Vì sao người ta hay dùng thuật ngữ chủ tịch

Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ:“Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng” và biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí chính là giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.

Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, là người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam hiện đại - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Là người đứng đầu một đảng cầm quyền và người đứng đầu Nhà nước, Người sớm nhận rõ được mối nguy hại của các tệ nạn gắn với Nhà nước, với người có chức có quyền, nhất là trong điều kiện người có chức có quyền lại là đảng viên của một đảng cách mạng vừa lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc. Trong các bài nói và viết của mình, ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền cho đến sau này, Người rất chú ý đến việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, là người lãnh đạo Nhà nước Việt Nam dân chủ đầu tiên đề cập đến việc chống các bệnh quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí…Những bệnh này cũng có thể được Hồ Chí Minh diễn đạt trong một thuật ngữ cổ hơn đó là “bất liêm”, mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng.

Nghiên cứu các tác phẩm của Bác, chúng ta có thể thấy rằng Hồ Chí Minh là người Việt Nam hiện đại đầu tiên đã vạch rõ nguồn gốc, bản chất, các hình thức biểu hiện, các phương pháp phòng, chống tham ô, tham nhũng và lãng phí trong khu vực công và trong cả khu vực tư.

Thế nào là tham nhũng? Thông qua định nghĩa chữ “Liêm”, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về tham nhũng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”, Người chỉ ra 2 biểu hiện trong 10 hành vi bất liêm của cán bộ đó là: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên; Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”. Biểu hiện của bệnh tham ô, theo Hồ Chí Minh, đó là “Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư” là bất liêm, tức không trong sạch, tham lam mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng.

Về tác hại của tệ tham ô, tham nhũng. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã coi trọng lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực Nhà nước trong không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Người luôn coi tham ô, lãng phí và quan liêu là ba kẻ thù hết sức nguy hiểm, Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ” nó là: “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”.

Theo Hồ Chí Minh, trong ba kẻ thù trên, tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất, bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Nó nguy hiểm đến mức mà Người từng xếp căn bệnh này ngang hàng với tội phản quốc. Năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: “Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam, Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”.

Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Bác Hồ giải thích : Đứng về phía cán bộ mà nói, ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: “ ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”. Chính vì việc coi “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”, nên việc chống loại kẻ địch này rất khó khăn, phức tạp hơn cả việc chống lại giặc ngoại xâm. Chưa xoá bỏ hết cái nọc nguy hiểm này thì cách mạng chưa thành công được, vì nó ngấm ngầm chống phá cách mạng, chống phá sự nghiệp dựng xây chế độ mới của ta. Chống giặc tham nhũng phải được xem là một đặc thù và có sự tham gia của tất cả các cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân. Vì vậy, Người nhắc nhở nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống “giặc nội xâm” này thì chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Cán bộ, đảng viên không được nể nang, không sợ trù dập để kiên quyết chống lại tệ tham nhũng. Đối với quần chúng Nhân dân tăng cường vai trò giám sát của mình thông qua các hình thức. Sự phản ánh của quần chúng Nhân dân chính là một trong các cơ sở để cơ quan có thẩm quyền vào cuộc thanh tra, kiểm tra

Theo Người, nguồn gốc của tham nhũng là do tha hóa quyền lực Nhà nước, do thiếu dân chủ. Thiếu dân chủ, được Hồ Chí Minh xem xét từ hai phía. Thứ nhất, là từ phía cán bộ, công chức Nhà nước mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Nguyên nhân là do: “Xa nhân dân...khinh nhân dân...Sợ nhân dân... Không tin cậy nhân dân... Không hiểu biết nhân dân... Không yêu thương nhân dân… Thậm chí còn lừa phỉnh dân và dọa nạt dân”. Thứ hai, “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm cũng phải hóa ra LIÊM. Vì vậy “dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ thực hiện chữ LIÊM”.

Phòng, chống tham ô, tham nhũng và lãng phí như thế nào? tham ô, tham nhũng là vướng vào chủ nghĩa cá nhân, là trục lợi: “Là người có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì thế, muốn chống tham nhũng, phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân với tất cả các biện pháp, trong đó “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Trong bài viết “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Xtalin về cách thức phòng, chống lãng phí và coi đây như một “nghệ thuật”, nhưng “nghệ thuật” đó không phải dễ: “Đồng chí Xtalin dạy chúng ta: “Phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chi tiêu tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào của dân. Phải dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta. Không như vậy thì chúng ta sẽ vấp phải cái nguy hiểm lãng phí, cái nguy hiểm dùng tiền vào những việc không cần kíp cho sự phát triển công nghệ, cho sự bồi bổ kinh tế của nhân dân. Khéo tính toán, chi tiêu tiền bạc cho hợp lý - Đó là một nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật ấy không phải là dễ”.

