Ví dụ về tour du lịch

BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH

TẬP BÀI GIẢNG MƠN

THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR
(DÀNH CHO CÁC LỚP QUẢN TRỊ K12)

TH.S NGUYỄN VĂN HỢP

TP. HỒ CHÍ MINH 08/2020

1

MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH.......................................................6
1.1. Khái niệm du lịch..............................................................................................................6
1.2. Khái niệm khách du lịch....................................................................................................7
1.3. Sản phẩm du lịch...............................................................................................................8
1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch...........................................................................................8
1.3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch..........................................................................9
1.3.3. Những đặc điểm của sản phẩm du lịch.........................................................................10
1.4. Các loại hình du lịch phổ biến hiện nay..........................................................................11
1.4.1. Phân theo mục đích chuyến đi......................................................................................11
1.4.2. Phân theo phạm vi lãnh thổ..........................................................................................13
1.4.3. Phân theo đặc điểm địa lý.............................................................................................13
1.4.4. Phân theo nhóm đối tượng khách.................................................................................14
1.4.5. Phân theo thời gian của cuộc hành trình (độ dài chuyên đi)........................................14
1.4.6. Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông.............................................14


1.4.7. Phân loại theo hình thức tổ chức..................................................................................15
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH..................................................................................17
2.1. Định nghĩa về chương trình du lịch.................................................................................17
2.2. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch...........................................20
2.2.1. Đặc điểm của chương trình du lịch...............................................................................20
2.2.2. Các yếu tố cầu thành một chương trình du lịch............................................................20
2.3. Phân loại chương trình du lịch.........................................................................................22
2.3.1. Ý nghĩa của việc phân loại...........................................................................................22
2.3.2. Các cách thức để phân loại...........................................................................................22
2.4. Một số ví dụ chương trình du lịch cụ thể.........................................................................27
2.4.1. Chương trình du lịch Hồ Chí Minh – Mũi Né 2 ngày 1 đêm.......................................27
2.4.2. Chương trình du lịch Hồ Chí Minh 2 ngày 1 đêm........................................................30
CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GĨI.....................34
3.1. Dịch vụ du lịch................................................................................................................34
3.1.1. Khái niệm dịch vụ du lịch.............................................................................................34
3.1.2. Khái niệm chất lượng dịch vụ du lịch...........................................................................35
3.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch..........................................................36
3.2. Các dịch vụ cấu thành trong chương trình du lịch...........................................................37
3.2.1. Dịch vụ vận chuyển......................................................................................................37

1

3.2.2. Dịch vụ lưu trú..............................................................................................................38
3.2.3. Dịch vụ ăn uống............................................................................................................39
3.2.4. Dịch vụ tham quan........................................................................................................40
3.2.5. Dịch vụ hướng dẫn viên...............................................................................................40
3.2.6. Các dịch vụ bổ sung khác.............................................................................................40
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GĨI............................................42
4.1. Quy trình chung khi xây dựng một chương trình du lịch................................................42

4.1.1. Nghiên cứu thị trường...................................................................................................42
4.1.2. Nghiên cứu thị trường cung..........................................................................................43
4.1.3. Xây dựng chương trình khung......................................................................................45
4.1.4. Xây dựng chương trình chi tiết.....................................................................................46
4.2. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình mới..................................................47
4.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình mới..........................................................................48
CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GĨI............................................51
5.1 Khái niệm giá thành và cách tính giá thành.....................................................................51
5.2. Khái niệm giá bán và cách tính giá bán chương trình du lịch.........................................56
5.4. Thực hành tính giá thành và giá bán cho các chương trình du lịch.................................61
5.4.1. Tính giá thành và giá bán cho chương trình du lịch Hồ Chí Minh – Mỹ Tho..............61
5.4.2. Tính giá thành và giá bán cho chương trình du lịch Hồ Chí Minh - Đà Lạt................62
5.4.3. Tính giá thành và giá bán cho chương trình du lịch Hồ Chí Minh – Đà Nẵng............63
CHƯƠNG 6: ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH...........................................................66
6.1. Khái niệm điều hành du lịch............................................................................................66
6.2. Quy trình điều hành thực hiện chương trình du lịch........................................................67
6.2.1. Các công tác chuẩn bị...................................................................................................67
6.2.2. Thực hiện chương trình du lịch....................................................................................72
6.2.3. Kết thúc điều hành chương trình du lịch......................................................................75
6.2.4. Các cơng tác hậu mãi và chăm sóc khách hàng............................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................80

2

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR
(DÀNH CHO CÁC LỚP QUẢN TRỊ K12)
1. Tên học phần: Thiết kế và điều hành tour
2. Số tín chỉ: 3 (số tiết: 45, bao gồm 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành)

3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa Du lịch
4. Mơ tả học phần:
Trình bày một số vấn đề cơ bản về tour du lịch, các loại chương trình tour du lịch
trọn gói, các dịch vụ cấu thành trong chương trình du lịch trọn gói, cách thức thiết kế một
chương trình du lịch trọn gói, cách tính giá chương trình du lịch trọn gói và quy trình
điều hành chương trình du lịch trọn gói.
5. Mục tiêu học phần:
Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại chương
trình tour du lịch, các dịch vụ trong chương trình du lịch, cách thức thiết kế, tính giá, qui
trình điều hành và những kỹ năng, kỹ xão để sinh viên có thể thực hiện các nghiệp vụ lữ
hành.
6. Nội dung học phần:
6.1. Phân chia thời gian thực hiện
Tổng
STT

