Xử lý lấn, chiếm đất

Xin hỏi, hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào? gia đình tôi phải làm gì để đòi lại được phần diện tích bị gia đinh hàng xóm lấn chiếm?

Trả lời

“Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”, theo quy định tại khoản 1 Điều 12  Luật Đất đai năm 2013 một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo khoản 5 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, “Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức”.

Khoản 4 Điều này quy định trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

“a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên”.

Như vậy, lần chiếm 06m2 đất ở của gia đình bạn (dưới 0,05 héc ta), người vi phạm bị xử phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đồng. Thêm nữa, họ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a khoản 7 của Điều này. Đó là: “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này”.

Nếu gia đình bạn không đồng ý chuyển nhượng phần diện tích gia đình hàng xóm lấn chiếm, dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Tranh chấp đất đai, theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, “là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Về thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai, pháp luật hiện tại quy định trước hết phải thông qua hòa giải.

Điều 202 Luật này quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Có nghĩa là, khi hai bên không thể tự hòa giải, gia đình bạn có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trường hợp hòa giải thành, hai bên thống nhất lại ranh giới đất đai của các bên. Nếu có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới, diện tích, người sử dụng đất, trình tự, thủ tục quyết định công nhận việc thay đổi thực hiện theo khoản 5 Điều 202 nêu trên.

Trường hợp hòa giải không thành, do đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo khoản 1 Điều 203 của Luật này, “tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”. Khi đó, gia đình bạn gửi đơn đề nghị Tòa án nơi có đất để được giải quyết.

Email: phuongdinhhung@…hỏi: Kính gửi các luật sư. Tôi xin trình bầy sự việc như sau mong các luật sư sớm giải đáp. Năm 2013 vợ chồng tôi mua mảnh đất diện tích 56m2 và đã có sổ đỏ. Năm 2015 tôi đi xuất khẩu lao động cho đến cuối năm 2017 tôi về thì được biết diện tích đất mà gia đình tôi đã mua, đang sinh sống bị nhà hàng xóm lấn chiến mất 11 m2 đất ở của hoa đình tôi và đã xây nhà trên đó. Thời gian xây nhà trên đất khoảng giữa năm 2016 và phía gia đình họ đã bị chính quyền địa phương lập biên bản về hành vi xây dựng nhà ở trái phép. Các luật sư cho tôi hỏi. Để khởi kiện và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất do có sự lấn chiếm thì cần thu thập những giấy tờ văn bản gì để chứng minh? Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì sẽ bị xử lý như thế nào? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ phía luật sư Phamlaw.

Xin được cám ơn các luật sư rất nhiều!

Xử lý lấn, chiếm đất
Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Chào bạn, với câu hỏi xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, luật sư xin được hỗ trợ tư vấn như sau:

Hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo điều 12 Luật Đất đai 2013, khoản 1. Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất mà một bên lấn chiếm thì cần phải thu thập đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên, các tài liệu về đất đai được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 như: Sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất,…các tài liệu thể hiện hiện trạng thửa đất trước khi có việc lấn chiếm đất để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên.

Với tranh chấp này, bạn có thể đề nghị Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc lại, xác định diện tích thực tế gia đình bạn đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê, bản đồ địa chính …) và số liệu thực tế đã đo đạc vênh nhau để từ đó làm cơ sở xác định đất của gia đình bạn có đang tranh chấp hay không. Chỉ khi xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở để xác định ranh giới thửa đất thì mới có căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Trường hợp đất lấn chiếm của gia đình bạn đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì về nguyên tắc, gia đình bạn được quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lấn chiếm tháo dỡ phần xây dựng trái  phép. Tuy nhiên, phía gia đình bạn phải chứng minh thời điểm xây dựng trên phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng. Nếu vì lí do khách quan thực tế khi thi hành án bên lấn chiếm không thể trả lại phần đất lấn chiếm thì gia đình bạn được quyền đề nghị Tòa án buộc bên lấn chiếm phải thanh toán lại cho gia đình bạn giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại đối với phần đất hoặc không gian mà gia đình bạn không được sử dụng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể:
“– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình): phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất ở: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

……………“

Như vậy, bên lấn chiếm đất đai xây nhà có thể phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đối với đất ở.

Trên đây là nội dung câu trả lời đối với câu hỏi “Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố” của bạn, nếu bạn còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 của Phamlaw. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.