Vitamin D3 B.O.N uống như thế nào

Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày? Uống như thế nào và uống trong bao lâu? Có lẽ đây là những thắc mắc được rất nhiều chị em quan tâm khi có nhu cầu uống vitamin D3. Bài viết ngay dưới đây Chanhtuoi sẽ tư vấn giải đáp việc uống vitamin D cùng chị em nhé.

Mục lục

  • 1. Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày?
  • 2. Cách uống vitamin D3 đúng cách cho từng trường hợp
  • 2.1 Cách cho trẻ uống vitamin D3
  • 2.2 Cách uống vitamin D3 cho bà bầu
  • 2.3 Cách uống canxi và vitamin D3
  • 3. Cho trẻ uống vitamin D3 trong bao lâu
  • 4. Địa chỉ uy tín an tâm mua vitamin D3

1. Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày?

Nói đến cách uống vitamin D3 lúc nào trong ngày thì đây là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Đặc biệt các ông bố bà mẹ muốn bổ sung vitamin D3 cho con yêu của mình. Theo lý giải từ các chuyên gia thì vitamin D3 sau khi uống vào ở gan sẽ chuyển hóa thành 25- hydroxycholecalciferol.

Sau khi đến thận thì 25- hydroxycholecalciferol tiếp tục sẽ chuyển hóa tạo thành 1,25-Dihydroxycholecalciferol. Nó được xem là dạng hoạt động mạnh nhất của vitamin D3 nhằm duy trì nồng độ canxi bên trong máu. Tiếp tục hấp thụ canxi từ dạ dày đến thành ruột và tái hấp thụ canxi ở thận.

Vì bữa ăn sáng của trẻ là bữa nhẹ còn bữa trưa là bữa chính, bữa tối là bữa phụ. Vậy nên bổ sung vitamin D3 vào buổi sáng chính là thời điểm hợp lý mà chị em không nên bỏ qua. Như vậy mới giúp trẻ có thể hấp thụ được canxi trong những bữa ăn tiếp theo.

Nhu cầu Vitamin D khuyến nghị

Người lớn theo đường uống

  • Đối với người thiếu vitamin D: 50.000 IU mỗi tuần trong 6 - 12 tuần.
  • Để ngăn ngừa loãng xương: 400-1000 IU/ngày vitamin D3 [hay còn gọi là cholecalciferol] ở người lớn tuổi. Thông thường nó được dùng cùng với 500-1200 mg canxi mỗi ngày. Một số chuyên gia khuyên dùng liều cao hơn 1000-2000 IU mỗi ngày kết hợp với calcitriol 0,43-1,0 mcg/ngày thì thời gian sử dụng tối đa lên 36 tháng.
  • Để ngăn ngừa mất xương do sử dụng corticosteroid: 0,25-1,0 mcg/ngày vitamin D ở dạng được gọi là calcitriol hoặc alfacalcidol trong vòng 6-36 tháng.
  • Đối với suy tim: sử dụng đơn lẻ 800 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol hoặc sử dụng cùng với 1000mg/ngày canxi trong 3 năm. Hoặc 400 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol sử dụng cùng 1000mg/ngày canxi ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Đối với mất xương do cường tuyến cận giáp: 800 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol trong vòng 3 tháng.
  • Bệnh đa xơ cứng: 400 IU ngày vitamin D.
  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: 300-4000 IU vitamin D ở dạng cholecalciferol trong 7 tuần đến 13 tháng.
  • Để ngăn ngừa mất răng ở người cao tuổi: 700 IU ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol sử dụng kết hợp với canxi 500mg/ngày trong 3 năm.

Trẻ sơ sinh uống vitamin D trong bao lâu?

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo như sau:

  • Nếu bạn đang cho con bú hãy cho bé uống vitamin D với hàm lượng 400 IU mỗi ngày - bắt đầu ngay sau khi sinh. Tiếp tục cho bé uống vitamin D cho đến khi bé cai sữa mẹ và bé tiếp tục uống được khoảng 1 lít sữa mỗi ngày với sữa công thức bổ sung vitamin D hoặc sau 12 tháng tuổi đã uống sữa bò nguyên chất thì dừng.
  • Nếu mỗi ngày bé ăn ít hơn khoảng 1 lít sữa công thức có tăng cường vitamin D, hãy cho bé uống 400 IU vitamin D dạng lỏng mỗi ngày - bắt đầu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Tiếp tục cho bé uống vitamin D cho đến khi bé ăn được ít nhất khoảng 1 lít sữa mỗi ngày.

Khi được sử dụng với liều lượng thích hợp, vitamin D an toàn với con người. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều vitamin D có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú dùng hơn 4.000 IU mỗi ngày vitamin D có thể gặp phải tình trạng như sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Kém ăn
  • Táo bón
  • Yếu đuối
  • Giảm cân

Vitamin D có thể gây nên giảm cân không mong muốn

  • Lú lẫn
  • Mất phương hướng
  • Vấn đề về nhịp tim
  • Tổn thương thận

Tương tác thuốc

Các tương tác có thể bao gồm:

  • Nhôm: Uống vitamin D và chất kết dính phốt phát có chứa nhôm nếu được sử dụng trong một thời gian dài có thể làm gia tăng mức độ nhôm có hại ở những người bị suy thận.
  • Thuốc chống co giật: Các thuốc chống co giật như phenobarbital và phenytoin [Dilantin, Phenytek] làm tăng sự phân hủy vitamin D và giảm hấp thu canxi.
  • Atorvastatin [Lipitor]: Uống vitamin D có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị cholesterol này.
  • Calcipotriene [Dovonex]: Không được dùng vitamin D với thuốc trị vẩy nến này do khi dùng chung có thể làm tăng canxi máu.
  • Cholestyramine [Prevalite]: Dùng thuốc giảm cân này có thể làm giảm sự hấp thụ vitamin D.
  • Digoxin [Lanoxin]: Tránh dùng vitamin D liều cao với thuốc điều trị bệnh tim này do vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim dẫn đến tử vong do digoxin.
  • Diltiazem [Cardizem, Tiazac]: Tránh dùng vitamin D liều cao với thuốc điều trị huyết áp này do vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu, dẫn tới làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Orlistat [Xenical, Alli] làm giảm sự hấp thụ vitamin D.
  • Thuốc lợi tiểu Thiazide dùng để điều trị bệnh cao huyết áp có thể làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, dẫn đến tăng lượng canxi máu nếu bạn đang dùng vitamin D.
  • Steroid: Uống thuốc steroid như prednison có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và làm giảm quá trình chuyển hóa vitamin D của cơ thể.
  • Verapamil [Verelan, Calan]: Tránh dùng vitamin D liều cao với thuốc này do vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu và làm giảm hiệu quả của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, Webmd.com, Ods.od.nih.gov

Vitamin D có trong thực phẩm nào?

Hướng dẫn bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề