Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến

Trong cuộc sống mỗi sự vật sự việc tồn tại đều có những mối liên hệ với nhau chứ không tồn tại đơn lẻ. Mối liên hệ phổ biến một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới.

Để giúp bạn đọc quan tâm tìm hiểu bài viết, chúng tôi xin đưa ra ví dụ về mối liên hệ phổ biến để bạn đọc quan tâm theo dõi có thể hiểu hơn về vấn đề

Mối liên hệ phổ biến là gì?

Để có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề thì chúng tôi xin được giải đáp mối liên hệ phổ biến là gì và ví dụ về mối liên hệ phổ biến cùng nhau. Có thể thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về mối liên hệ phổ biến, trong đó phải kể đến các quan điểm sau:

Quan điểm siêu hình cho rằng: Các sự vật, sự việc, hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ  thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài. Quan điểm trên xuất phát từ thế kỷ 17, 18, khi khoa học phát triển đã tách khỏi triết học, khi càng tách rời thì càng đạt nhiều thành tịu bấy nhiêu, và từ thói quen ấy đem vào triết học đã nhìn sự vật trong trạng thái tĩnh tại, tách rời  cô lập. Tuy nhiên quan điểm trên không được thừa nhận.

Đối với quan điểm duy tâm về sự liên hệ thì có ý kiến cho rằng cơ sở của sự liên hệ  tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng  là ở lực lượng siêu tự nhiên hay là ở ý thức cảm giác con người. Các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau là không phải do bản thân nó mà do ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối  vận động thông qua các phạm trù, đến đỉnh cao thì tha hóa thành thế giới vật chất, thành các sự vật hiện tượng. Như vậy, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối.

Theo quan điểm duy vật biện chứng và là quan điểm được thừa nhận về cách giải thích về mối liên hệ phổ biến, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Thế giới này là một chỉnh thể thống nhất. các sự vật hiện tượng trên thế giới này liên hệ tác động, chuyển hóa nhau.

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào. Bên cạnh đó thì những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.

Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

– Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

– Liên hệ là một phạm trù triết học bao gồm tất cả các mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy.

– Liên hệ dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau. Một sự vật hiện tượng bao gồm tất cả các mặt, các bộ phận vừa khác nhau, vừa độc lập với nhau lại vừa thống nhất với nhau, ràng buộc nhau để cùng nhau tạo nên một chỉnh thể sự vật, hiện tượng nhất định.

Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

Hoặc trong buôn bán hàng hóa dịch vụ thì giữa cung và cầu có mối liên hệ với nhau. Cụ thể giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.

Đặc trưng mối liên hệ phổ biến

Thứ nhất: Mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến:

Các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Bên cạnh đó mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Không chỉ vậy tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến thể hiện toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.

Thứ hai: Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan:

Tính khách quan thể hiện sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.

Thứ ba: Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng:

Từ các khía cạnh khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu. Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật

Thứ tư: Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện:

 Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm xem xét phiến diện và siêu hình, đặt sự vật hiện tượng trong quan hệ với sự vật hiện tượng khác, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát triển của nó, từ trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ  bản chất chủ yếu. Khi nhận thức và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Ví dụ về mối liên hệ phổ biến. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận - Mẫu 1

Nguyên lý vềmối liên hệ phổ biếnvànguyên lý về sự phát triểnlà hai nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Trước hết, ta cần hiểu “nguyên lý”,haynguyên tắc, là những tư tưởng ban đầu, xuất phát, có vai trò định hướng, chỉ đạo việctriển khai những lý thuyết tiếp theo.

Hiểu một cách chung nhất, “phổ biến” là tồn tại ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực. Những lĩnh vực này được khái quát thành 03 lĩnh vực lớn nhất là tự nhiên, xã hội và tư duy.

I. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng,“mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

Theo nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.

– Hiểu một cách khái quát thì:

+ “sự quy định” là sự lệ thuộc vào nhau giữa các sự vật (hayhiện tượng) A và B.

+ “tác động qua lại” là tác động hai chiều; A tác động vào B, đồng thời B cũng tác động vào A.

+ “chuyển hóa lẫn nhau” là A “biến” thành một phầnhaytoàn bộ B và ngược lại.

