Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Sáng chế là một trong những tài sản quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Sáng chế là một tài sản quý giá, có giá trị cao về mặt kinh tế. Vậy sáng chế là gì ? Ví dụ về sáng chế? sẽ được chúng tôi giải đáp dưới bài viết. Mong rằng những nội dung xoay quanh chủ đề sẽ giúp ích cho quý độc giả.

Sáng chế là gì

Sáng chế là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hiện nay khái niệm Sáng chế là gì được quy định theo Luật sở hữu trí tuệ 2009. Cụ thể căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Có thể thấy sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ ba. Sáng chế là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Sáng chế hay giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ do con người tại ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.Vậy ví dụ cụ thể về sáng chế như nào? Chúng tôi xin đưa ra Ví dụ về sáng chế ở phần tiếp theo.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Ví dụ về sáng chế

Việc đưa ra ví dụ về sáng chế giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sáng chế. Một sản phẩm có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới nhiều hình thức khau như sau, ví dụ như:

Xe máy là phương tiện hết sức phổ biến ở Việt Nam. Xe máy có thể đăng ký sáng chế dưới các hình thức sau:

Thứ nhất là tên gọi xe máy. Cụ thể những tên gọi có thể đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu trên thực tế như Honda, yamaha, piago,…

Thứ hai về hình dáng bên ngoài xe có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp Thứ ba có thể đăng ký bảo hộ sáng chế về động cơ, quy trình vận hành của xe.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Đặc điểm của sáng chế

Bên cạnh việc tìm hiểu sáng chế là gì và ví dụ về sáng chế bài viết chúng tôi xin đưa ra nội dung đặc điểm của sáng chế để bạn đọc tham khảo. Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (vật thể, chất thể, vật liệu sinh học) hoặc quy trình hay phương pháp.

Sản phẩm dưới dạng vật thể

Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người.

Sản phẩm dưới dạng chất thể

Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người.

Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học

Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật, động vật biến đổi gen…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo.

Quy trình hay phương pháp

Quy trình hay phương pháp (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.

Thông qua bài viết, chúng tôi mong muốn Quý Khách hàng có những hiểu biết cơ bản về khái niệm Sáng chế là gì? Ví dụ về sáng chế? Mọi thắc mắc của Quý Khách hàng về nội dung trên vui lòng liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó.

Ví dụ 1: Tháng 2.2004, ông H “đặt hàng” Công ty TP gần 73.000 vỏ lon nước uống tăng lực có hình hai con vật húc nhau màu đỏ. Từ số vỏ lon này, ông H đã cho sản xuất hơn 34.000 lon sản phẩm và tung ra thị trường. Tháng 9.2006, Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Thái Lan (TC) sở hữu nhãn hiệu Red Bull + hình (đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam) đề nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm quyền SHCN.

Tại tòa, ông H cho rằng mình bị oan, vì thời điểm đó ông không có ý “đánh lừa” khách hàng bằng sản phẩm giống nhãn hiệu Red Bull + hình. ông cho biết, trước đây đã nhìn thấy hình hai con lợn húc nhau nên khi chuyển qua kinh doanh chính ông đã nghĩ ra mẫu mã đó và đã được sự cho phép của Sở Y tế. Trước đó, ông H từng bị phạt hành chính 2 lần về hành vi xâm phạm quyền SHCN nhãn hiệu “Heneiken” và “Sài Gòn”.

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
+ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Vi phạm nhãn hiệu Vincom Ví dụ 3: Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon đã bị xử phạt 14.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom” của công ty cổ phần Vincom. Cụ thể, công ty này đã sử dụng dấu hiệu “Vincon” tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Vincom” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940 của công ty cổ phần Vincom. + Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kì, , kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng được bảo hộ, và bất kỳ người nào sử dụng sáng chế mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu đó thì đều bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế này.