Tên chương

1

Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

2
3

về tour du lịch
Chương 2: Chương trình du lịch
Chương 3: Các dịch vụ trong

4

chương trình du lịch trọn gói
Chương 4: Thiết kế chương trình

5

du lịch trọn gói
Chương 5: Tính giá chương trình

6

du lịch trọn gói
Chương 6: Điều hành chương trình

Phân theo tiết
Thảo Thực

Tham

luận

quan

số

tiết

thuyết

3

3

3

3

3

3

6

3

3

6

0

6

9

3

6

hành

du lịch
Tổng cộng

45

30

0

15

6.2. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
1.1. Khái niệm du lịch
1.2. Khái niệm khách du lịch
1.3. Sản phẩm du lịch
1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
1.3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
1.3.3. Những đặc điểm của sản phẩm du lịch
1.4. Các loại hình du lịch phổ biến hiện nay
1.5. Khái niệm thiết kế tour
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
2.1. Định nghĩa về chương trình du lịch
2.2. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch
2.3. Phân loại chương trình du lịch
2.4. Một số ví dụ chương trình du lịch cụ thể

CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GÓI
3.1. Dịch vụ du lịch
3.2. Các dịch vụ cấu thành trong chương trình du lịch
3.2.1. Dịch vụ vận chuyển
3.2.2. Dịch vụ lưu trú
3.2.3. Dịch vụ ăn uống
3.2.4. Dịch vụ tham quan
3.2.5. Dịch vụ hướng dẫn viên
3.2.6. Các dịch vụ bổ sung khác
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GĨI
4.1. Quy trình chung khi xây dựng một chương trình du lịch
4.2. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình mới
4.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình mới
CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GĨI

0

5.1 Khái niệm giá thành và cách tính giá thành
5.2. Khái niệm giá bán và cách tính giá bán chương trình du lịch
5.3. Các điểm lưu ý khi xác định giá thành và giá bán
5.4. Thực hành tính giá thành và giá bán cho các chương trình du lịch
CHƯƠNG 6: ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
6.1. Khái niệm điều hành du lịch
6.2. Quy trình điều hành thực hiện chương trình du lịch
6.2.1. Các công tác chuẩn bị
6.2.2. Thực hiện chương trình du lịch
6.2.3. Kết thúc điều hành chương trình du lịch
6.2.4. Các cơng tác hậu mãi và chăm sóc khách hàng
7. Điều kiện tiên quyết: Tuyến điểm du lịch

8. Tài liệu học tập:
- Sách, Giáo trình chính:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2010). Quản trị kinh doanh lữ hành. Nxb ĐHKTQD
- Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Công Hoan (2014). Tài liệu học tập học phần "Quản trị lữ hành”.
HUTECH
2. Nguyễn Hoàng Long (2014). Tài liệu học tập học phần "Thiết kế và điều hành
tour”. HUTECH
3. Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hịa (2006). Giáo trình “Kinh Tế Du Lịch”,
NXB Lao Động – Xã Hội.
4. Nguyễn Minh Tuệ & Cộng sự (2014). “Địa lý du lịch Việt Nam”, NXB Giáo Dục.
5. Lê Hồ Quốc Khánh (2019), “Giáo trình Nghiệp vụ lữ hành”, Nxb ĐHQG Tp. Hồ
Chí Minh.
9. Đánh giá học phần.
- Đánh giá trong quá trình học phần, trọng số 40%:
+ Chuyên cần (dự lớp, phát biểu, thảo luận…)
+ Điểm đánh giá bài tập
+ Kiểm tra giữa học phần
- Thi kết thúc học phần, trọng số 60%

10. Thang điểm: 10
11. Hướng dẫn tự học và các hình thức đánh giá học phần
11.1. Hướng dẫn tự học: sinh viên phát huy phương pháp tự học, chủ động nghiên cứu
các bài học.
- Sinh viên tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp.
- Chuẩn bị bài, đọc tài liệu & làm bài tập theo yêu cầu giảng viên trước khi đến lớp.
- Tích cực tham gia các họat động thực hành nghiệp vụ trên lớp & tự nghiên cứu.
- Tham dự đầy đủ các buổi kiểm tra đánh giá của giảng viên
11.2. Hướng dẫn các hình thức đánh giá học phần

- Điểm quá trình: tỉ trọng điểm 40% (trong đó điểm chuyên cần 20% và điểm kiểm
tra giữa học phần 20%).
- Thi kết thúc học phần (thi 01 lần, tự luận): tỉ trọng điểm 60%.
---------------------------

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
Mục đích chính của Chương 1 (Một số khái niệm cơ bản về du lịch) là giới thiệu
và giúp cho sinh viên nắm vững một số khái niệm có tính lý luận quan trọng như các khái
niệm về: Du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch.
Ngoài các khái niệm, chương 1 còn giới thiệu một số vấn đề liên quan mật thiết
đến hoạt động kinh doanh, thiết kế và điều hành du lịch như: Các yếu tố cấu thành sản
phẩm du lịch, các loại hình du lịch phổ biến hiện nay.
Từ những nội dung lý luận kể trên, giúp sinh viên có những kiến thức nền tảng về
một số vấn đề cụ thể liên quan đến du lịch, đồng thời có thể vận dụng vào thực tiễn xây
dựng các sản phẩm du lịch, và vận dụng lý thuyết phục vụ cho thực tiễn nghề nghiệp sau
này.
Nội dung chính của chương:
- Giới thiệu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến du lịch nói
chung và hoạt động lữ hành như: Du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch.
- Phân tích các vấn đề liên quan đến sản phẩm du lịch như: Các yếu tố cấu thành
sản phẩm du lịch, những đặc điểm của sản phẩm du lịch.
- Phân tích các loại hình du lịch phổ biến hiện nay.

1.1. Khái niệm du lịch
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều khái niệm về du lịch. Đã có nhiều
tổ chức và nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau về du lịch.
Trên thế giới có một số quan điểm về du lịch có thể nhắc đến như:
Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: "Du lịch được hiểu là một
hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm

mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống".
Tại hội nghị quốc tế về du lịch họp tại Roma Italia (21/08 – 05/09/1963): "Du lịch
là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xun của họ hay
ngồi nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của
họ".

