Ung thư có nên ăn thịt gà

GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc BV K Trung ương, cho biết, rất nhiều người bệnh băn khoăn, có phải ăn thịt gà, ăn tôm, ăn trứng, sữa...sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển? Nhiều người chia sẻ, không biết thực hư thông tin đó như thế nào nhưng bản thân họ cũng ngại ăn, ngại bồi bổ vì lo nuôi khối u, mầm mống khối u đang mang trong mình.

Nhiều người bệnh ung thư e ngại ăn nguồn đạm từ động vật vì sợ nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển.

"Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, bệnh nhân ung thư cần nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao hơn bình thường bởi quá trình điều trị ngốn rất nhiều dinh dưỡng của người bệnh", GS Đức khẳng định.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư đã kiêng khem trong ăn uống, chỉ dám ăn đậu, ăn lạc, rau xanh… mà không dám ăn các thức ăn từ nguồn động vật, đạm sữa. Vì thế, nhiều bệnh nhân bị ung thư đến viện trong tình trạng dinh dưỡng suy kiệt nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

GS Đức cho biết thêm, trên thế giới, 2/3 số bệnh nhân khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn suy kiệt. Tình trạng lo lắng, bệnh tật gây đau đớn, khiến người bệnh kém ăn, kém ngủ, thêm tinh thần khủng hoảng càng khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng.

"Ở Việt Nam tôi cho rằng tỉ lệ này còn cao hơn, vì ngoài ảnh hưởng các yếu tố tâm lý, bệnh tật thì nhiều người sợ không dám ăn vì sợ tế bào ung thư phát triển", GS Đức nói.

Trong khi đó, người bệnh ung thư đã yếu, ảnh hưởng tinh thần lại nhịn ăn càng khiến cơ thể càng suy kiệt sẽ không đảm bảo sức khỏe cho quá trình chữa trị. Với ý tưởng ăn ít, nhịn ăn để cho tế bào ung thư chết đói, thì tế bào ung thư chưa kịp chết người bệnh đã chết vì suy kiệt.

"Vì thế, phải loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ này, phải bồi dưỡng, ăn uống đủ chất, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Mổ xẻ, tia xạ, hóa chất đều là những phương pháp điều trị rất nặng nề, cơ thể suy kiệt, đói thì không thể có sức khỏe theo đuổi điều trị", GS Đức khuyến cáo.

Với một người bệnh ung thư, một người chỉ cần sụt 5% trọng lượng cơ thể cũng làm cho tiên lượng sống xấu đi đáng kể do thể trạng yếu sẽ khó thích ứng với điều trị. Nếu ăn không đúng và đủ chất dinh dưỡng thì người bệnh sẽ mất đi khối nạc của cơ thể dẫn đến tình trạng suy mòn. Vì vậy, với bệnh nhân ung thư, dinh dưỡng được coi là liệu pháp điều trị cần tiến hành song song với các kỹ thuật điều trị khác. Theo đó người bệnh cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để có một sức khỏe tốt nhất, phối hợp với các phương pháp điều trị theo chỉ định để đạt hiệu quả điều trị cao.

Tú Anh

Ghiền thịt gà liên quan bất ngờ đến 3 dạng ung thư

[NLĐO]- Nghiên cứu quy mô lớn của Anh phát hiện thịt trắng như thịt gà không hẳn là an toàn hơn thịt đỏ trong bệnh ung thư như người ta thường nghĩ.

  • Coi chừng sai lầm khi ăn toàn thịt trắng

  • Thịt gà làm ung thư vú di căn chết người

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford [Anh] đã phát hiện ra mối liên hệ bất ngờ giữa thói quen ăn nhiều thịt gà với một số dạng ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 475.000 người Anh tuổi trung niên với thời gian theo dõi trung bình là 8 năm. Trong quãng thời gian đó, 23.000 người đã phát triển bệnh ung thư.

Ăn quá nhiều thịt gà có thể bất lợi cho sức khỏe - ảnh minh họa từ internet

3 loại ung thư đã được phát hiện có tỉ lệ cao hơn ở những người ghiền ăn thịt gà và các loại gia cầm khác, đó là ung thư hạch không Hodgkin, ung thư hắc tố và ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư hạch không Hodgkin là một dạng ung thư máu, bắt nguồn từ hệ bạch huyết. Bệnh nhân thường có dấu hiệu sưng hạch ở cổ, nách, háng, mệt mỏi kéo dài, sốt, đổ mồ hôi đêm, giảm cân không giải thích được, đau ngực, khó thở...