Bằng cách bám sát các chi tiết như được bộc lộ trong bản mô tả sáng chế, bạn có thể xâm phạm quyền của một bằng độc quyền sáng chế khác, trừ khi những gì bạn thực hiện là thuộc trường hợp ngoại lệ, ví dụ, bạn thực hiện một thử nghiệm hoặc sử dụng trong nghiên cứu. Nhưng việc sao chép sáng chế không phải là cách duy nhất để một doanh nghiệp xâm phạm quyền đối với sáng chế. Trong thực tế, cho dù cố ý hay vô ý nếu bạn đã kết hợp một sáng chế được bảo hộ độc quyền hoặc sử dụng hoặc tích hợp đầy đủ một sáng chế tương tự với sáng chế được bảo hộ thì bạn còn có thể bị xử lý vì hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có thể ngăn chặn hợp pháp doanh nghiệp của bạn sử dụng sáng chế, và cũng có thể kiện yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại, nếu có. Trong nhiều trường hợp, lệnh cấm của tòa án có thể còn tốn kém như, hoặc thậm chí còn hơn bất kỳ thiệt hại tiềm năng nào. Điều này có thể xảy ra nếu bạn có danh mục lớn cần phải phá hủy và phải tái đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất của bạn.

Vì vậy, nói theo góc độ kỹ thuật thì xâm phạm độc quyền sáng chế có nghĩa là người đó đã bước vào phạm vi bị cấm được xác định bởi một trong số những điểm yêu cầu bảo hộ trong sáng chế của bạn. Như chúng ta đã bàn luận trên đây, bằng độc quyền sáng chế trao cho chủ sở hữu với quyền ngăn chặn hoặc cấm người khác sản xuất, sử dụng, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm được bảo hộ sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu, trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn sáng chế lần đầu tiên có liên quan. Do đó, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế gốc hoặc người được chuyển nhượng có thể thực thi quyền của mình đối với bằng độc quyền sáng chế. Nếu sản phẩm có liên quan về bản chất có hoặc thực hiện tất cả các đặc điểm kỹ thuật có trong các điểm yêu cầu bảo hộ rộng nhất của sáng chế, thì nó sẽ xâm phạm sáng chế của bạn và bạn có thể áp dụng các hành động pháp lý chống lại nhà sản xuất hoặc phân phối hoặc bán lẻ đó.

Hãy xem xét trường hợp đơn giản sau để tìm hiểu về Quy tắc tất cả các đặc điểm kỹ thuật:

Nếu một sáng chế chứa tất cả các điểm yêu cầu bảo hộ của bằng độc quyền sáng chế khác thì nó sẽ bị coi là xâm phạm. Do các đặc điểm kỹ thuật được mô tả trong các điểm yêu cầu bảo hộ liên quan chặt chẽ với nhau nên nếu một số nội dung của điểm yêu cầu bảo hộ bị thiếu trong sáng chế bị cáo buộc thì về cơ bản sẽ không coi đó là hành vi xâm phạm.

Ví dụ

Giả sử rằng sản phẩm được bảo hộ sáng chế của bạn là "A" và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là "B", và các điểm "a", "b", "c" và "d" chỉ ra các đặc điểm của một điểm yêu cầu bảo hộ được bảo hộ.

1. Trường hợp 1

Sản phẩm “A” chứa những đặc điểm kỹ thuật có trong điểm yêu cầu bảo hộ gồm “a + b + c + d.”

Sản phẩm “B” chứa những đặc điểm kỹ thuật “a + b + c.”

Trong trường hợp trên, sản phẩm “B” không xâm phạm sản phẩm “A” vì “B” không chứa đặc điểm kỹ thuật “d” của điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế của sản phẩm “A”.

2. Trường hợp 2

Sản phẩm “A” chứa các đặc điểm kỹ thuật của yêu cầu bảo hộ gồm “a + b + c + d.”

Sản phẩm “B” chứa các đặc điểm kỹ thuật “a + b + c + d + e.”

Trong trường hợp này, sản phẩm “B” xâm phạm sáng chế đối với sản phẩm “A” vì sản phẩm “B” chứa tất cả các đặc điểm kỹ thuật trong điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế bảo hộ cho sản phẩm “A” cho dù nó chứa thêm điểm “e”.

Để hiểu được tất cả những vấn đề này và những vấn đề liên quan khác sẽ diễn ra như thế nào, xin hãy theo dõi các nội dung chúng tôi sẽ gửi tới các bạn trong bài viết tiếp theo, khám phá thế giới sở hữu trí tuệ và những cơ hội mà sở hữu trí tuệ có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.