 1961, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt", tăng cường viện trợ quân sự, hệ thống cố vấn, đẩy nhanh tốc độ xây dựng quân đội ngụy thành lực lượng tác chiến chủ yếu để thực hiện kế hoạch bình định miền Nam. Trước tình hình đó, quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng LLVT, mở rộng các căn cứ địa, phát triển chiến tranh du kích, tăng cường hoạt động và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của các đơn vị chủ lực ở miền Nam.

Nhờ đó, LLVT cách mạng miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng, liên tục mở các chiến dịch tiến công địch trên khắp miền Nam. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam không ngừng phát triển. Nhân dân ở các vùng nông thôn được sự giúp sức của các LLVT đã nổi dậy phá tan từng mảng hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn, xã, giành thắng lợi cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ. Bộ đội chủ lực đã phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích giải phóng và làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Lực lượng các địa phương đã thực hiện nhiều phương thức tiến công-nổi dậy linh hoạt, góp phần làm thất bại các chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của Mỹ-ngụy.

Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo thực hiện nghi binh chiến lược, cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, nhằm đánh lạc hướng sự phán đoán của địch, trong khi giữ tuyệt mật ý định chiến lược của ta. Việc Quân Giải phóng tiến công Khe Sanh, cùng với các tin tức mà bộ máy tình báo của Mỹ vàchính quyền Sài Gònthu được, thông tin về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã đi nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở nước ngoài, làm cho giới lãnh đạo chóp bu của Mỹ-ngụy càng tin vào nhận định của mình là khó có thể xảy ra đánh lớn ở miền Nam vào dịp Tết. Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội ngày 23-12-1967 để chủ trì hội nghị cuối cùng của Bộ Chính trị về Tổng tiến công và nổi dậy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nước ngày 29-1-1968, ngay trước thềm cuộc nổ súng.

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường miền Nam. Nhân lúc Mỹ-ngụy đang thất bại nặng nề trên chiến trường ba nước Đông Dương, các chính khách Mỹ đang trong thời điểm chạy đua vào Nhà Trắng, ta kiên quyết phát huy quyền chủ động tiến công, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược bằng 3 đòn tiến công chiến lược [tiến công của bộ đội chủ lực; tiến công và nổi dậy ở các vùng nông thôn đồng bằng và phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị].

Trong chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng 12-1972, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ. Đây là thắng lợi to lớn của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam; nghệ thuật xây dựng ý chí quyết đánh và quyết thắng; nghệ thuật biết đánh và biết thắng địch độc đáo của Việt Nam; nghệ thuật chiến dịch chiến tranh nhân dân Việt Nam đất đối không; nghệ thuật tổ chức thế trận một cách hợp lý và chuyển hóa thế trận linh hoạt trong quá trình tác chiến chiến dịch.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, tình hình chiến trường miền Nam vẫn diễn biến phức tạp. Bộ Chính trị và Trung ương Đảng ta đã nhận định: Mỹ-ngụy không tôn trọng mà quyết tâm chống phá Hiệp định Paris và "địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta cần phải chủ động phản công, tiến công lại địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu thành lập tổ Trung tâm nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiến lược trong giai đoạn mới. Chấp hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn-Bí thư thứ nhất và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976đã ra đời.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo Bộ Chính trị về Kế hoạch giải phóng miền Nam, chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược và Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu-trận then chốt quyết định. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi phát triển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ cuối tháng 3, đầu tháng 4-1975, theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh đã điều động các binh đoàn tham gia trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Ngày 7-4-1975, thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho các cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng".

Nhờ có quyết tâm chiến lược đúng đắn, kế hoạch đầy đủ, sự chỉ đạo kiên quyết, nhạy bén, kịp thời của Bộ Thống soái tối cao cùng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, toàn quân, nhân dân ta đã thực hiện xuất sắc quyết tâm của Đảng giải phóng miền Nam trong hai năm xuống còn hai tháng. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta.

Thạc sĩ VŨ VĂN KHANH

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh xâm lược Việt Nam là chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, ác liệt nhất, tốn kém nhất của nước Mỹ.

Lịch sử đã ghi nhận, 10 năm [1954 - 1964], Mỹ thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau 4 năm [1961 - 1964] tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam; đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam.

Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh "Chiến tranh đặc biệt" ở Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập.

Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe xã hội chủ nghĩa và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam], đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ trên chiến trường.

Từ thực tiễn chống Mỹ, cứu nước trên khắp hai miền Nam, Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa III [12/1965] hạ quyết tâm chiến lược: "Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào"; xác định phương châm chiến lược chung: "Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cần tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam".

Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - ngụy. Hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" bị bẻ gãy. Mục tiêu mà Mỹ đề ra chẳng những không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó, chúng ta vẫn giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố.

Lực lượng quân đội Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam:

Từ năm 1965 đến tháng 1-1973, Mỹ đã huy động khoảng 3 triệu lượt quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam. Ở đỉnh cao trong thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh [chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó], trong số này có 535.000 quân Mỹ đóng ở miền Nam Việt Nam. Riêng về bộ binh, Mỹ đã huy động gần 70% tổng số bộ binh trong quân đội.

Mỹ đã huy động một khối lượng khổng lồ vũ khí, khí tài kỹ thuật vào loại hiện đại nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Máy bay: Mỹ đã dùng 75 kiểu loại. Ở thời kỳ đỉnh cao sau 30-3-972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu [31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ].

