Vai trò chủ yếu của vitamin là gì

Vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

1. Nguyên nhân gây thiếu vitamin là gì?

    • Thành phần thức ăn không đầy đủ.
    • Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể.
    • Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.
    • Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.
    • Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,…

2. Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể

    • Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy.
    • Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.
    • Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Vai trò của vitamin và khoáng đối với cơ thể là gì?

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.

Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.

Đối với sức khỏe, khoáng chất có vai trò quan trọng tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.

Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng

4. Vai trò của từng loại vitamin và khoáng chất đối với cơ thể

Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể

Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Vitamin D: cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng…

Vitamin A: giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Vitamin E: liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.

Vitamin C: làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

Vitamin K: là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.

Magie: cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.

Sắt: cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.

Selen: là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.

Kẽm: kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác; khứu giác liên quan đến sự tổng hợp DNA.

Natri: kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.

Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.

Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Đặc biệt khi mang thai bạn càng cần phải bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như cách sử dụng các loại vitamin. Các mẹ có thể liên hệ tới Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Vitamin và khoáng chất là thành phần quan trọng, cung cấp năng lượng cho cuộc sống hằng ngày của con người. Nếu ví cơ thể con người như một bộ máy, thì vitamin và khoáng chất chính là nguồn nhiên liệu chính giúp vận hành bộ máy trơn tru và hiệu quả. Cùng VITACAP tìm hiểu vai trò cũng như tầm quan trọng của vitamin và khoáng chất nhé.

Vai trò của vitamin và khoáng chất

Vai trò của vitamin là gì?

Là hợp chất hữu cơ cần thiết cho quá trình trao đổi chất, vitamin vô cùng quan trọng với cơ thể con người. Con người không thể tự sản sinh đủ lượng vitamin mà phải bổ sung từ thức ăn hàng ngày. Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của cơ thể, tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng, vitamin có nhiều loại và có vai trò khác nhau trong cơ thể. 

Có 2 nhóm vitamin chính:

– Vitamin tan trong nước: gồm các vitamin nhóm B và vitamin C.

Vitamin C: axit ascorbic – là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào và giữ cho chúng khỏe mạnh. Ngoài ra vitamin c còn giúp thúc đẩy quá trình tạo thành collagen – một loại protein dồi dào nhất trong cơ thể giúp giữ cho xương, da, răng và mạch máu khỏe. Thiếu vitamin C sẽ dẫn tới một số tác hại như: thiếu máu, vết thương chậm lành, bệnh loãng xương, bệnh thoái hóa khớp, bệnh tim mạch,…

Các loại vitamin nhóm B bao gồm: Vitamin B tổng hợp, thiamin [Vitamin B1], riboflavin [Vitamin B2], niacin [Vitamin B3], axit pantothenic [Vitamin B5], vitamin B6, vitamin B9 [folate], vitamin B12 [cobalamin]. Chúng giữ một vai trò quan trọng, liên quan đến quá trình trao đổi chất, các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả da và tóc. Các triệu chứng do thiếu hụt vitamin B gây ra phụ thuộc vào loại vitamin B mà bạn thiếu, có thể là mệt mỏi, sa sút trí tuệ đến thiếu máu hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn thương. 

– Vitamin tan trong chất béo: bao gồm vitamin A, D, E và K. 

Những vitamin này có thể được lưu trữ trong các tế bào mỡ và sử dụng khi cần thiết. Vì lý do này, những vitamin này có thể tích tụ thành mức độc hại nếu bổ sung quá nhiều so với nhu cầu cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng dư thừa lượng lớn vitamin có thể gây tử vong. Vậy nên bạn chỉ cần bổ sung các loại vitamin này theo đúng liều lượng với độ tuổi của mình hoặc khi được bác sĩ kê toa. Cùng điểm qua vai trò của các loại vitamin này với cơ thể.