Theo tổ chức Du lịch Thế Giới (WTO: World Tourism Organization): Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, nhằm mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trãi nghiệm hoặc nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giản, cũng
như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
khơng q một năm ở bên ngồi môi trường sống định cư. Nhưng loại trừ các hoạt động
đi lại mà có mục đích kiếm tiền. Du lịch là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư.
Ngồi ra, cũng theo WTO thì “Du lịch là tất cả các sinh hoạt của một du khách từ
khi dự trù chuyến đi, di chuyển khỏi nơi cư trú, mua sắm, giao tiếp…đến lúc trở về nhà và
hồi tưởng”.
Tại Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch:
Theo giáo sư Nguyễn Văn Lễ trong cuốn “Tâm lý học du lịch” thì “Du lịch là việc
đi lại, lưu trú tạm thời ở bên ngoài nơi ở thường trú của cá nhân. Mục đích nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đa dạng”.
Theo luật du lịch 09/2017/QH14 thì định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không
quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Tất nhiên tùy theo góc độ nghiên cứu, quản lý, kinh doanh, mục đích…mà có
nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Nhưng đặc điểm chung đều thừa nhận du lịch là
việc đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên với nhiều mục đích ngồi cơng việc và gắn liền

với tiêu thụ sản phẩm du lịch.

1.2. Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch được hiểu căn bản nhất là những người đi du lịch và tiêu thụ các sản
phẩm du lịch. Các tổ chức trên thế giới cũng có nhiều quan điểm riêng về khách du lịch.
Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO) thì: “Khách du lịch là người thực hiện hoạt
động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một hay nhiều nơi khác trong một
thời gian từ hai mươi bốn giờ trở lên đến dưới một năm. Nhằm sử dụng thời gian nhàn rỗi
cho các nhu cầu văn hóa, sức khỏe, giải trí, học hỏi hay nhu cầu kinh doanh, gặp gỡ và
thăm viếng…”
Như vậy, theo WTO thì có ba biểu hiện sau mới được coi là du khách:
- Đi để thực hiện các mục đích như: văn hóa, sức khỏe, giải trí, học hỏi hay nhu

cầu kinh doanh, gặp gỡ và thăm viếng…
- Lưu trú từ 24 giờ tới dưới một năm.
- Không nhận tiền lương hay lợi nhuận từ nơi đến.
Do đó những đối tượng sau thì khơng được coi là khách du lịch bao gồm:
- Khách đi đến vùng đất khác với mục đích tị nạn, định cư, đi làm ăn…
- Đi đến vùng đất khác với lý do thực hiện công việc cá nhân. (Ví dụ: ma chay,
cưới hỏi, cơng vụ…)
- Khách quá cảnh tại sân bay, hải cảng và không đi ra khỏi những nơi này.
Theo luật du lịch Việt Nam 2017 thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.”
Cũng theo luật du lịch 2017 thì khách du lịch gồm 3 nhóm: Khách du lịch nội địa,
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

- Khách du lịch ra nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

1.3. Sản phẩm du lịch
1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị,
một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành
phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình”.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới WTO “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố
cấu thành: Kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ,
lao động và quản lý du lịch”. Thực tế cho thấy khái niệm này của WTO là “bao trùm” và
thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch.
Theo luật Du Lịch Việt Nam 2017 quy định: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Hiểu một cách khác, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện

vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lịng.
Nhưng đó khơng phải sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hố vật chất, mà ở đây sự
hài lịng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du khách
khi kết thúc chuyến du lịch.
Như vậy là theo thời gian, khái niệm về sản phẩm du lịch đã có góc nhìn ngày càng
mở rộng hơn: từ chỗ chỉ coi sản phẩm du lịch là một số loại hình kinh doanh dịch vụ, đến
nay sản phẩm du lịch đã trở thành một khái niệm rất rộng, được cấu thành bởi nhiều yếu
tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của
con người đương đại.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

* Theo Nguyễn Minh Tuệ trong Địa lý du lịch Việt Nam (2014). Sản phẩm du lịch bao
gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch.
- Dịch vụ du lịch gồm có:
+ Dịch vụ lữ hành.
+ Dịch vụ vận chuyển.
+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống.
+ Dịch vụ vui chơi, giải trí.
+ Dịch vụ mua sắm.
+ Dịch vụ thông tin, hướng dẫn.
+ Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.
- Tài nguyên du lịch gồm có:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn.
* Theo Lê Hồ Quốc Khánh trong “Giáo trình tuyến điểm du lịch Việt Nam”,
(2019), thì “Bất cứ một sản phẩm du lịch nào cung ứng cho khách du lịch đều được cấu
thành bởi hai yếu tố đó là: Yếu tố tài nguyên du lịch và yếu tố kỷ nghệ du lịch”
- Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn
hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch văn hóa.
- Kỹ nghệ du lịch là yếu tố rất quan trọng trong việc cấu thành sản phẩm du lịch.

Kỹ nghệ du lịch không đơn thuần chỉ là “công nghệ du lịch” thơng thường mà kỹ nghệ du
lịch cịn là tổng hợp của nhiều hoạt động, nhiều cách thức, từ việc đầu tư xây dựng, cách
thức tổ chức quản lý, cách thức khai thác, cách thức giữ gìn…đến việc giới thiệu, thái độ
trân trọng, tình yêu và cách thức cung ứng… những sản phẩm du lịch, nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch. Nói một cách nơm na, kỹ nghệ du lịch chính là kỹ năng và nghệ
thuật kinh doanh du lịch. Kỹ nghệ du lịch có thể chỉ do hoạt động tạo nên, nhưng trong
nhiều trường hợp kỹ nghệ du lịch cũng có thể phải do nhiều hoạt động mới trở nên hoàn

