Vợ ông tô huy rứa là ai

Qua giờ, về việc xe biển số trắng [30F-] với chủ đăng kiểm Trương Tuyết Nhung, vợ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, đang đang chạy trên đường Phùng Hưng, Hà Nội bất ngờ úm ba la hô biến thành xe biển xanh [80B -] rẽ vào cổng Bệnh viện Quân Y 103, làm dậy sóng dư luận. Các bài báo đưa tin sau đó cũng nhanh chóng gỡ sạch!



Nhiều người đang hỏi nhau, Tô Huy Rứa đã về hưu nhưng quyền lực thế nào mà xem thường pháp luật!?

Muốn biết tại sao thì phải nói chuyện cũ!

Từ cuối 2013, thế lực trong Bộ Chính trị dần nghiêng về quyền kiểm soát của ông Trọng. Thông lệ 11 lần Đại hội Đảng trong quá khứ, Tứ trụ luôn là việc dàn xếp riêng trong Bộ Chính trị, sau đó đưa ra các phiên hội nghị trù bị chỉ là để xác nhận. Và theo đó, danh sách các ông bà cầm quyền khoá tới luôn đúng theo kịch bản của Bộ Chính trị khoá trước!

Theo lề lối truyền thống đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ấy chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ông Dũng đã chủ động xin rút không tái cử tại Bộ Chính trị, vì dù có ứng cử, Bộ Chính trị dưới sự kiểm soát của ông Trọng cũng sẽ loại ra.

Để chặn hết con đường của Thủ tướng Dũng tái cử, ông Trọng đã chế ra nghị quyết 244 nhằm giảm thiểu tối đa cửa tái cử cho đối thủ của mình!

Tác giả cái 244 này chính là Tô Huy Rứa, khi ấy đang là Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Cứ search quyết định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, là ra à.

Túm cái quần lại, để ông Trọng được tái cử, không có đối thủ và tiếp tục thâu tóm quyền lực đến tận giờ; công đầu phải kể đến Tô Huy Rứa. Không có mấy cái Nghị quyết thay đổi nguyên tắc tái cử và ứng cử của Rứa thì ông Trọng – người đã quá tuổi hai nhiệm kỳ vẫn được tái cử và đủ phiếu ngon lành, cũng khó mà đi tiếp.

Cái 244 thực chất là copy xào bài của Tập Cận Bình, Trung Quốc.

Còn chuyện chưa cũ lắm là Trịnh Xuân Thanh!

Việc Trịnh Xuân Thanh được tăng thêm một cấp ủy viên nhiệm kỳ 2015 – 2020 và về UBND Hậu Giang, năm 2016 Ban Bí thư do ông Tổng bí thư Trọng chủ trì đã thi hành kỷ luật ba cán bộ liên quan. Trong đó, có hình thức cảnh cáo với Trần Lưu Hải, ông này khi ấy là Phó của Tô Huy Rứa – đã bị ép hy sinh thay sếp.

Trịnh Xuân Thanh sau đó phải tị nạn và bị bắt cóc, Rứa lại là đầu sỏ.

Thanh thân cận với gia đình Rứa và là bạn trai lâu năm của Tô Linh Hương. Vợ Thanh từng đi đánh ghen Hương công khai. Cũng vợ Thanh, có lần đã bị bà Nhung chửi vì mang lòng cá tặng Linh Hương để ám chỉ em ấy đi chơi Tam Đảo với Thanh. Hai vợ chồng Thanh sau đó đã phải đến nhà xin lỗi ông bà Rứa. Chuyện này từng ì xèo Hà Nội, bà Nhung nổi tiếng trong giới phu nhân lãnh đạo, thuộc dạng...không vừa đâu.

- Trở lại vụ xe biển trắng úm ba la thành xanh, yêu cầu Cục Cảnh sát Giao thông cần phải làm rõ và minh bạch các thông tin!

Lê Nguyễn Hương Trà

[Blog Thụy My]

Nguồn hình ảnh, Kham Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Ông Võ Văn Thưởng [phải] là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 trẻ nhất

Nguyên Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chính thức nhậm chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, và ông Phạm Minh Chính cũng lên làm Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Đảng hôm 15/02.

Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Võ Văn Thưởng, 46 tuổi - là ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 trẻ nhất - được 'thống nhất cao phân công công tác' vào vị trí đứng đầu cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản.

Ông Võ Văn Thưởng sẽ thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ đồng thời thôi chức Phó Bí thư Thường Trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lễ trao quyết định, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh cho biết, "Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, kỹ lưỡng và quyết định phân công đồng chí Võ Văn Thưởng giữ cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương để chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo".

Nguồn hình ảnh, Hoang Dinh Nam AFP Getty

Chụp lại hình ảnh,

Trung tướng Phạm Minh Chính [giữa] từng giữ vai trò Phó trưởng Ban Tổ chức Trung Ương Đảng

Thay vào vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương của ông Tô Huy Rứa là ông Phạm Minh Chính, người từng giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức Trung Ương từ 04/2015.

Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958, được phong Trung tướng Công an năm 2010, và tới đầu năm nay trở thành Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.

Phát biểu khi nhận quyết định trao chức, ông Minh Chính nhắc tới vai trò của ông Tô Huy Rứa và lãnh đạo khóa trước, "các đồng chí đã để lại những sản phẩm cụ thể và kinh nghiệm thực tiễn quý giá đối với những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng”.

“Nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong những năm tới rất nặng nề và đỏi hỏi trách nhiệm rất cao của toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng đối với đất nước và nhân dân,” trang Tuổi Trẻ dẫn lời.

Chụp lại hình ảnh,

Hai Bí thư thứ Nhất của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng

Hôm 05/02, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có vị trí Bí thư Thành ủy, hoàn thiện các vị trí lãnh đạo cao nhất của hai thành phố.

Việc bổ nhiệm ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Hà Nội được một số nhà quan sát đánh giá cao, và thậm chí coi đây là bước 'đột phá lớn'.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói trong Bàn tròn thứ Năm của BBC rằng việc Đảng lựa chọn nhân sự của hai thành phố thay vì để Đảng bộ bầu lên, cho thấy có mong muốn "thay máu, thay đổi".

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, muốn biết các vị lãnh đạo làm việc hiệu quả tới đâu, còn phải chờ xem hành động của họ là như thế nào.

Video liên quan

Chủ Đề