+ Tàu chiến: Mỹ đã sử dụng tại vùng biển Việt Nam lúc cao nhất 65 tàu chiến và tàu đổ bộ, trong đó có từ 4 đến 5 tàu sân bay công kích 4 đến 5 tuần dương hạm. Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương [55% của tổng số 9 chiếc]. Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Thiết giáp, pháo binh và tên lửa Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam. Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp [trong đó có 950 xe tăng] và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo.

+ Bom mìn và hóa chất: Mỹ đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom na-pan. Từ 1965 đến tháng 8-1973, Mỹ đã dùng 7.882.547 tấn bom đạn không quân ở Đông Dương, trong đó khoảng: 3.770.000 tấn ở miền Nam Việt Nam; 937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam; 2.109.000 tấn ở hành lang Nam Lào; 321.000 tấn ở Bắc Lào; 685.000 tấn ở Campuchia.

Số bom đạn mà không quân Mỹ sử dụng ở Đông Dương gấp 12 lần số lượng chúng dùng trong chiến tranh Triều Tiên, gấp 3,8 lần số lượng Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chi phí: Mỹ đã tiêu tốn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 400 tỷ đô la, gấp 20 lần chi phí của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Triều Tiên và gấp 2 lần chi phí của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai [250 tỷ đô la].

* Những chiến công tiêu biểu của quân dân giải phóng:

- Chiến thắng Ấp Bắc [2-1-1963] tại Mỹ Tho, đập tan chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xạ vận” 2000 tên địch, báo hiệu sự thất bại của “chiến tranh đặc biệt”.

- Chiến thắng Bình Giã [5-1-1965] [Bà Rịa, miền Đông Nam Bộ] tiêu diệt binh đoàn dự bị chiến lược của địch. Cùng với chiến thắng Ba Gia [31-5-1965] và Đồng Xoài [12-6-1965] quân và dân miền đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ào ạt đưa quân Mỹ vào miền Nam, nhưng quân Mỹ vào lại càng không thể cứu vãn được tình thế, bị đánh tơi bời.

- Chiến thắng Núi Thành [28-5-1965] ở Quảng Nam do đại đội 2 tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tiêu diệt gọn một đại đội lính Mỹ trên điểm cao, lập nên truyền thống “Quảng Nam trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.

- Chiến thắng Vạn Tường [18-8-1965, Quảng Ngãi] đánh bại cuộc hành quân xâm lược lớn của một vạn quân xâm lược Mỹ, tiêu diệt gần 1.000 tên.

- Chiến thắng Đông Xuân [11/1965 - 3/1966] đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của 25 vạn quân Mỹ, 3 vạn quân chư hầu và 50 vạn quân ngụy.

- Chiến dịch Plâyme [19/10 - 26/11/1965], đã tiến công vây điểm, diệt viện, nhằm mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnh chiến tranh giải phóng.

- Chiến thắng Đông Xuân [10/1966 - 4/1967] đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của 45 vạn quân Mỹ, 50 vạn ngụy, mà tiêu biểu là cuộc hành quân Giôn-xơn-xi-ti, tiêu diệt 11.000 tên địch, làm thất bại âm mưu của chúng, hòng tiêu diệt bộ chỉ huy Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân [30-1-1968] đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Trong 55 ngày đêm, quân và dân ta đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, có 7 vạn tên Mỹ, phá hủy 3400 máy bay các loại, 500 xe quân sự, 4000 khẩu pháo, giải phóng 160 vạn dân thoát khỏi bộ máy kìm kẹp của Mỹ, ngụy, vùng giải phóng được mở rộng.

- Chiến thắng đường 9 Nam Lào [31-3-1971] và Đông Bắc Campuchia đã đánh bại 2 cuộc hành quân “Lam Sơn 719” và “Toàn Thắng” [1-1971], làm thất bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

- Cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972, loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn với 6 triệu dân.

- Trận “Điện Biên Phủ trên không” [18 - 29/12/1972], 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc. Chúng ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B52 và 5 chiếc F.111, làm cho đế quốc Mỹ khiếp vía, kinh hoàng.

- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong suốt 55 ngày đêm quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy Sài Gòn, gồm 1 triệu 351.000 tên, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngụy quyền, chấm dứt ách thống trị 117 năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, nhân dân ta thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ.

Từ đây, non sông thu về một mối. Nhân dân cả nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới, cùng nhau phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Kết quả thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Ở miền Nam: Đã đập tan 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của 5 đời Tổng thống Mỹ: Diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu quân ngụy, giết và làm bị thương 905.537 quân Mỹ và chư hầu. Thu và phá hủy hơn 46.500 máy bay các loại, hơn 13.000 khẩu pháo, 38.000 xe tăng, xe bọc thép, 10.000 tàu, xuồng chiến đấu.

Ở miền Bắc: Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ [thời Giôn-xơn 8/1964 - 11/1968 và thời Ních-xơn 4/1972 - 1/1973]. Bắn rơi 4.181 máy bay gồm 48 kiểu hiện đại nhất, trong đó có 68 B52; 13 F111, diệt và bắt sống hàng ngàn giặc lái, 271 lần bắn cháy và bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích địch./.

Phan Tùng Anh [Lịch sử ĐCSVN].

Video liên quan

Chủ Đề