Vì sao logitech không tìm được chuột trong app

Cách thức hoạt động của chuột không dây tương tự như chuột có dây, chỉ khác ở chỗ là nó có DPI cũng như tần số sử dụng thấp hơn... tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có thể nhận ra khi chơi game chứ lúc sử dụng thông thường thì cũng không có ý nghĩa nhiều lắm. Dưới đây là cách kết nối chuột không dây với laptop đối với cả USB và Bluetooth.

Cách kết nối chuột không dây với laptop qua cổng USB

Cách kết nối chuột không dây với laptop qua cổng USB là phương pháp phổ biến nhất thường được áp dụng bởi sự thuận tiện và đơn giản. Đồng thời, việc sử dụng đầu receiver cũng cho phép bạn sử dụng chuột máy tính linh hoạt với cả PC hoặc những thiết bị không hỗ trợ tính năng kết nối Bluetooth. Các bước thực hiện cơ bản như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra phần nắp pin ở bên dưới chuột không dây

Chuột có dây sẽ dùng nguồn điện trực tiếp từ laptop, còn chuột không dây sẽ phải dùng pin để hoạt động. Trước khi kết nối chuột không dây vào laptop, bạn hãy lật mặt dưới của chuột lên và tháo nắp pin ra rồi sau đó là lắp pin mới vào. Nếu sử dụng chuột không dây có đế sạc đi kèm thì bạn hãy đặt chuột lên đế sạc đó.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng chuột không dây đầy đủ và cụ thể

  • Bước 2: Cắm đầu receiver của chuột không dây vào laptop.

Khi tháo nắp pin của chuột ra, bạn sẽ thấy một đầu cắm theo kiểu kết nối USB... đó chính là đầu receiver được dùng để thu nhận sóng của chuột không dây. Sau khi đã lắp pin vào chuột, bạn hãy lấy đầu receiver đó cắm vào cổng USB của laptop. Nếu chuột có nút nguồn thì đừng quên bật nguồn lên nhé.

  • Bước 3: Cài đặt driver đi kèm.

Đa số chuột không dây đều có thể sử dụng ngay theo kiểu plug-n-play chứ không cần cài đặt driver, nếu chuột không dây của bạn có đi kèm driver thì hãy nhớ cài đặt vào laptop và restart lại máy để chuột nhận diện được driver và hoạt động suôn sẻ.

Xem thêm: Nên mua chuột không dây nào tốt và giá rẻ nhất hiện nay 2021?

Cách kết nối chuột không dây với laptop qua Bluetooth

Nếu bạn sở hữu một sản phẩm chuột kết nối theo dạng Wireless không cần đầu receiver, bạn hoàn toàn có thể kết nối chuột của bạn với laptop thông qua việc bật bluetooth trên laptop và kết nối dễ dàng. Cách kết nối chuột không dây với laptop qua Bluetooth đơn giản như sau:

  • Bước 1: Bạn vẫn bắt đầu bằng việc kiểm tra pin trong chuột. Viên pin sử dụng trong chuột không dây thường là loại AAA hoặc AA. Nếu chưa có pin, hãy lắp một viên theo đúng loại trong hướng dẫn sử dụng yêu cầu.
  • Bước 2: Gạt công tắc ở chuột không dây sang chế độ bật.
  • Bước 3: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Windows Settings, sau đó chọn Devices.
  • Bước 4: Tại đây, bạn gạt công tắc ảo ở mục Bluetooth sang chế độ On.
  • Bước 5: Click vào ô Bluetooth.
  • Bước 6: Tìm trong cửa sổ các thiết bị đang phát bluetooth ở gần đó đúng mã sản phẩm của chuột và click vào.
  • Bước 7: Chờ một thời gian cho đến khi quá trình ghép đôi hoàn tất.

Xem thêm:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máy tính không nhận chuột khác nhau gây khó khăn cho người dùng trong việc kiểm tra chuẩn đoán lỗi và có cách sửa chữa hợp lý, tiết kiệm thời gian chi phí và công sức. Sau đây mời bạn theo dõi phần giới thiệu một số nguyên nhân máy tính không nhận chuột và cách khắc phục đơn giản mà người dùng nên biết. 

1. Đối với chuột có dây

Hỏng cổng USB: Một trong những nguyên nhân máy tính không nhận chuột mà ít người để ý tới là cổng USB bị hư, trong quá trình sử dụng thời gian dài, dẫn đến hiện tượng cổng USB bị hỏng. 

