Tù tập đánh nhau phạt bao nhiêu?

Trong cuộc sống hằng ngày, mâu thuẫn, xích mích là những vấn đề không thể tránh khỏi. Khi phát sinh sự việc, nhiều người không giữ được bình tĩnh dẫn đến việc xảy ra xô xát, đánh nhau. Vậy đánh nhau có phải đi tù không? Pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với hành vi đánh nhau? Hãy để Luật Phúc Cầu giải đáp thắc mắc cho Quý khách hàng về vấn đề trên.

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015 – BLDS;
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi năm 2017] – BLHS;
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 [sửa đổi, bổ sung năm 2020];
  • Nghị định 144/2021 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

1. Quy định của pháp luật về hành vi đánh nhau

Tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định:

 “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

…”.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định:

“1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Như vậy, quyền của cá nhân về quyền sống, tính mạng, thân thể, sức khoẻ được pháp luật bảo vệ và không ai có quyền xâm phạm đến. Do đó, hành vi đánh nhau làm tổn lại đến thân thể, sức khoẻ của người khác sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lý theo quy định.

2. Hình thức xử phạt đối với hành vi đánh nhau

Tuỳ vào mức độ tính chất của hành vi vi phạm mà người đánh nhau có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • X pht hành chính hành đi vi hành vi đánh nhau gây rối mất trât tự công cộng

Theo Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 và Điểm a, b Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b] Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b] Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b] Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;”

Từ những quy định trên, hành vi đánh nhau được xem là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng. Theo đó, hành vi đánh người không gây thương tích hay gây thương tích chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đây là hình phạt nhằm răn đe các đối tượng có hành vi đánh nhau để họ ý thức được hành vi sai phạm của mình mà không tái diễn nữa.

Lưu ý: Về việc xử phạt hành chính đối với hành vi đánh nhau của người chưa thành niên:

Tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên theo quy định Khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 bao gồm:

Cảnh cáo;

Phạt tiền;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể:

  • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Không áp dụng hình thức phạt tiền.
  • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Tóm lại, độ tuổi bị xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính là với người t đ 14 tui tr lên. Khi xử lý đối với người chưa thành niên thì người thực thi công vụ phải xác định tuổi cho chính xác để áp dụng hình phạt cho phù hợp.

  • Đánh nhau gây thương tíchthể truy cu trách nhim hình s

Đối với những hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi năm 2017] thì sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b] Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d] Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ] Có tổ chức;

e] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g] Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h] Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i] Có tính chất côn đồ;

k] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a] Làm chết người;

b] Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Làm chết 02 người trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, hành vi đánh nhau gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù tối đa lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Tuy nhiên, trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên.

3. Làm gì khi b ngưi khác xâm phm đến tính mng, sc kho, thân th ?

Khi bị người khác xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể điều đầu tiên chúng ta nên cố gắng thoát khỏi đó, tìm kiếm sự giúp đỡ gần nhất từ những người xung quanh và nhanh chóng gọi 113 để được lực lượng cảnh sát hỗ trợ, giúp đỡ.

Sau đó, người bị người khác xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể có thể làm đơn tố cáo hoặc đến trực tiếp tố cáo tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể là Cơ quan công an cùng với các bằng chứng chứng minh về việc bị xâm phạm [như kết quả giám định thương tật…] để có cơ sở xem xét giải quyết.

Trên đây là bài viết của Luật Phúc Cầu về hành vi đánh nhau có phải đi tù không? Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ pclawfirm.vn@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Chủ Đề