Vitamin A: không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng: trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten [tiền vitamin A]. Vitamin a còn có vai trò quan trọng trong tạo ra các sắc tố ở võng mạc của mắt và tạo điều kiện cho thị lực tốt, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da mới, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến rối loạn hấp thụ chất béo gan, gây thiếu máu, chứng phát ban, bệnh khô mắt, chứng quáng gà,…

Vitamin D: Giúp xương, cơ chắc khỏe và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn có thể lấy vitamin D từ ánh sáng mặt trời và trong các loại thực phẩm. Nếu không bổ sung đủ, bạn có thể bị đau nhức, chuột rút, đau cơ và xương có thể trở nên mềm và dễ gãy hơn.

Xem ngay:  Biếng ăn ở người lớn: Nguyên nhân & cách điều trị

Vitamin E [α-tocopherol] là một chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào hồng cầu, tế bào cơ, vitamin A và các axit béo không bão hòa khỏi quá trình oxy hóa. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp ngăn chặn và phá các gốc tự do hoạt động. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì vitamin E bị phá hủy khi nấu ở nhiệt độ cao. Thiếu vitamin E hiếm gặp ở người, nhưng có thể dẫn đến: cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm, suy giảm thị lực,… 

Vitamin K [phylloquinone và menaquinone] cần thiết để tạo ra prothrombin và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu. Vitamin K kết hợp với vitamin A để giữ cho xương và răng khỏe mạnh. Khi người lớn bị thiếu hụt vitamin K sẽ gặp phải các bệnh lý sau: Bệnh tim, ung thư vú, ung thư phổi, tuyến tiền liệt, loãng xương,…

Vai trò của khoáng chất là gì?

Khoáng chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người, tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

Có hai loại khoáng chất: 

  • Khoáng chất đại lượng bao gồm canxi , phốt pho, magiê, natri , kali , clorua và lưu huỳnh. 
  • Các khoáng chất vi lượng bao gồm sắt , mangan, đồng, iốt, kẽm, coban, florua và selen. 

Cơ thể không thể tự sản sinh ra các loại khoáng chất cần thiết, mà phải bổ sung thông qua đường ăn uống để đảm bảo lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại khoáng chất sẽ có những công dụng chức năng riêng. 

Hầu hết mọi người nhận được lượng khoáng chất cần thiết bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung khoáng chất. Với những bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc dùng một số loại thuốc có thể cần bổ sung ít hơn một trong các loại khoáng chất. Ví dụ, những người bị bệnh thận mãn tính cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali.

Các nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, duy trì năng lượng tích cực mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn sau đây:

Xem thêm: Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

1. Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Duy trì thực đơn phong phú đa dạng với nhiều loại thực phẩm tươi xanh sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Một số các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bạn có thể bổ sung bao gồm:

Tên dưỡng chất Nguồn thực phẩm
CanxiSữa không béo và ít béo, các sản phẩm thay thế từ sữa, bông cải xanh, rau lá xanh đậm và cá mòi
KaliChuối, dưa đỏ, nho khô, quả hạch, cá, rau bina và các loại rau xanh đậm khác
Chất xơCác loại đậu [đậu khô và đậu Hà Lan], thực phẩm và áo ngũ cốc nguyên hạt, hạt, táo, dâu tây, cà rốt, quả mâm xôi, trái cây và rau quả nhiều màu sắc. 
MagieRau bina, đậu đen, đậu Hà Lan và hạnh nhân. 
Vitamin ATrứng, sữa, cà rốt, khoai lang và dưa đỏ
Vitamin CCam, dâu tây, cà chua, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông xanh và đỏ
Vitamin EBơ, quả hạch, hạt, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác. 

2. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất

Đối với những người bận rộn hoặc không đủ thời gian để bổ sung dinh dưỡng từ bữa ăn, bạn có thể sử dụng kèm viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung thêm viên thực phẩm chức năng giúp cân bằng vi chất dinh dưỡng mỗi ngày là hoàn toàn cần thiết – sử dụng viên uống VITACAP với 18 vitamin và khoáng chất giúp bổ sung đủ đầy dưỡng chất cho bạn bền sức sống, bật niềm vui.

Nguồn tham khảo:

16 Foods Rich in Minerals

//www.healthline.com/nutrition/foods-with-minerals

Role of vitamins

//www.healthnavigator.org.nz/healthy-living/r/role-of-vitamins/

Minerals

//medlineplus.gov/minerals.html

Video liên quan

Chủ Đề