chỉnh, tùy từng trường hợp cụ thể.
1.3.3. Những đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thật
ra, sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù
trong cấu thành của nó có cả hàng hóa (chiếm khoảng 10 – 20%). Do vậy việc đánh giá,
kiểm tra chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần
lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh, mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng
sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch mức độ kỳ vọng và mức độ cảm
nhận về chất lượng của khách du lịch.
Do tính chất khơng cụ thể nên khó có thể dán nhãn sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm du
lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta sao chép chương trình du lịch đã đặt ra, bắt
chước cách bài trí hay một quy trình phục vụ được nghiên cứu rất công phu.
Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu cầu
thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiếu giá trị văn hố...). Mặc dù trong cấu thành sản
phẩm du lịch có những hàng hố và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn ở, đi lại của con
người, nhưng mục đích chính của chuyến đi khơng nhằm vào ăn, ở mà là để giải trí, tìm
hiểu, nâng cao tầm hiểu biết... Vì vậy, cần phải chú trọng vào nhu cầu của du khách đề họ
thấy hài lòng.
Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên không thể
dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể mang sản phấm du lịch đến nơi của du khách,
mà du khách phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn các nhu cầu của mình thơng
qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân gây
ra khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản
xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch không thể cất đi, không thể dự trữ được như các

mặt hàng khác. Khi một buồng khách sạn không được thuê đêm nay khách sạn sẽ mất
doanh thu, chứ không thể lưu kho để cộng thêm vào số buồng cho thuê đêm mai được. Do
vậy, để tạo ra sự nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn. Việc thu

hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với
các nhà kinh doanh du lịch.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tuợng lúc thì cung
khơng thể đáp ứng được cầu, lúc thì cầu lại khơng đáp ứng được cung. Ngun nhân
chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài, cịn nhu cầu của khách
thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới có sự chênh lệch giữa cung và cầu.

1.4. Các loại hình du lịch phổ biến hiện nay
Theo tác giả Trương Sỹ Qúy thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau :
“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống
nhau, có động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc
vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung
theo một mức giá bán nào đó.
Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách đúng đắn về du lịch, các nhà quản
lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành
các loại hình khác nhau. Việc phân loại sẽ đảm bảo tính hệ thống khi có các quan điểm
thống nhất về khái niệm loại hình du lịch.
Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tuỳ theo yêu cầu và mục đích
khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khác nhau.
1.4.1. Phân theo mục đích chuyến đi
- Du lịch thuần tuý: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những
giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hố cao. Chuyến du ngoạn đó có thế có mục đích
thuần t là tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. Du
lịch thuần tuý có thể bao gồm các loại hình sau:
+ Du lịch tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi
mặt.
+ Du lịch giải trí là loại hình du lịch sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí để
phục hồi sức khoẻ (thể chất và tinh thần) sau những thời gian làm việc căng thẳng, mệt
mỏi. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người
ngày càng tăng. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi cần có các chương trình,

các địa điểm vui chơi, giải trí cho du khách như các công viên, casino...
+ Du lịch thể thao không chun là loại hình nhằm đáp ứng lịng ham mê thể thao
của mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chơi một mơn thể thao nào đó để giải trí.
Các hoạt động thể thao du lịch được ưa chuộng là: Săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền,
lướt ván, trượt tuyêt...
+ Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết
mới lạ về thế giới xung quanh. Tuỳ thuộc vào mức độ và yêu cầu, có thể chia thành hai
loại là du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm.
+ Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khoẻ của con người
sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm yêu thích đối với các du khách tham gia hoạt
động nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như
các bãi biển, các vùng núi, vùng quê...
- Du lịch kết hợp: Ngồi mục đích du lịch thuần t cũng có nhiều cuộc hành trình
tham quan vì các lý do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo...Trong cuộc
hành trình này, khơng ít nguời đã sử dụng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống tại
khách sạn - nhà hàng và tranh thủ thời gian rỗi để tham quan, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, nhằm
cảm nhận tại chỗ những giá trị thiên nhiên, văn hoá ở nơi đến. Về cơ bản du lịch thuần túy
thường được kết hợp với một số loại hình du lịch khác như:
+ Du lịch tơn giáo là một hình thức du lịch tâm linh. Khách đến hành hương, cúng
bái, chiêm ngưỡng trong sự tơn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng với tín
ngưỡng của dân bản xứ. Hoạt động du lịch tôn giáo thường được diễn ra tại các địa bàn
liên quan đến sự ra đời của tôn giáo hoặc đến hoạt động của nó như các đền chùa, thánh
địa...
+ Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu
kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những hình thức biểu hiện
của loại hình này là sinh viên thuộc các ngành học như địa lý, lịch sử, vãn hố, mơi
trường... được tổ chức đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Địa điểm đến phải là những nơi có
các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,

các di tích lịch sử - văn hố...
+ Du lịch thể thao kết hợp khác với thể thao thuần tuý ở chỗ chuyến đi của các vận
động viên có mục đích chính là luyện tập, tham dự các hoạt động thể thao. Vì vậy, hoạt
động thể thao của vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề chuyên nghiệp,

giống như nhiều nghề khác của xã hội. Ngoài thời gian tập luyện thi đấu, họ có thể tìm
hiểu các giá trị tự nhiên, văn hoá - xã hội ở nơi đến. Vì thế, có thể coi chuyến đi của họ là
chuyến du lịch thể thao kết hợp.
1.4.2. Phân theo phạm vi lãnh thổ
Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà trong q trình thực hiện, có sự giao tiếp
với người nước ngồi, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch
phải sử dụng ngơn ngữ nước ngồi trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du khách
phải đi ra khỏi đất nước mình. Về mặt kinh tế, phải thanh tốn bằng ngoại tệ. Du lịch
quốc tế có hai loại: Du lịch chủ động (du lịch đón khách) và du lịch bị động (du lịch gửi
khách).
Du lịch nội địa (du lịch trong nước): Là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho
du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của
đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước.
1.4.3. Phân theo đặc điểm địa lý
Du lịch biển: Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các
hoạt động tắm biển, thể thao biển. Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nét, vì vậy
thường tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và khơng khí trên 20 0 C. Bờ biển ít
dốc, mơi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút khách sẽ lớn.
Du lịch núi: Đây là loại hình du lịch gắn liền với các vùng núi non hiểm trở, thích
hợp với những du khách thích khám phá có phần mạo hiểm. Loại hình du lịch này có thể
phát triển tốt ở nước ta vì: Diện tích nước ta ¾ là đồi núi, với nóc nhà Đơng Dương –
Phan Xi Păng (3143m), có nhiều khu vực núi non hiểm trở và cịn rất hoang sơ...
Du lịch đơ thị: Điểm đến của du lịch là các đô thị lớn, nơi có cơng trình kiến trúc
nổi tiếng, các khu thương mại sầm uất, các đầu mối giao thông, các khu vui chơi giải trí

