Uống rượu bia liên tục khi mang thai 4 tuần tuổi

Các mẹ ơi bạn mình chu kỳ kinh ko đều nên có bầu mà không biết mấy hôm trước liên hoan 30-4 nó chót uống rượu, cũng nhiều nhiều í, mà giờ bầu 5w rùi, có nghĩa là lúc uống là đang có bầu, không biết có ảnh hưởng đến bé không các mẹ nhỉ? Nó đang cắn rứt lương tâm lắm lắm í!

0 Thích

9 Bình luận

0 Chia sẻ

Thực tế đã chỉ ra rằng nếu chị em uống bia với lượng ít, điều độ sẽ có tác động tích cực giúp lợi tiêu hóa, làm đẹp tóc, trị mụn và cân bằng độ pH trên da giúp da đẹp mịn màng hơn. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì sao? có thai tháng đầu uống bia có sao không? Mời mẹ bầu hãy cùng tham khảo nội dung được bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Bác sĩ Trương Thị Vân cho biết “ rất nhiều tài liệu đã chứng minh, việc uống bia khi mang thai dù với lượng nào và trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Theo một số nghiên cứu, việc uống bia sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi khi mẹ uống bia, một phần bia sẽ đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi, do đó việc mẹ bầu uống bia cũng đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng uống rượu. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ “say bia” vài giờ thì thai nhi có thể “li bì” đến vài ngày. Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể. Do đó, nếu mẹ bầu uống bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng khi uống bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai [Fetal alcohol spectrum disorders - FASD]. Hội chứng này khiến thai nhi kém phát triển [ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai], các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.

Bên cạnh đó, còn làm ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé, trẻ bị tăng động, thiếu tập trung, chậm phát triển trí tuệ, hạn chế tư duy; ngôn ngữ dị tật chi và ngón chân, ngón tay,.... ngay cả khi không uống bia nhiều và thường xuyên thì mẹ bầu vẫn có nguy cơ sảy thai, lưu thai,....

Như vậy với những tại hại mà bia có thể gây ra đối với mẹ bầu, bác sĩ Trương Thị Vân khuyến cáo các mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng bia nói riêng và các chất có cồn nói chung trong thời gian mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cũng như phát hiện sớm các bất thường [nếu có] và xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội

Nếu còn đang băn khoăn về vấn đề này thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một trong những địa chỉ mà chị em có thể lựa chọn. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín được Sở Y tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám và chữa trị các bệnh lý nam khoa – phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, thăm khám thai định kỳ,... Toàn bộ quá trình thăm khám thai tại phòng khám đều do đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và được mời về làm việc từ các bệnh viện lớn trực tiếp thực hiện.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Không những thế, phòng khám còn được đầu tư với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại và được nhập khẩu 100% từ nước ngoài như: máy siêu âm 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động,... cho kết quả nhanh chóng, chính xác và hình ảnh rõ nét, chân thực. Môi trường y tế sạch sẽ, thoáng mát và luôn được vô trùng – vô khuẩn theo đúng quy định của Sở Y tế.

Hơn thế nữa, đến với phòng khám, chị em còn được đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc tận tình, chu đáo, thủ tục khám chữa bệnh nhanh gọn, chuyên nghiệp. Chi phí thăm khám thai và chữa trị bệnh tại phòng khám đều được niêm yết giá công khai, minh bạch theo đúng quy định của Sở Y tế. Vì vậy, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện thăm khám thai định kỳ tại đây.

Những thông tin liên quan đến thai tháng đầu:

+ Có thai tháng đầu có bị đau lưng không?

+ Có thai tháng đầu ra máu có sao không?

+ Có thai tháng đầu cần chú ý những gì?

Với những chia sẻ của bác sĩ Trương Thị Vân ở bài viết trên đây, chắc hẳn đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc có thai tháng đầu uống bia có sao không? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Khi mang thai người mẹ uống bao nhiêu rượu thì con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%. Nhưng, nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nên người mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thai nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày. Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn là uống lai rai kéo dài trong nhiều năm.

Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn rằng, tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít. Nhưng ý kiến chung của các giới chức y tế vẫn là: khi người mẹ mang thai thì không có một liều lượng nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

Tác hại của rượu

Sau khi uống, chất rượu ethanol được chuyển thành acetaldehyde, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà chuyên môn đã đưa ra một số giải thích ảnh hưởng này như sau:

  • Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi.
  • Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng.
  • Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm và magnesium, hoặc làm thay đổi các yếu tố [enzymes], lượng kích thích tố như corticosteroid, kích thích tố tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc có những enzyme khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng của rượu thay đổi tùy người và tùy giống nòi.
  • Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai.
  • Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh cho nên các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặng.
  • Rượu cũng gây nhiều tác hại cho chính bản thân những người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai. Họ dễ bị băng huyết, nhau tách sớm, sẩy thai…

Tác hại lâu dài

Tác hại của rượu lên thai nhi không chỉ trong một thời gian ngắn, mà còn kéo dài hầu như mãi mãi về sau. Tùy theo độ tuổi của đứa trẻ khi lớn lên, các tác hại này có những biểu hiện khác nhau:

  • Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường.
  • Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được mầu sắc; khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động.
  • Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng, trẻ ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên các em thích cô đơn, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu.
  • Hầu hết các em có chỉ số thông minh [IQ] thấp, khoảng 68 so với chỉ số bình thường là 100. Khả năng đọc, hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp. Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dạy dỗ được”, nhưng 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền. Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hoạt động, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ.
  • Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, có hành động dục tính không hợp lý, nghiện rượu và thuốc cấm, có vấn đề trong hành vi, cư xử…

Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không phục hồi được. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu giây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn. Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.

Dấu hiệu của khuyết tật

Một hội nghị vào năm 1980 của các chuyên gia về Hội Chứng Alcohol Fetal Syndrome đã đề nghị là để định bệnh, phải có một trong các dấu hiệu của ba loại sau đây:

  1. Chậm tăng trưởng trước và sau khi sinh với thiếu cân, thiếu chiều cao, đầu nhỏ so với tuổi.
  2. Rối loạn về hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu bất bình thường các chức năng thần kinh, chậm phát triển về hành vi có hoặc có hư hao trí tuệ.
  3. Có ít nhất hai dấu hiệu bất thường về đầu – mặt như đầu nhỏ, mắt ti hí, mép trên rộng, môi trên mỏng, mũi ngắn, gò má dẹp.

Video liên quan

Chủ Đề