Xe đạp đi ngược chiều phạt bao nhiêu

Thế nào là lỗi đi ngược chiều?

Hiện nay, lỗi đi ngược chiều được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đi ngược chiều của đường một chiều.

- Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều".
 

Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?

Từ ngày 01/01/2020, mức phạt lỗi đi ngược chiều được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, mức phạt đối với hành vi này tăng mạnh so với quy định trước đó [Nghị định 46 năm 2016].

Đối với hành vi đi trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, mức phạt như sau [trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp];

STT

Phương tiện

Mức phạt Nghị định 100 [đang có hiệu lực]

Mức phạt Nghị định 46 [đã hết hiệu lực]

1

Ô tô

03 - 05 triệu đồng

800.000 - 1,2 triệu đồng

2

Xe máy

01 - 02 triệu đồng

300.000 - 400.000 đồng

3

Xe đạp

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

Có thể thấy, mức phạt đối với ô tô tăng mạnh nhất, từ tối đa 1,2 triệu đồng lên 05 triệu đồng. Mức phạt đối với lỗi đi ngược chiều của xe máy tăng từ tối đa 400.000 đồng lên 02 triệu đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 - 03 tháng.

Người đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn giao thông sẽ có mức phạt cao hơn. Đối với ô tô sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; xe máy có mức phạt từ 04 - 05 triệu đồng

Chưa kể, ô tô đi ngược chiều trên cao tốc còn có mức phạt lớn hơn nhiều lần, từ 16 - 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 - 07 tháng.


Mức phạt lỗi đi ngược chiều mới nhất [Ảnh minh họa]
 

Lỗi đi ngược chiều đã bị tăng mức phạt lên gấp nhiều lần so với trước đây cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá rất cao sự nguy hiểm của hành vi này.

Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao.

Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông.

Hiện nay, biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102, có hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng. Khi nhìn thấy biển báo này, lái xe tuyệt đối không đi vào đoạn đường đó.

>> Các trường hợp phải bật xi nhan để không bị xử phạt

Tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”

Theo đó, người tham gia giao thông PHẢI đi bên phải theo chiều đi của mình, không được phép đi ngược chiều.

2. Mức phạt lỗi đi ngược chiều

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều được xác định trong 02 trường hợp sau:

- Đi ngược chiều của đường một chiều.

- Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều". Theo Điều 26 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102, có hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng.

2.1. Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định [Khoản 5 Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP ]; Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 - 03 tháng [Điểm b khoản 10 Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 [Điểm b khoản 7 Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP]; Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng [Điểm c khoản 10 Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

2.2. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định [Điểm c khoản 5 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP]; Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng [Điểm c khoản 11 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 [Điểm a khoản 7 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định [Điểm a khoản 8 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP]; Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 05 - 07 tháng [Điểm đ khoản 11 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

2.3. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” [Điểm c khoản 3 Điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP]

2.4. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định [Điểm c khoản 4 Điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP]; Bị tước quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 - 03 tháng [Điểm a khoản 10 Điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 [Điểm a khoản 7 Điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP]; Bị tước quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 - 04 tháng [Điểm b khoản 10 Điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc [Điểm a khoản 8 Điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP]; Bị tước quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 05 - 07 tháng [Điểm c khoản 10 Điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Thắng. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Công Ty Luật Hùng Thắng

Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Điện thoại: 0243 8245 666

Hotline: 0916436879

Email: .

Video liên quan

Chủ Đề