hiện đại...
Du lịch thơn q: Thơn q là nơi có mơi trường trong lành, cảnh vật thanh bình,
khơng gian thống đãng. Thơn q là điểm đến hấp dẫn của du khách, đặc biệt là du
khách ở các thành phố, các khu công nghiệp. Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhận
được tình cảm chân quê mộc mạc, chân thành, mến khách, cảm thấy được thư giãn, tìm về
nguồn cội... tất cả những cái mà cuộc sống đô thị khơng có được.
1.4.4. Phân theo nhóm đối tượng khách
Trên thực tế có rất nhiều nhóm đối tượng du khách đi cùng với nhau trong một
hành trình và cùng sử dụng một sản phẩm du lịch chung. Vì trên thực tế tùy thuộc vào

cơng việc, vị trí trong xã hội nên cũng có nhiều nhóm đối tượng khách khác nhau, nên du
lịch cũng có những loại hình khác nhau phục vụ cho những nhóm đối tượng riêng biệt đó.
Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:
+ Du lịch thanh thiếu niên.
+ Du lịch dành cho người cao tuổi.
+ Du lịch cho phụ nữ, du lịch gia đình.
+ Du lịch cho nhóm đối tượng cơng nhân.
+ Du lịch cho nhóm đối tượng thương gia.
+ Du lịch cho nhóm cơng nhân viên chức…
1.4.5. Phân theo thời gian của cuộc hành trình (độ dài chuyên đi)
Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài từ 1 - 3 ngày (hoặc dưới một
tuần), tập trung vào những ngày cuối tuần. Loại hình này thích hợp với các đối tượng du
khách ít thời gian, du khách tham quan với gia đình vào cuối tuần.
Du lịch dài ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghĩ kéo dài từ vài tuần
đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ờ của khách, kể cả trong nước và ngoài nuớc.
1.4.6. Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp. Loại hình du lịch
này phát triển ờ các khu vực có địa hình bằng phẳng, con người thân thiện với môi truờng.
Du lịch xe đạp là loại hình phổ biển ở các nước phát triển. Tiện lợi của du lịch xe đạp là

du khách có thể thâm nhập dễ dàng vào đời sống dân cư bản địa và có thể đi đến những
nơi đuờng sá chưa phát triển. Đây cũng là một hình thức kết hợp với du lịch thể thao.
Du lịch ơ tơ là loại hình du lịch phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương tiện
khác. Đặc điểm cơ bản của loại hình này là giá rẻ, dễ tiếp cận với các điểm du lịch.
Du lịch máy bay là một trong những loại hình du lịch hiện đại, có thể đáp ứng nhu
cầu của khách đến các vùng xa xơi. Tuy có nhược điểm là giá thành cao nhưng loại hình
du lịch này vẫn không ngừng phát triển trong những năm gằn đây.
Du lịch tàu hoả là loại hình du lịch phổ biến của nhiều du khách với ưu điểm giá
thành rẽ, có thể tranh thủ tham quan ngắm cảnh trên đường, hoặc tiết kiệm thời gian vì có
thể thực hiện hành trình vào ban đêm. Tuy nhiên, so với ơ tơ tính cơ động của loại hình
này khơng cao, các tuyến đường khó tiếp cận trực tiếp với điểm du lịch nên phải kết hợp
với các phương tiện vận chuyển khác để chuyên chở khách.
Du lịch tàu thuỷ là loại hình chủ yếu phát triển ở các nước có nền kinh tế phát

triển. Ưu điểm của loại hình này là du khách có thể sống thoải mái dài ngày trên tàu, ln
được hưởng một bầu khơng khí trong lành và được tham quan nhiều địa điểm trong một
chuyến đi. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức du lịch này là giá thành cao, khơng thích
hợp với những người có vấn đề về sức khỏe.
1.4.7. Phân loại theo hình thức tổ chức
Du lịch có tổ chức theo đồn là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ
trước hay thơng qua các tổ chức du lịch. Mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi
du lịch của mình.
Du lịch cá nhân là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định chuyến đi, kế hoạch
lưu trú, địa điểm ăn uống. Đây là loại hình ngày càng phát triển và dần dần chiếm ưu thế
trong hoạt động du lịch.
Du lịch gia đình là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc thơng qua các
cơng ty cung cấp dịch vụ trong thời gian sao cho phù hợp với cơng việc và thu nhập của
mình.
Ngồi các cách phân loại nêu trên, người ta còn sử dụng các cách phân loại khác

như: Theo lứa tuổi (du lịch thiếu nhi, học sinh, du lịch thanh niên, du lịch người lớn
tuổi…), theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần...), theo địa điểm
lưu trú (du lịch ở khách sạn, du lịch ở lều - trại, làng du lịch)...


Câu hỏi ôn tập Chương 1
1. Anh/ chị hãy nêu một số quan điểm về du lịch trên thế giới và tại nước ta hiện nay?
2. Theo Anh/chị phải hiểu như thế nào là khách du lịch? Những đối tượng nào sẽ
không được xem là khách du lịch?
3. Nêu khái niệm sản phẩm du lịch? Sản phẩm du lịch có những đặc điểm gì?
4. Sản phẩm du lịch được cấu tạo từ những yếu tố nào?
5. Phân tích các loại hình du lịch phổ biến hiện nay?

CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
Mục tiêu chính của Chương 2 (Chương trình du lịch) là giới thiệu một số định
nghĩa có tính lý luận giúp sinh viên hiểu chương trình du lịch là gì.
Trong chương này cũng trình bày các nội dung liên quan đến một chương trình du
lịch như các đặc điểm và các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch. Nội dung này
giúp sinh viên hiểu được các đặc tính của một chương trình du lịch, khi xây dựng chương
trình du lịch cần xây dựng các yếu tố thành phần chủ đạo nào.
Việc cung cấp kiến thức về phân loại chương trình du lịch trong chương này giúp
sinh viên nắm được các loại chương trình du lịch, ứng dụng kiến thức này vào thực tiễn
công việc sau này trong lĩnh vực thiết kế chương trình du lịch và kinh doanh du lịch.
Trong chương cũng đưa một vài chương trình du lịch cụ thể để sinh viên có kiến
thức trực quan về một chương trình du lịch.

Nội dung chính của chương:
Giới thiệu và phân tích những định nghĩa cơ bản về chương trình du lịch.

Phân tích các đặc điểm của một chương trình du lịch và các yếu tố cấu thành một
chương trình du lịch.
Phân loại chương trình du lịch và một số chương trình du lịch ví dụ.

2.1. Định nghĩa về chương trình du lịch
Hiện nay, trong các tài liệu về khoa học du lịch chưa có định nghĩa thống nhất về
chương trình du lịch. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chương trình du lịch trên thế
giới cũng như tại Việt Nam.
Theo những quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu
(EU) và Hiệp hội các hãng lữ hành Vương quốc Anh trong cuốn “Kinh doanh du lịch lữ
hành” nhận định: “Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất
hai trong số các dịch vụ: nơi ăn, ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc
nơi ăn, ở và nó được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trình phải nhiều hơn
24 giờ.”
Theo tác giả David Wright trong cuốn “Tư vấn nghề nghiệp lữ hành” nhận định:
“Chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch. Thơng thường bao gồm dịch
vụ giao thông, nơi ăn ở, di chuyển và tham quan ở một hoặc một số quốc gia, vùng lãnh
thổ hay thành phố. Sự phục vụ này phải được đăng ký đầy đủ hoặc ký hợp đồng trước với
một doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch phải thanh toán đầy đủ trước khi các dịch vụ
được thực hiện.”
Theo tác giả Gagnon và Ociepka trong cuốn “Phát triển nghề lữ hành” nêu quan
điểm:“Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước,
khách có thể mua riêng lẻ hay mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng
chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng
khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường bộ, đường
sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí.”
Theo “Từ điển khách sạn, lữ hành và du lịch” của Charles J. Wetelka thì: “Chương
trình du lịch là bất kỳ chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thường được trả tiền trước)
đến một hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát. Thông thường bao gồm sự đi lại, ăn,
ở, ngắm cảnh và những thành tố khác.”

Tại Việt Nam, theo nhóm nghiên cứu bộ môn Du Lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân

trong giáo trình “Quản trị kinh doanh lữ hành” thì định nghĩa chương trình du lịch như
sau: “Chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ
chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình
du lịch thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết với các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí tới tham quan…Mức giá của chuyến du lịch bao gồm giá của hầu
hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong q trình thực hiện du lịch.”
Theo luật du lịch Việt Nam 2017 thì “chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch
trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất
phát đến điểm kết thúc chuyến đi.”
Từ các định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch, ta có thể rút ra các nhận xét
về sự tương đồng và khác biệt giữa các định nghĩa như sau:
Về điểm tương đồng: Trong các định nghĩa chương trình du lịch đã nêu có sự
thống nhất về lịch trình, các dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi.
Về sự khác biệt giữa các định nghĩa chương trình du lịch thể hiện ở các khía cạnh:
- Khơng có sự nhất qn về tên gọi, có định nghĩa gọi là chuyến du lịch, có định
nghĩa gọi là chương trình du lịch trọn gói, hoặc có định nghĩa gọi là chương trình du lịch.
- Khơng có sự nhất quán về cả giới hạn dưới và giới hạn trên về số lượng dịch vụ
trong nội dung của chương trình du lịch.
- Cách diễn đạt khác nhau và sử dụng các từ ngữ khác nhau trong định nghĩa.
Nguyên nhân chưa có sự thống nhất trong định nghĩa chương trình du lịch có thể
là:
- Thứ nhất: Do tính chất năng động, phức tạp và sự tổng hợp của tiêu dùng trong
du lịch. Mặt khác, do tính chất bộ phận của sản xuất du lịch dẫn đến có nhiều dịch vụ
thành phần cấu thành dịch vụ chương trình du lịch và tính động của các thành phần cao,
khó xác định đâu là phần cứng, đâu là phần mềm của chương trình du lịch. Cái gì càng có
nhiều thành phần cấu thành và tính động của mỗi thành phần càng cao thì càng khó định
nghĩa chương trình du lịch như một đại diện cho quy luật này.

- Thứ hai: Do mục đích nghiên cứu, cách tiếp cận của mỗi tác giả mà có sự đồng
nhất giữa chuyến du lịch, chương trình du lịch trọn gói, chương trình du lịch với nhau và
do cách hiểu từ trọn gói (package) của người Việt.
Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa nêu trên, có thể đúc kết lại một cách hiểu chung
về chương trình du lịch như sau:

Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước,
liên kết với nhau, để thỏa mãm ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu
dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định và bán trước khi tiêu dùng của
khách.
Từ định nghĩa này rút ra chương trình du lịch có các đặc trưng sau:
- Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp
đặt trước, làm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
- Chương trình du lịch phải có ít nhất hai dịch vụ và việc tiêu dùng được sắp đặt
theo một trình tự thời gian và khơng gian nhất định.
- Giá cả của chương trình du lịch là giá gộp của các dịch vụ có trong chương trình.
- Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng.
Một chương trình du lịch có thể sử dụng để tổ chức nhiều chuyến du lịch vào các
thời điểm kế tiếp nhau. Nhưng cũng có chương trình du lịch chỉ sử dụng một vài ba
chuyến với khoảng thời gian xa nhau. Do đó, cần có sự phân biệt giữa chuyến du lịch và
chương trình du lịch. Một chương trình du lịch này có thể có nhiều chuyến du lịch được
thực hiện với số khách tham gia đông. Nhưng một chương trình du lịch khác chỉ được
thực hiện một vài chuyến với số lượng khách tham gian ít. Vì vậy, có rất nhiều loại
chương trình du lịch khác nhau, cần phải phân biệt chúng để đảm bảo tính hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp lữ hành.

