Workmanship có nghĩa là gì trong may mac

✅ Tiêu chuẩn BETTER WORK – Chương trình đánh giá Trách Nhiệm Xã Hội Ngành May Mặc. Mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp may mặc

  • TIÊU CHUẨN BETTER WORK LÀ GÌ ?
  • QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK
  • LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA TIÊU CHUẨN BETTER WORK
  • HỆ THỐNG CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK
    • Tổ chức mẹ:
    • Ban Tư vấn Chương trình [PAC] tại Việt Nam:
    • Các đối các của chương trình BETTER WORK:
  • CÁC MỤC VÀ ĐIỂM TUÂN THỦ CỦA BETTER WORK [CAT]
    • Nội dung cụ thể như sau:
    • 3 cấp độ trong cấu trúc của CAT

TIÊU CHUẨN BETTER WORK LÀ GÌ ?

BETTER WORK là một chương trình phối hợp của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Tài chính Quốc tế nhằm đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật pháp quốc gia tại 1.450 nhà máy may với hơn 1,9 triệu công nhân trên bảy quốc gia bao gồm: Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Jordan, Nicaragua, Haiti và Bangladesh. Chương trình theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh trong chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu thông qua việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các nhãn hàng quốc tế, khách hàng và các bên liên quan.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK

Chương trình Better Work Việt Nam [BWV] được thành lập năm 2009, với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển và tính cạnh tranh của ngành công nghiệp may mặc, thông qua thúc đẩy điều kiện làm việc bền vững và tôn trọng luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế

Xuất phát điểm với 49 nhà máy vào năm 2009, tới năm 2018, chương trình BWV đã có 562 nhà máy tham gia [chiếm 30% các nhà máy xuất khẩu tại Việt Nam] với 782 328 công nhân ở 22 tỉnh thành trên cả nước. Tương đương với cứ 4 công nhân ngành may thì có ít nhất 1 người đã và đang làm việc trong 1 nhà máy tham gia BETTER WORK. Chương trình đã triển khai thực hiện 1771 lần đánh giá, 7692 lần tư vấn cho các nhà máy và đào tạo cho 42075 học viên gồm công nhân, quản lý, nhân viên nhà máy [Số liệu trích từ Báo cáo tổng hợp lần thứ 10 về tuân thủ trong ngành may mặc đánh giá trong thời gian từ tháng 1/2017 – tháng 6/2018].

Không những vậy, BETTER WORK còn đóng góp vào sự hoàn thiện thể chế trong lao động của quốc gia và vùng lãnh thổ. Cụ thể, một phần kinh nghiệm thực tế từ chương trình BETTER WORK đã được dùng làm cơ sở để xây dựng những cải cách trọng bộ luật Lao động năm 2012. Ngoài ra, vào tháng 8/2016, BETTER WORK đã ký thỏa thuân với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [LĐTBXH] về Quy trình xử lý các vấn đề không khoan nhượng [Zero Tolerance Protocol]. Trong đó quy định rõ, Bộ LĐTBXH sẽ xử lý và khắc phục nếu xảy ra các vi phạm về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử tại các nhà máy, xí nghiệp may mặc.

Với tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng lên ngành may mặc và tiếp cận ít nhất 1 triệu công nhân trọng giai đoạn 2018-2022, BETTER WORK được kỳ vọng sẽ nhanh chóng trở thành chương trình tất yếu dành cho mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam.

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA TIÊU CHUẨN BETTER WORK

  • Thu hút được nguồn lao động chất lượng và khuyến khích người lao động gắn kết lâu dài với doanh nghiệp. [Cụ thể, những nhà máy là thành viên của chương trình BETTER WORK càng dài thì càng ít lạm dụng hợp đồng thử việc. Những người lao động làm việc tại các doanh nghiệp tham gia BETTER WORK cũng cho biết mức lương của mình liên tục tăng theo thời gian và họ có cơ hội chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con em mình]
  • Tăng năng suất lao động [Sau khi được đào tạo bởi chương trình BETTER WORK, năng suất dây truyền do các giám sát viên điều hành tăng 22%]
  • Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp từ việc cải thiện môi trường làm việc. [Số liệu cho thấy những nhà máy trang bị điều kiện lao động tốt cho công nhân đạt được mức lợi nhuận cao hơn 8% so với đối thủ. Trung bình sau 4 năm tham gia BETTER WORK, tỷ lệ doanh thủ trên chi phí của các nhà máy tăng 25% so với thời điểm trước khi gia nhập chương trình]
  • Cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu.
  • Có cơ hội tham gia vào các chương trình đánh giá, tư vấn và đào tạo của BETTER WORK. [Cụ thể, năm 2018, BETTER WORK Việt Nam đã tổ chức 122 khóa học kéo dài 213 ngày gồm 82 khóa học tập trung và 40 khóa học tại nhà máy, thu hút 4060 học viên từ 297 nhà máy tham gia. Kết quả này gia tăng đáng kể so với số liệu năm 2016 với 14 khóa đào tạo tại văn phòng BETTER WORK Việt Nam gồm 379 nhân viên tới từ 173 nhà máy tham gia].
  • Học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp cùng ngành. [Năm 2018, BWN đã tổ chức 19 khóa hội thảo chuyên đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, lao động trẻ em, quản lý nhân sự và quan hệ lao động với sự tham gia của 800 thành viên từ 568 nhà máy. Trong đó chia sẻ các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm tại doanh nghiệp của mình. Ngoài ra còn có sự góp mặt của các chuyên gia trong ngành và nhân viên BETTER WORk để chia sẻ kiến thức thực tiễn từ quá trình đánh giá và tư vấn doanh nghiệp]
  • Được hỗ trợ thành lập ban cải tiến doanh nghiệp gồm đại diện của người lao động và đại diện quản lý doanh nghiệp để lường trước các nguy cơ, rủi ro và có phương hướng xử lý, biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Thành viên của chương trình BETTER WORK ít phải trải qua kiểm toán hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Xây dựng được quan hệ đối tác chặt chẽ với chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp, khách hàng, người lao động và công đoàn đại diện của họ để mở ra các cơ hội phát triển trong tương lai.