Ung thư hắc tố là dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da, phát triển trong các tế bào melanocytes có chức năng sản xuất melanin, là loại sắc tố mang lại màu da.

Còn ung thư tuyến tiền liệt xảy ra trong tuyến tiền liệt, cơ quan đóng vai trò sản xuất một số chất lỏng trong tinh dịch và kiểm soát nước tiểu ở nam giới, là dạng ung thư phổ biến xếp hàng thứ 2.

Trước đó đã từng có một số công trình cảnh báo ăn nhiều thịt, bao gồm cả thịt đỏ như bò, heo và thịt gia cầm không phải lựa chọn tốt cho sức khỏe, mà nguồn đạm nên được ưu tiên bổ sung bằng cá và đạm thực vật [đậu, hạt, nấm...].

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Epidemiology and Community Health.

A. Thư [Theo The Sun, Techtimes]

Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và trứng gà có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các giai đoạn bệnh ung thư [K]:

Gà bổ trợ trong hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật

- Hoài sơn, câu kỷ hầm thịt gà: Gà nửa con, gừng tươi 15g, hoài sơn 30g, câu kỷ tử 15g, muối vừa đủ. Thịt gà rửa sạch chặt khúc, gừng nghiền nát bỏ vào nước đang sôi. Thịt gà cho vào nước gừng nhúng xong vớt ra [để khử mùi tanh]. Bỏ gà vào nồi hầm, thêm hoài sơn, câu kỷ tử và nước sôi dùng lửa nhỏ hầm chín. Ăn vào các bữa ăn chính. Có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ ích thận.

- Gà mái hầm hoàng kỳ: Gà mái 1 con, hoàng kỳ 120g, ít gia vị. Gà làm sạch moi hết lòng cho hoàng kỳ vào bụng rồi khâu lại. Đặt gà vào nồi thêm nước gừng, hành, hồi, muối, gia vị hầm chừng 1 tiếng. Ăn vào bữa ăn chính, uống nhiều canh. Có tác dụng dưỡng khí huyết, ích tinh tủy.

- Trứng gà bách hợp: Trứng gà 1 quả, bách hợp 45g. Bách hợp ngâm 1 đêm, rửa sạch nấu với nước sạch đã đánh đều trứng gà, thêm đường phên vừa đủ, ăn hằng ngày. Có tác dụng tư nhuận tim phổi, an thần. Dùng cho bệnh nhân hay hồi hộp, nôn mửa.

Ung thư thời kỳ cuối suy kiệt

- Trứng gà, nấm, cải: Trứng gà 3 quả, nấm đầu khỉ 75g, cải xanh nhỏ 12 cây. Nước tương, rượu, muối, đường, bột ngọt, bột lọc khô, bột lọc ướt, nước hầm thịt gà, dầu lạc, dầu vừng. Lấy lòng trắng trứng, bột ngọt, bột lọc khô, muối, nấm đầu khỉ thái miếng, cải xanh, tất cả trộn đều. Xào cải xanh trước cho vào đĩa. Các thứ còn lại: nấm đã chiên khô, gia vị xào riêng sau đổ vào giữa đĩa. Ăn cùng cơm hoặc trước bữa ăn.

Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt tiêu đờm, giải độc, kháng ung thư.

- Canh trứng, bo bo, rong biển: Trứng gà 3 quả, rong biển 30g, bo bo 30g. Cho rong biển cắt sợi nhuyễn, bo bo vào nồi áp suất với nước nấu mềm lấy ra để sẵn. Đặt nồi lên bếp lửa lớn cho mỡ heo vào đánh trứng gà vào xào chín, cho rong biển và bo bo đã hầm vào. Nêm gia vị ăn với cơm hoặc ăn không. Có tác dụng hoạt huyết, giải độc, chống mệt mỏi.

Một số loại ung thư và món ăn - bài thuốc cụ thể

K phổi: Thịt gà hầm thái tử sâm: Gà lượng tùy ý, thái tử sâm 15g. Gà chặt miếng, cho vào nồi đất hầm chín mềm. Ăn thịt uống canh. Có tác dụng bổ khí huyết, tiết nước bọt.