Quán triệt và vận dụng thực hiện tư tưởng của Người, trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xác định quan điểm, chủ trương và đề ra những giải pháp cơ bản, có tính chiến lược về phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, quản lý đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham ô, lãng phí trong Đảng, Nhà nước. Muốn đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả phải sử dụng những giải pháp đồng bộ cả về nhận thức tư tưởng và tổ chức, luật pháp và chính sách; các giải pháp vừa có tính chiến đấu cao, vừa khoa học, vừa kiên quyết và mạnh mẽ. Trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Họ vừa là hạt nhân, vừa đi đầu trong cuộc đấu tranh này; tự mình nêu gương sáng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…” ; đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống quan liêu, tham nhũng.

Một số điểm chưa thống nhất trong văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay

16/11/2020

GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN

Trường Đại học Luật Hà Nội.

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

Tóm tắt: Tính thống nhất của pháp luật là vô cùng cần thiết, là điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và thực hiện của các tổ chức và cá nhân, chính xác, thống nhất. Tính thống nhất của pháp luật Việt Nam ngày càng cao, nhiều văn bản được ban hành với chất lượng rất cao, nhưng vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật đã được ban hành biểu hiện ở các phương diện khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những điểm chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.

Từ khóa:Tính thống nhất của pháp luật, Hiến pháp, luật.

Abstract: The consistency of the laws is crucially necessary and is also a favorable condition for the perception and implementation of organizations and individuals in an accurate and uniform manner. The consistency of the Vietnamese laws is higher and higher complied, several legal documents have been issued with high quality. However, there is still a phenomenon of inconsistency in the promulgated legal documents, which is manifested in different aspects. Within the scope of this article, the author analyzes the inconsistencies in the current legal documents in our country.

Keywords: The consistency of the laws, the Constitution, laws.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

1. Về sử dụng thuật ngữ pháp lý

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật là ngôn ngữ sử dụng và kỹ thuật thể hiện. Theo quy định hiện hành, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL] của Việt Nam phải là tiếng Việt và phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu. Hầu hết các VBQPPL ở nước ta đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông, dễ hiểu. Tuy nhiên, một số VBQPPL còn sử dụng các thuật ngữ không thống nhất ngay trong cùng văn bản hoặc giữa các văn bản khác nhau để biểu đạt về cùng một nội dung. Ví dụ, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội làm hiến pháp, làm luật [Điều 70]; Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh [Điều 74]; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định [Điều 91]; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật… Như vậy, giữa các điều của Hiến pháp cũng chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ [Quốc hội làm luật… Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh… Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng ban hành văn bản pháp luật…]. Câu hỏi đặt ra là vì sao cùng là hoạt động tạo ra VBQPPL những mỗi cơ quan lại được gắn với một thuật ngữ khác nhau. Vậy, làmvăn bản, ra văn bản với ban hành văn bản khác nhau ở những điểm nào, vì sao chúng lại được sử dụng khác nhau như vậy?

Cũng để chỉ các hoạt động nêu trên, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 [Luật Ban hành VBQPPL] lại chỉ sử dụng thuật ngữ ban hành [Quốc hội ban hành luật để… [Điều 15]; Ủy banthường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để…[Điều 16], thậm chí Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 [Luật Tổ chức Quốc hội] cũng quy định: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Tổ chức Quốc hội]. Như vậy, giữa Hiến pháp với Luật Ban hành VBQPPL chưa có sự thống nhất trong sử dụng thuật ngữ để chỉ hoạt động sáng tạo VBQPPL.

Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội với tiêu đề “làm luật và sửa đổi luật” quy định:

“1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật”.

Như vậy, nếu Luật Ban hành VBQPPL hiểu thuật ngữ “làm luật” với “ban hành luật” cùng một nghĩa, thì theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, “làm luật” khác với “ban hành luật”.