2.2. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch
2.2.1. Đặc điểm của chương trình du lịch
Chương trình du lịch là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc điểm cơ bản như sau:

Chương trình du lịch là một sản phẩm vơ hình, du khách khơng thể nhìn thấy, sờ
thấy, hoặc mô tả trước khi họ sử dụng sản phẩm đó. Kết quả khi mua chương trình du lịch
là sự trãi nghiệm về nó, chứ khơng phải sở hữu nó.
Chất lượng của một chương trình du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tiêu
chuẩn của nơi lưu trú, tính hiệu năng của dịch vụ vận chuyển, chất lượng của các bữa ăn
trong chương trình, thái độ của người hướng dẫn… và kể cả mong muốn sử dụng mức độ
chất lượng dịch vụ như thế nào từ phía du khách.
Chương trình du lịch là một sản phẩm khơng thể đầu cơ tích trữ và cũng khơng thể
để dành nếu khơng được bán thì sẽ khơng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chương
trình du lịch nếu khơng được sử dụng tại một thời điểm xác định, nó vĩnh viễn chỉ nằm

trên một văn bản nào đó và khơng mang lại hiệu quả kinh tế.
Chương trình du lịch là phương tiện chính kết nối du khách với địa điểm du lịch và
các điểm dịch vụ. Bên cạnh đó chương trình du lịch cũng có thể linh hoạt thay đổi tùy
mong muốn của du khách trong quá trình sử dụng.
Chương trình du lịch có tính dễ bị bắt chước. Vì q trình kinh doanh phải phổ
biến rộng khắp, ít giữ được bí mật sản xuất riêng. Đồng thời việc sao chép chương trình
du lịch là rất dễ dàng, bên cạnh đó cũng chưa có luật rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu các
chương trình du lịch.
2.2.2. Các yếu tố cầu thành một chương trình du lịch
Từ khái niệm về chương trình du lịch ta có thể nhận thấy có ba yếu tố cơ bản để
cấu thành một chương trình du lịch, đó là: Lịch trình các hoạt động trong chương trình du
lịch, các dịch vụ được sử dụng cho chương trình du lịch, giá của chương trình du lịch.
Trên thực tiễn một chương trình khi bán cho khách hàng phải thể hiện được ba nội dung
này. Cả ba yếu tố trên vừa là tiêu chí để xác định chất lượng cho chương trình du lịch, vừa
là những căn cứ để khách hàng đưa ra quyết định mua chương trình du lịch hay khơng.
- Yếu tố lịch trình: Lịch trình của chương trình du lịch là kế hoạch chi tiết các
hoạt động sẽ được thực hiện trong một chương trình du lịch. Nó thể hiện rõ về thời gian,
địa điểm sẽ diễn ra một hoạt động cụ thể. Lịch trình du lịch phải chi tiết từng giờ, từng

buổi, từng ngày, từng hoạt động trong chương trình du lịch.
Lịch trình du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành cơng hay thất bại
của cả chương trình du lịch. Khách du lịch có cảm nhận được giá trị của chuyến đi hay
không là phụ thuộc vào chất lượng của lịch trình.
Lịch trình của chương trình du lịch cũng là yếu tố nền tảng để xác định các dịch vụ
sẽ sử dụng trong chương trình du lịch và có ảnh hưởng đến việc tính giá thành của chương
trình du lịch đó.
Lịch trình được xây dựng trên cơ sở tuyến, điểm du lịch. Khi xây dựng lịch trình
phải đảm bảo tính khoa học về khơng gian, thời gian, mục đích, ý nghĩa cho mỗi hoạt
động. Việc xây dựng một lịch trình du lịch địi hỏi người xây dựng phải có kiến thức tốt
về hệ thống tuyến điểm, có am hiểu thực tế thì việc xây dựng lịch trình mới đảm bảo tính
hợp lý và hiệu quả sử dụng của chương trình du lịch.
- Yếu tố dịch vụ: Một chương trình du lịch được cấu thành từ sự kết hợp của rất
nhiều dịch vụ thành phần như: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch

vụ tham quan, dịch vụ hướng dẫn, các dịch vụ bổ sung khác…Do đó, chất lượng của
chương trình du lịch phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của các dịch vụ thành phần.
Trong một chương trình du lịch các dịch vụ sẽ khơng thể tách rời, nó ln ln
phải được thể hiện trong chương trình du lịch. Số lượng các dịch vụ và chất lượng các
dịch vụ thể hiện chất lượng của chương trình du lịch và ảnh hưởng nhiều nhất đến giá của
chương trình du lịch đó.
Yếu tố dịch vụ cũng tạo nên sự khác biệt giữa chương trình du lịch này với chương
trình du lịch khác, tạo nên tính cạnh tranh trên thị trường du lịch và ảnh hưởng tới quyết
định mua sản phẩm của khách hàng.
Khi lựa chọn các dịch vụ để đưa vào chương trình du lịch, nhà xây dựng chương
trình du lịch phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa một dịch vụ vào xây dựng chương
trình du lịch. Những dịch vụ được đưa vào chương trình du lịch phải là: Những dịch vụ
cần thiết cho chương trình, những dịch vụ tạo nên giá trị ý nghĩa cho chuyến đi, những
dịch vụ thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng và những dịch vụ đáp ứng được

nhu cầu chiến lược kinh doanh của đơn vị lữ hành.
Yếu tố về giá bán: Trên tổng thể một văn bản của một chương trình du lịch thì yếu
tố giá bán chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định
mua của khách hàng. Giá bán cho một chương trình du lịch thường được ấn định trên đơn
vị một người. Mỗi chương trình du lịch sẽ có một giá bán khác nhau phụ thuộc vào nội
dung của lịch trình và số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ thành phần trong chương
trình.
Giá bán được đưa ra sau khi nhà thiết kế chương trình du lịch tính tốn tất cả các
chi phí cho chuyến đi cũng như mong muốn lợi nhuận và phụ thuộc vào chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.