Chuột máy tính bị đứt dây: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này là chuột lúc nhận lúc không, con trỏ chuột di chuyển trên màn  hình không chính xác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột bị đứt dây là do trong quá trình sử dụng thời gian dài, tại các nơi thường xuyên co gấp như vị trí tiếp xúc giữa dây và thân chuột, vị trí tiếp xúc dây và đầu cắp USB kết nối với máy tính.

Chuột bị chết linh kiện: Nguyên nhân máy tính không nhận chuột cũng có thể do một số linh kiện bên trong chuột bị hư hỏng hoặc bị tiếp xúc trực tiếp với nước gây chạm mạnh.

Hình ảnh minh họa 2 trị trí chuột thường hay bị đứt dây

2. Đối với chuột không dây

Modem Bluetooth bị hư: Đối với chuột Bluetooth người dùng thường thấy xuất hiện một Modem nhỏ kích thước khoảng 2 x 1 cm dùng để truyền tín hiệu trực tiếp giữa chuột với máy tính. Khi modem này bị hỏng do va chạm lực quá lớn, tiếp xúc với nước, nhiệt độ cao khiến chuột bị hỏng và không thể hoạt động được.

Chưa cài driver Bluetooth: Chuột không dây hoạt động dựa vào kết nối Bluetooth do đó nếu người dùng chưa cài đặt driver cho máy tính, sẽ dẫn đến lỗi không nhận chuột trên các phiên bản Windows như Win 10. 

Xem thêm: Khắc phục lỗi chuột tự di chuyển trong Windows

4 cách khắc phục lỗi máy tính không nhận chuột

1. Đổi USB khác

Để kiểm tra cổng USB có bị hư hay không người dùng nên đổi chuột từ cổng này sang cổng khác xem chuột có hoạt động hay không. Nếu có, xác định nguyên nhân máy tính không nhận chuột là cổng USB bị hỏng hoặc chưa cài driver cho thiết bị. Ngược lại nguyên nhân là do chuột, người dùng có thể đổi con chuột khác để thử.

Hình ảnh minh họa việc người dùng đổi cổng usb để kiểm tra

2. Cài đặt driver Bluetooth cho thiết bị

Đối với những máy tính chưa cài đặt Bluetooth người dùng có thể tải phiên bản Driver phù hợp với máy tính từ trang chủ nhà phát triển và tiến hành cài đặt sau đó cắm modem Bluetooth vào và kiểm tra lại.

Xem thêm: Khắc phục lỗi chuột lúc nhận lúc không trên laptop

3. Khởi động lại máy

Ngoài ra, có thể do một vài nguyên nhân không xác định như xung đột driver, xung đột phần mềm. Người dùng nên khởi động lại và kiểm tra lại xem chuột đã nhận lại chưa.

Khởi động lại máy để khắc phục lỗi máy tính không nhận chuột

4. Thay pin, kiểm tra dây kết nối đối với chuột có dây

Một số cách kiểm tra và khắc phục khác đó là thay pin cho chuột, kiểm tra kết nối giữa dây và chuột, đảm bảo việc truyền tín hiệu giữa chuột và máy tính diễn ra ổn định.

Như vậy bạn vừa xem bài giới thiệu một số nguyên nhân máy tính không nhận chuột và hướng dẫn cách khắc phục lỗi máy tính không nhận chuột trên Windows 10. Theo dõi trang tin tức của FPT Shop để cập nhật các tin tức thủ thuật và đánh giá tư vấn mới nhất về công nghệ nhé.

Xem thêm:

Pangea temporary hotfixes here

Dễ sử dụng và hiệu quả hơn là các mục tiêu. Cách làm thế nào là tùy ở bạn. Logi Options+ là ứng dụng thế hệ mới, cho phép bạn quản lý cũng như tùy chỉnh chuột và bàn phím được hỗ trợ —để chúng hoạt động liền mạch, giúp bạn hoàn thành mục tiêu. Options+ được thiết kế để biến đổi cách thức bạn làm việc.

Tùy chỉnh chuột và bàn phím cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Options+ cho phép bạn định cấu hình các nút và phím để thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, hay lặp lại nhất, điều chỉnh trải nghiệm cuộn và tùy chỉnh tốc độ con trỏ phù hợp với bạn.

Sử dụng các cài đặt thiết lập sẵn cho Google Chrome™, Edge, Safari®, Zoom®, Word, PowerPoint, Excel, Photoshop, Premiere Pro, Final Cut Pro và Microsoft Teams®. Sử dụng các thao tác chuột để dễ điều hướng và Options+ Flow để làm việc liền mạch trên nhiều máy tính.