Việc sử dụng các thuật ngữ khác trong Hiến pháp và văn bản luật cũng rất đa dạng và chưa thống nhất. Ví dụ, Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng [Điều 46];Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật đượcchấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất[Điều 107]; Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội [Điều 70]; Uỷ ban thường vụ Quốc Hội có những nhiệm vụ và quyền hạn... giám sát việcthi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội [Điều 74]; Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dânthực hiện Hiến pháp và pháp luật [Điều 79]… Câu hỏi đặt ra là tuân theo hiến pháp và pháp luật với chấp hành, thi hành, thực hiện hiến pháp và pháp luật có khác nhau không? Nếu Quốc hội giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật… thì vì sao Ủy ban thường vụ Quốc hội lại giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật… Ủy ban thường vụ Quốc hội là một cơ quan của Quốc hội nên nhiệm vụ, quyền hạn phải là một bộ phận của nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, theo cách suy luận này phải hiểu giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật phải nằm trong giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật. Vậy, tuân theo và thi hành Hiến pháp, luật… khác nhau ở những điểm nào?

Cũng về hoạt động này, Điều 113 Hiến pháp quy định: Hội đồng nhân dân… giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là văn bản quy phạm pháp luật, là một bộ phận của pháp luật. Vậy, vì sao lại phải sử dụng hai thuật ngữ là “giám sát việc tuân theo pháp luật” và “giám sát việc thực hiện nghị quyết”.

Theo quy định của Hiến pháp, công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, vậy họ có nghĩa vụ thi hành và chấp hành Hiến pháp, pháp luật không? Đại biểu Quốc hội sao không vận động nhân dân tuân theo và thi hành Hiến pháp, pháp luật mà lại vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, pháp luật? Viện kiểm sát nhân dân sao lại chỉ bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất mà không phải là bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân theo, thi hành, chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất. Vấn đề đặt ra là nên hiểu về nội hàm của các thuật ngữ trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam như thế nào cho đúng.

Dưới góc độ ngôn ngữ, các thuật ngữ nêu trên sẽ được hiểu không giống nhau. Theo Đại từ điển tiếng Việt [Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998] thì “tuân” là nghe theo, làm đúng theo điều đã định ra; “tuân thủ” là giữ đúng, làm đúng theo điều đã quy định; “chấp hành” là làm đúng theo điều tổ chức quyết định, đề ra; “thi hành” là thực hiện điều đã chính thức quyết định; “thực hiện” là làm cho trở thành cái có thật bằng hoạt động cụ thể hoặc làm theo trình tự, phép tắc nhất định[1]. Tương tự như vậy, Từ điển tiếng Việt [Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng, 2003] cũng cho rằng, “tuân” là làm đúng theo một cách có ý thức điều đã định ra hoặc coi như đã định ra; “tuân thủ” là giữ và làm đúng theo điều đã quy định; “chấp hành” là làm theo điều do tổ chức định ra; “thực hiện” là bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật[2]…

Trong khoa học pháp lý Việt Nam và ở một số quốc gia trên thế giới, các thuật ngữ nêu trên được giải thích với nội hàm khá thống nhất như sau: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật đều cho rằng, “thực hiện pháp luật” là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật và có các hình thức thực hiện pháp luật như: “tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật”[3]. Từ điển bách khoa Việt Nam [của Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam] cũng mô tả, “Thực hiện pháp luật” là đưa pháp luật vào đời sống. Gồm các hình thức cơ bản là áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật là hoạt động của các cơ quan công quyền [Tòa án, các cơ quan hành chính nhà nước]; tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là các hình thức thực hiện pháp luật của mọi chủ thể của các quan hệ pháp luật”[4]. Tương tự như vậy, Từ điển Luật học năm 2006 của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cũng xác định: Thực hiện pháp luật là “hành vi của chủ thể [hành động hoặc không hành động] được tiến hành phù hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định”. Có bốn hình thức thực hiện pháp luật gồm: Tuân thủ pháp luật là “hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật”; thi hành pháp luật là: “hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được”; sử dụng pháp luật là “khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng, khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà pháp luật đã dành cho mình”; áp dụng pháp luật là “hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định”[5]. Như vậy, “thực hiện pháp luật” là làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực bằng hoạt động cụ thể với bốn cách thức là: tuân thủ pháp luật [đối với quy phạm cấm], thi hành pháp luật [đối với quy phạm bắt buộc], sử dụng pháp luật [đối với quy phạm quy định quyền, tự do pháp lý], áp dụng pháp luật [đối với chủ thể có thẩm quyền]. Các tài liệu trên không đề cập đến “chấp hành pháp luật” và “tuân theo pháp luật”. Điều này cho thấy, đã không có sự thống nhất giữa khoa học pháp lý và các văn bản pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng một số thuật ngữ.

Việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý không thống nhất trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp và văn bản luật sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất trong nhận thức, giải thích và thực hiện pháp luật cũng như trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Câu hỏi đặt ra ở đây là: lý luận có xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hay chưa và thực tiễn đã được soi đường bằng lý luận chưa, trong trường hợp này lý luận hay thực tiễn phải thay đổi để tiệm cận lẫn nhau?

2. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan nhà nước

Việc quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan nhà nước trong các Hiến pháp và văn bản luật cũng chưa thống nhất. Theo quy định của Hiến pháp, Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức thi hành pháp luật[Điều 98]; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc [Điều 99]; Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương [Điều 112]; Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao [Điều 114]...

Những quy định trên cho thấy, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ được tổ chức thi hành pháp luật [Điều 98], tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật [Điều 99]. Các cơ quan trên không được tổ chức thi hành và theo dõi thi hành Hiến pháp, còn chính quyền địa phương thì lại được tổ chức và bảo đảm việc việc thi hành Hiến pháp và pháp luật [Điều 112] giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật [Điều 113].

Chúng tôi cho rằng, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng phải tổ chức thi hành Hiến pháp và theo dõi việc thi hành Hiến pháp thì mới đầy đủ. Bên cạnh đó, Hiến pháp trao cho Chính phủ nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật… [Điều 96], Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật… [Điều 99], nhưng lại không quy định cho Chính phủ nhiệm vụ “theo dõi thi hành Hiến pháp, luật…” là không tương xứng với nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật… của Chính phủ.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân đều là các cơ quan quyền lực nhà nước, nếu Điều 4 Hiến pháp 1959 và Điều 6 ở các Hiến pháp năm 1980, năm 1992 đều quy định: Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, thì Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định: “Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [Điều 113]. Như vậy, trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trước nhân dân không được quy định giống nhau. Câu hỏi đặt ra là vì sao Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, do Nhân dân cả nước bầu ra nhưng Hiến pháp lại không phải “chịu trách nhiệm trước Nhân dân”?

3. Kiến nghị

Những vấn đề chúng tôi nêu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận thức, giải thích, thực hiện pháp luật và truyền bá khoa học pháp lý trong xã hội. Việc sử dụng không thống nhất các thuật ngữ pháp lý trong các văn bản pháp luật sẽ gây nhiều phiền hà cho việc xây dựng, thực hiện pháp luật, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, các luật gia, người dân… tốn kém rất nhiều thời gian, công sức trong việc tranh cãi về thuật ngữ pháp lý và nội hàm của nó. Để khắc phục những tình trạng này, chúng tôi cho rằng, cần chuẩn hóa và thống nhất nội hàm của các thuật ngữ pháp lý thông qua việc ban hành Luật về các thuật ngữ pháp lý hoặc xây dựng Bộ từ điển về thuật ngữ pháp lý mang tính chất quy chuẩn quốc gia quy định thống nhất về các thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở Việt Nam. Yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân khi xây dựng VBQPPL cũng như văn bản cá biệt đều phải thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các thuật ngữ pháp lý với cách hiểu và nội hàm khác so với Luật hoặc Bộ từ điển về các thuật ngữ pháp lý thì phải giải thích rõ ngay trong văn bản đó.

Đối với Hiến pháp, luật - những văn bản có giá trị pháp lý cao và vì vậy, chúng cần phải là những văn bản điển hình của việc sử dụng chính xác, thống nhất các thuật ngữ pháp lý để “làm mẫu” cho việc ban hành các văn bản dưới luật.

Việc thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý sẽ tạo cơ sở cho sự thống nhất về ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện văn bản pháp luật, giảm bớt hoạt động giải thích, những tranh luận không cần thiết về các thuật ngữ pháp lý.

Ngoài ra, đối với các văn bản luật quan trọng, sau khi hoàn thành dự thảo, cần có sự tham gia của các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học để kiểm tra, rà soát tránh những sai sót về mặt kỹ thuật./.

[1] Xem, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội 1998, tr. 1744, 329, 1471, 42.

[2] Xem, Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, 2003, tr. 1601, 143, 876.

[3] Xem, Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 401- 403; Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, quyển 4 tr.344.

[5] Viện Khoa học pháp lý Bộ tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp, 2006, tr.758.

[Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14 [414], tháng 7/2020.]

Video liên quan

Chủ Đề