2.3. Phân loại chương trình du lịch
2.3.1. Ý nghĩa của việc phân loại
Chương trình du lịch là sản phẩm chính của doanh nghiệp lữ hành. Sản phẩm này
rất phong phú và đa dạng về chủng loại, về mức độ chất lượng dịch vụ và do đó khách
tiêu dùng sản phẩm này cũng rất đa dạng về mong muốn và mức độ thỏa mãn cũng khác
nhau. Để kinh doanh thành công loại sản phẩm này, nhà kinh doanh nhất định phải phân
loại chúng. Việc phân loại sẽ giúp cho nhà kinh doanh:
Hoàn thiện nội dung chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành.

Lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cho phù hợp với đặc điểm của từng loại
chương trình du lịch.
Xác định tính hấp dẫn và hiệu quả của từng loại để có chính sách đầu tư phù hợp.
Kết hợp giữa các loại chương trình du lịch để tạo ra tính hấp dẫn của sản phẩm lữ
hành. Phân loại chương trình du lịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản phẩm mới theo
quan điểm của marketing.
2.3.2. Các cách thức để phân loại
Đối với các nhà kinh doanh lữ hành, việc phân loại chương trình càng chi tiết cụ
thể bao nhiêu càng có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh bấy nhiêu. Để phân loại

chương trình du lịch, người ta căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau như nguồn gốc phát
sinh, tính phụ thuộc trong tiêu dùng, mục đích động cơ chuyến đi, loại hình du lịch,
phương tiện vận chuyển…
 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có ba loại gồm: Chương trình du lịch chủ
động, chương trình du lịch bị động, chương trình du lịch kết hợp.
- Chương trình du lịch chủ động: Là loại chương trình mà doanh nghiệp lữ hành
chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực
hiện, ấn định mức giá. Sau đó, mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình. Chỉ có các
doanh nghiệp lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ
động do tính mạo hiểm của chúng. Thơng thường, chương trình du lịch chủ động được
xây dựng để nhắm tới thị trường khách lẻ, tức là bán cho từng nhóm khách nhỏ hay từng
cá nhân, sau đó tập hợp các nhóm khách lại và thực hiện chung chương trình ấy.
- Chương trình du lịch bị động: Là loại chương trình mà doanh nghiệp lữ hành chỉ
xây dựng chương trình sau khi có u cầu cụ thể của đối tác (thường là một tập thể, cơ
quan hay đơn vị). Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đã ký kết hợp đồng,
chương trình sẽ được thực hiện. Chương trình du lịch loại này thường ít rủi ro vì doanh
nghiệp lữ hành đã nắm được gần chính xác khoảng lợi nhuận trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng. Nhưng để thực hiện bán được nhiều loại chương trình du lịch loại này địi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng được một mạng lưới thị trường đủ lớn.
- Chương trình du lịch kết hợp: Là sự hịa nhập của hai loại chương trình trên.
Doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và xây dựng chương trình du lịch nhưng không ấn
định ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động marketing, quảng cáo khách du lịch sẽ tìm
đến với doanh nghiệp lữ hành. Trên cơ sở chương trình có sẵn, hai bên thỏa thuận ký kết

hợp đồng và thực hiện chương trình.
 Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng, có
năm loại: Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng, chương trình có hướng dẫn
viên từng chặng, chương trình du lịch độc lập đầy đủ (tồn phần), chương trình độc lập tối
thiếu, chương trình tham quan.

 Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng có các đặc điểm nổi bật sau:
Bao gồm hầu hết các thành phần dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan,
hướng dẫn, giải trí và các dịch vụ khác đã được sắp đặt ở mức tối đa.
Giá trọn gói của tất cả các dịch vụ, chi phí thường thấp hơn so với dịch vụ cùng
loại của các chương trình du lịch khác. Giá tính theo đầu khách ở buồng đơi, giá theo thời
vụ du lịch.
Một chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng tiêu biểu phải được sắp xếp
trước và liên kết bởi các thành phần sau:
- Phương tiện vận chuyển: Trong chương trình du lịch tùy thuộc vào các điều kiện
cụ thể mà sử dụng các phương tiện, chẳng hạn có thể kết hợp giữa hai loại máy bay/ô tô,
máy bay/ tàu thủy, tàu hỏa/ô tô hoặc chỉ một loại tàu hỏa, hoặc chỉ ô tô…Đặc điểm của
phương tiện vận chuyển như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga, bến cảng, sân bay, uy tín của
các hãng vận chuyển. Dịch vụ vận chuyển được xác định là thành phần chính quan trọng
nhất của chương trình du lịch trọn gói.
- Nơi ở được sắp xếp vào thành phần quan trọng thứ hai của chương trình du lịch
trọn gói vì nó thỏa mãn nhu cầu thiết yếu là chổ lưu trú. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
mà nơi ở có thể là các loại hạng cơ sở lưu trú, chủng loại buồng, giường…
- Lộ trình được sắp xếp vào thành phần quan trọng thứ ba của chương trình du lịch
trọn gói. Nó bao gồm số điểm dừng, thời gian tại mỗi điểm, thời gian và khoảng cách giữa
điểm đi và điểm đến, các hoạt động cụ thể của từng buổi, từng ngày với thời gian và
không gian đã được ấn định trước.
- Bữa ăn được sắp xếp vào thành phần quan trọng thứ tư của chương trình du lịch
trọn gói. Nó bao gồm các bữa ăn, nơi ăn, thực đơn, có thể chọn món ăn hoặc khơng, các
loại nước uống có cồn.
- Tham quan giải trí là thành phần khơng chỉ quan trọng mà nó còn là thành phần
đặc trưng để thỏa mãn nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí của khách. Tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể lựa chọn các đối tượng tham quan, các loại hình vui chơi giải trí khác.