K hạch bạch huyết: 5 quả trứng gà mới đẻ, a giao 10g, sáp ong 30g. Nấu chảy sáp cho a giao và trứng đánh đều. Chia làm 2 lần uống. Mỗi ngày 1 tễ. Thích hợp K bạch huyết có gan lách sưng to.

K họng: Trứng gà 2 quả, sa sâm 30g. Nấu chung khi trứng chín bóc vỏ nấu lại nửa tiếng. Thêm đường phên. Ăn trứng uống nước.

Thịt, trứng gà hỗ trợ trị ung thư

Năm 1986, Viện khoa học nghiên cứu di truyền Trung Quốc đã tách ra được một loại kháng thể LGY trong trứng gà chống tế bào ung thư dạ dày. Qua thí nghiệm trên các loại động vật, người ta chứng minh rằng loại kháng thể này tiêu diệt được phần lớn tế bào ung thư dạ dày và không gây tổn thương tế bào bình thường trong cơ thể.

Những trường hợp ung thư có triệu chứng tắc nghẽn ống dẫn mật, đường tiểu nhiễm độc, công năng thận bị tổn hại nghiêm trọng và ung thư tuyến tụy thì không nên ăn trứng gà, thịt gà. Còn lại các trường hợp khác thì trứng, thịt gà vẫn ăn được và với cách dùng liều lượng hợp lý thì lại có lợi tăng cường sức đề kháng của cơ thể, góp phần phòng chống bệnh nan y này.

K mũi họng: Trứng gà 3 quả, hồ đào chi 45g. Luộc trứng chín trước, bỏ vỏ cho vào hồ đào chi. Nấu 4 tiếng là được, chia 3 lần, ăn trứng, uống nước.

K thực quản: Cánh gà 200g, đậu nành 200g, nấm hương 2 cái, đường trắng 25g, dầu lạc 100ml, rượu gạo 20ml, tỏi 1 ít. Xào cánh gà cho vào nồi đang đun sôi đậu nành [trước đó đã ngâm kỹ] cho đường, rượu vào nấu chín đậu để ăn toàn bộ. Có tác dụng bổ trung ích khí, ích tinh, sinh tân.

K bàng quang - gà hầm đậu đỏ: Gà mái 1 con 500g, đậu đỏ nhỏ 100g, gia vị. Gà làm sạch moi hết lòng rửa sạch, cho đậu vào ninh chín gà, nêm gia vị rồi ăn cái uống nước.

K vú: Gà mái 1 con, gai bồ kết tươi 120g. Gà bỏ lông và nội tạng, rửa sạch. Dùng gai bồ kết cắm đầy thân gà cho vào nồi với một lượng nước vừa phải đun nhỏ lửa hầm chín nhừ. Lấy ra nhổ bỏ hết gai bồ kết. Ăn thịt uống canh, 2-3 ngày ăn một con. Ăn liên tục 3, 4 con. Tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khử mủ, giải độc. Thích hợp với K vú hình thành lỗ rò chảy mủ.

K buồng trứng: Canh gà tre quy kỳ: Gà tre 1 con 500g, quy 30g, kỳ 60g, hồng táo 5 quả. Gừng sống 4 lát. Gà chặt miếng đổ nước vào nồi nấu sôi 5 phút lấy ra nhúng nước lạnh rồi nấu với các vị còn lại nấu lửa to cho sôi rồi chuyển sang lửa nhỏ trong 3 giờ. Ăn cái uống nước. Tác dụng bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Chủ trị các chứng lao lực mệt mỏi, sau sinh thiếu máu, sốt, nhức đầu, chóng mặt.

- Trứng gà 2 quả: Tầm gửi cây dâu 30g. Nấu trứng với tầm gửi cho chín, lấy trứng ra bóc vỏ rồi bỏ vào lại nấu thêm dăm phút. Chia 2 lần ăn hết trong ngày, liên tục 3-5 ngày. Tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết an thần.

K xương điều trị bằng xạ, hóa chất: Trứng gà 2 quả, bổ cốt chỉ 30g. Chưng chung với nhau cho cạn nước. Ăn trứng bỏ thuốc.

Dự phòng K gan: Trứng gà 3 quả. Cà chua tươi 150g, sữa bò 40ml. Dầu, hành củ, muối. Đánh đều trứng, sữa, muối rồi rán chín để sốt cà chua. Tác dụng kiện tỳ ích vị, bồi bổ khí huyết.

BS. Phó Thuần Hương


Video liên quan

Chủ Đề