Đừng để mức pin thấp hay lần nhấn phím Caps Lock khiến bạn bất ngờ. Logi Options+ giúp bạn luôn kiểm soát chuột và bàn phím qua thông tin trạng thái và các thông báo kịp thời, giúp bạn tránh bị phân tán.

Được thiết kế với bạn là tâm điểm, Logi Options+ bao gồm một giao diện mới đơn giản và trực quan dễ sử dụng, dễ hiểu và điều hướng, cho phép mọi người tận dụng tất cả các tính năng tùy chỉnh một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Gán lại các nút và phím của thiết bị để thực hiện các tác vụ phổ biến, hay lặp lại nhất, để bạn có thể tiết kiệm thời gian và hoàn thành nhiều việc hơn.

Tận hưởng trải nghiệm điều hướng mượt mà với con chuột bằng cách thiết lập tốc độ con trỏ, tốc độ cuộn, hướng cuộn và các đặc tính khác.

Gán các hành động và nút như ý thích của bạn. Sử dụng các cài đặt thiết lập sẵn hoặc xác định cài đặt của riêng bạn cho các ứng dụng bạn hay dùng.

Đơn giản hóa luồng công việc của bạn. Gán thao tác chuột cho bất kỳ nút nào, giữ nó và di chuyển lên, xuống, sang trái và phải để điều hướng cửa sổ, điều khiển bài hát và nhiều hơn nữa.

Sử dụng tính năng Options+ Flow để truyền văn bản, hình ảnh và tệp giữa các máy tính dễ dàng và không tốn sức – chỉ cần sao chép từ máy tính này và dán sang máy tính khác. Bạn thậm chí còn có thể sử dụng Flow giữa Windows® và macOS.

Nhận biết và luôn kiểm soát trạng thái thiết bị. Biết các mức pin yếu, nhận thông báo nếu Caps Lock bật, và kiểm tra xem máy tính nào được ghép cặp với chuột và bàn phím của bạn.

“Phần mềm tuyệt vời để phối hợp cùng bàn phím MX Keys. Cực kỳ dễ sử dụng!”

“Logi Options+ mới thật tuyệt! Tôi hoàn toàn yêu thích hướng phát triển của công cụ này. Cảm ơn toàn đội rất nhiều vì những nỗ lực và công việc tuyệt vời”.

“Tôi yêu giao diện mới và tính hữu dụng của Logi Options+ mới. Trải nghiệm rất trực quan và dễ chịu”.

“Công việc tuyệt vời với giao diện Options+, giao diện và cảm giác tốt hơn nhiều so với bản gốc. Các lệnh dễ được cập nhật hơn và thực hiện thay đổi nhanh hơn. Nhìn chung, giao diện người dùng linh hoạt hơn, tôi thích nó”.

Options+ có nhiều tính năng tuyệt vời giống như Options - nhưng với giao diện nâng cấp, được thiết kế để dễ sử dụng hơn cho tất cả mọi người. Theo thời gian, Options+ cũng sẽ có những tính năng mới mà trước đây không có trong Options.

Dấu ‘+’ có nghĩa là thiết kế và trải nghiệm người dùng tốt hơn, với nhiều tính năng khả dụng hơn theo thời gian. Ứng dụng này được sử dụng miễn phí.

Options+ thay thế Options trên nhiều sản phẩm hiện đang được Options hỗ trợ mà cũng được hỗ trợ bởi Options+. Hầu hết các bàn phím và chuột (không chơi game) của chúng tôi cũng sẽ sớm được hỗ trợ bởi Options+. Điều này cho phép chúng tôi đem trải nghiệm tốt nhất đến cho sản phẩm Logitech của bạn.

Nhấp để xem danh sách các sản phẩm được hỗ trợ. Chúng tôi dự định sẽ đem các sản phẩm bổ sung tới Options+, do đó hãy tiếp tục kiểm tra trang này để biết cập nhật.

Để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho tất cả mọi người, chúng tôi khuyến khích và chào đón tất cả phản hồi. Vui lòng nhấp vào nút Settings của ứng dụng đã cài đặt để chia sẻ ý kiến của bạn.

Windows 10 trở lên
macOS 10.15 trở lên

Bạn cần có Options phiên bản 8.54 trở lên để cài đặt được cả Logitech Options và Logi Options+.

Tiếng Anh, Tiếng Trung giản thể, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung phồn thể, Tiếng Ý, Tiếng Hà Lan, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Bồ Đào Nha Brazil, Tiếng Ba Lan, Tiếng Đan Mạch, Tiếng Phần Lan, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Na Uy và Tiếng Thụy Điển.