HỆ THỐNG CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK

Tổ chức mẹ:

  1. Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO [Thuộc Liên hợp quốc]
  2. Tổ chức Tài chính Quốc tế – IFC [Thành viên của Ngân hàng Thế giới]

Ban Tư vấn Chương trình [PAC] tại Việt Nam:

  1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [MOLISA]
  2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI]
  3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam [VGCL]

Các đối các của chương trình BETTER WORK:

  1. Công nhân và công đoàn: Giúp người lao động nhận thức về quyền lợi của họ và tăng cường đối thoại hiệu quả với người sử dụng lao động
  2. Nhà máy và các đơn vị sản xuất: Mang lại điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân ngành may mặc để từ đó thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển
  3. Chính phủ: Tạo ra sự điều tiết lao động hiệu quả thông qua các cuộc thanh tra, cải cách pháp luật, xây dựng quy định cho ngành may mặc nói riêng và thị trường lao động nói chung.
  4. Nhãn hàng và các đơn vị bán lẻ: Cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về các thách thức trong ngành và đưa ra các giả pháp để nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, đảm bảo thực thi quyền lợi cho người lao động và sáng tạo các lợi thế cạnh tranh.

CÁC MỤC VÀ ĐIỂM TUÂN THỦ CỦA BETTER WORK [CAT]

Các mục và điểm tuân thủ của Bộ công cụ đánh giá CAT xoay quanh 2 nội dung chính là nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế [gồm cụm 1, 2, 3, 4] và nhóm Điều kiện làm việc rút ra từ Luật Lao động của mỗi quốc gia rút ra từ 8 công ước cốt lõi của ILO [gồm cụm 5, 6, 7, 8]. Trong đó, các câu hỏi trong cụm tiêu chuẩn lao động quốc tế được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các quốc gia mà chương trình Better Work đang hoạt động, ngoại trừ Tự do Hiệp hội tại Việt Nam, không được ghi nhận ở cấp độ nhà máy. Tương tự, các điểm tuân thủ trong cụm điều kiện làm việc phần lớn được được thống nhất ở tất cả quốc gia về nội dung tổng thể, mặc dù hướng dẫn tuân thủ trong một số câu hỏi cụ thể có thể khác nhau dựa theo quy định pháp luật của từng nước. Nếu 1 câu hỏi trong nhóm vấn đề được ghi nhận là không tuân thủ, thì cả nhóm vấn đề đó bị  ghi nhận là không tuân thủ.

Tiêu chuẩn BETTER WORK

Nội dung cụ thể như sau:

  1. Lao động trẻ em:
  • Lao động trẻ em
  • Công việc độc hại và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
  • Hồ sơ lưu trữ và bảo vệ lao động chưa thành niên
  1. Phân biệt đối xử:
  • Chủng tộc và xuất xứ
  • Tôn giáo và Quan điểm Chính trị
  • Giới tính
  • Những cơ sở khác
  1. Lao động cưỡng bức:
  • Cưỡng chế
  • Lao động gán nợ
  • Lao động cưỡng bức và làm thêm giờ
  • Lao động tù nhân
  1. Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể:
  • Hoạt động công đoàn
  • Tự do hiệp hội
  • Can thiệp và Phân biệt đối xử
  • Thương lượng tập thể
  • Đình công
  1. Lương:
  • Lương tối thiểu/ Lương sản phẩm
  • Lương làm thêm giờ
  • Tiền phụ cấp
  • Phương thức thanh toán
  • Thông tin về lương và các khoản khấu trừ
  • Nghỉ phép hưởng lương
  • An sinh xã hội và những phúc lợi khác
  1. Hợp đồng và nhân sự:
  • Hợp đồng lao động
  • Thủ tục ký kết hợp đồng
  • Chấm dứt hợp đồng
  • Đối thoại, Kỷ luật và Tranh chấp
  1. An toàn vệ sinh lao động [OSH]:
  • Hệ thống quản lý ATVSLĐ
  • Hóa chất và các chất độc hại
  • Bảo hộ lao động
  • Môi trường làm việc
  • Dịch vụ y tế và Sơ cứu
  • Cơ sở vật chất và phúc lợi
  • Chỗ ở cho công nhân
  • Ứng phó khẩn cấp
  1. Thời gian làm việc:
  • Giờ làm thông thường
  • Làm thêm giờ
  • Nghỉ phép

3 cấp độ trong cấu trúc của CAT

  • Cấp độ 1: Các cụm [gồm 4 tiêu chuẩn lao động quốc tế cốt lõi và 4 tiêu chuẩn điều kiện làm việc]
  • Cấp độ 2: Điểm Tuân thủ [mỗi cụm bao gồm một tập hợp các điểm tuân thủ]
  • Cấp độ 3: Câu hỏi [mỗi điểm tuân thủ có một bộ câu hỏi liên quan]

Hai cấp độ đầu tiên [cụm và điểm tuân thủ] được đặt trên toàn cầu. Cấp độ thứ ba bao gồm các câu hỏi phản ánh bối cảnh địa phương. Cấu trúc phân loại này cho phép một cách tiếp cận nhất quán trên toàn cầu, đồng thời đảm bảo rằng các câu hỏi đề cập đến việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý quốc gia và các tiêu chuẩn đã được thiết lập.

Chủ Đề