Ở trên, ta chỉ đề cập 02 sự vật (hayhiện tượng) A và B cho dễ hiểu. Trong thực tế, “mối liên hệ phổ biến” bao quát A, B, C, D…, n, đến vô cùng. Điều này cũng đúng với vô số các mặt trong mỗi sự vật, hiện tượng A, B, C, D…

II. Tính chất của mối liên hệ phổ biến

1. Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến

– Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau, dù nhiều dù ít. Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được các mối liên hệhaykhông.

Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giớivật chấtcó tính khách quan. Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Có điểm chung ở tính vật chất tức là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan.

– Có những mối liên hệ rất gần gũi ta có thể nhận thấy ngay. Ví dụ như mối liên hệ giữa con gà và quả trứng.

Nhưng có những mối liên hệ phải suy đến cùng, qua rất nhiều khâutrunggian, ta mới thấy được. Gần đây, chúng tahayđược nghe về lý thuyết“hiệu ứng cánh bướm”. Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng những sự vật, hiện tượng ở rất xa nhau nhưng đều có liên quan đến nhau.

2. Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến

Các mối liên hệ tồn tại giữa tất cả các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Không có sự vật, hiện tượng bất kỳ nào mà không có sự liên hệ với phần còn lại của thế giới khách quan.

Lấy lĩnh vực tự nhiên để phân tích, ta có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng thuộc riêng lĩnh vực tự nhiên. Cũng có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng thuộc tự nhiên với các sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực xã hội. Lại có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng thuộc lĩnh vực tư duy (haytinh thần)

Khi lấy lĩnh vực xã hội hoặc tư duy để phân tích, ta cũng có những mối liên hệ đa lĩnh vực như trên.

3. Tính phong phú, đa dạng của mối liên hệ phổ biến

Đó là sự muôn hình, muôn vẻ của những mối liên hệ. Tính đa dạng, nhiều loại của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, vận động và pháttriển của chính các sự vật, hiện tượng quy định.

Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động, pháttriển của các sự vật, hiện tượng. Ta có thể nêu một số loại hình cơ bản sau:

– Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài.

Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau… trong cùng một sự vật. Nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và pháttriển của sự vật.

Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau. Nhìn chung, nó không có ý nghĩa quyết định. Mối quan hệ này thường phải thông qua mối liên hệ bên trong để phát huy tác dụng.

– Liên hệ bản chất và không bản chất, liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên.

Cũng có những tính chất, đặc điểm nêu trên. Ngoài ra, chúng còn có tính đặc thù. Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong mối quan hệ này, lại là tất nhiên trong mối quan hệ khác.

– Liên hệ chủ yếu và thứ yếu; liên hệ trực tiếp và gián tiếp.

Cách phân loại này nói đến vai trò quyết định đối với sự vận động, pháttriển của sự vật.

– Liên hệ bản chất và không bản chất; liên hệ cơ bản và không cơ bản.

Cách phân loại này nói lên thực chất của mối liên hệ là gì.

– Liên hệ bao quát toàn bộ thế giới và liên hệ bao quát một số hoặc một lĩnh vực.

Cách phân loại này vạch ra quy mô của mối liên hệ.

-…v…v…

Sự phân loại các mối liên hệ có tính tương đối, vì ta phải đặt mỗi sự liên hệ vào một tình huống, mốiquan hệcụ thể.

(Lưu ý: hai từ “liên hệ” và “quan hệ” không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau.).

Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho nhau. Sự chuyển hóa như vậy là do ta thay đổi phạm vi xem xét, phân loại hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng.

Phép biện chứng duy vật tậptrungnghiên cứu những mối liên hệ chung nhất trong thế giới khách quan, mang tínhphổ biến.Những ngành khoa học cụ thể (toán, lý, hóa…) nghiên cứu những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới.

III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Từ việc nghiên cứu nguyên lý vềmối liên hệ phổ biếncủa các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút raquan điểm toàn diệnvàquan điểm lịch sử – cụ thểtrong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

1. Quan điểm toàn diện

Quántriệt quan điểm toàn diện, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng như sau:

– Trong nhận thức, trong học tập:

+ Một là, xem xét các mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

Tức là xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các tuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.

+ Hai là, xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Tức là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián tiếp.

+ Ba là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn.

Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những mối liên hệ. Do đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không trọn vẹn, đầy đủ.

Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa nhữngtrithức đã có, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng. Để nhận thức được sự vật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ.

+ Bốn là, tuyệt đối tránh quan điểm phiến diện khi xem xét sự vật, hiện tượng.

Phiến diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít những mối quan hệ. Cũng có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng đều là những mối liên hệ không bản chất, thứ yếu… Đó cũng là cách cào bằng những thuộc tính, những tính quy định trong bản thân mỗi sự vật.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từtrithức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cáibản chất, cáiquan trọng nhấtcủa sự vật, hiện tượng. Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê.

– Trong hoạt động thực tiễn

+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi, để cải tạo được sự vật, chúng ta phải dùng hoạt động thực tiễn để biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác.

Để đạt được mục đích đó, ta phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau để tác động nhằm làm thay đổi những mối liên hệ tương ứng.

+ Quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữ “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”. Ví dụ như trong thực tiễn xây dựng,triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng sảnViệt Namvừa coi trọng đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, vừa nhấn mạnh đổi mới kinh tế là trọng tâm.

2. Quan điểm lịch sử – cụ thể

Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – thời gian nhất định và mang dấu ấn của không – thời gian. Do đó, ta nhất thiết phải quántriệt quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Nộidungcốt lõi của quan điểm này là chúng ta phải chú ý đúng mức đến hoàn cảnh lịch sử – cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện thực, cả khách quan và chủ quan, của sự ra đời và pháttriển của vấn đề.

Nếu không quántriệt quan điểm lịch sử – cụ thể, cái mà chúng ta coi là chân lý sẽ trở nên sai lầm. Vì chân lý cũng phải có giới hạn tồn tại, có không – thời gian của nó.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận - Mẫu 2

I/ Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến?

1/ Quan điểm siêu hình:

Các Sự vật hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài.

Xuất phát từ thế kỷ 17, 18, khi khoa học phát triển đã tách khỏi triết học, khi càng tách rời thì càng đạt nhiều thành tịu bấy nhiêu, và từ thói quen ấy đem vào triết học đã nhìn sự vật trong trạng thái tĩnh tại, tách rời cô lập.

2/ Quan điểm duy tâm về sự liên hệ: cho rằng cơ sở của sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở lực lượng siêu tự nhiên hay là ở ý thức cảm giác con người.

Ví dụ: Ông hê ghen cho rằng bắt đầu có ý niệm tuyệt đối xuất hiện và ý niệm tuyệt đối vận động tha hóa thành giới tự nhiên. Các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau là không phải do bản thân nó mà do ý niệm tuyệt đối

Ý niệm tuyệt đối vận động thông qua các phạm trù, đến đỉnh cao thì tha hóa thành thế giới vật chất, thành các sự vật hiện tượng. Như vậy, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối.

Ông becbery: cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là cảm giác. Nghĩa là Chính cảm giác nhận thức ra sự vật, sự vật là tổng hợp các cảm giác. Chính vì vậy, cảm giác là xuất phát điểm cho mối liên hệ sự vật.

Ví dụ ăn quả táo, nhìn quả táo, ngửi quả táo sẽ tác động đến cảm giác. Quản táo có mối liên hệ với các sự vật là do cảm giác.

3/ Quan điểm duy vật biện chứng: cho rằng Thế giới này là một chỉnh thể thống nhất. các sự vật hiện tượng trên thế giới này liên hệ tác động, chuyển hóa nhau.

Theo quan niệm của duy vật biện chứng, Liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng .

Ví dụ: ở đây chúng ta có thể hình dung ra 1 sự vật hiện tượng nào đó ở bất kỳ vị trí nào đó trên thế giới thông qua mối liên hệ từ nhận thức kinh nghiệm.

Liên hệ phổ biến, quan niệm duy vật biện chứng cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến.

Cụ thể là giữa các sự vật hiện tượng liên hệ nhau.

LIÊN HỆ :Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất

Giữa các mặt trong cùng một sự vật liên hệ nhau.

Ví dụ: các bộ phận trong cơ thể người. các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau.

Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.

Ví dụ: Quá trình phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển.

Mối liên hệ có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng. Cụ thể là liên hệ bên trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ gián tiếp, trực tiếp , liên hệ cơ bản, không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu.

->Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội: Có rất nhiều MỐI LIÊN HỆ khác nhau như: MỐI LIÊN HỆ : KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , XÃ HỘI , VĂN HÓA , Dân Tộc, Tôn giáo, huyết thống, làng xã...

Xét về tính chấtcủa các mối liên hệ:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, các mối liên hệ có ba tính chất cơbản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú

+ Tính chất khách quan: - MỐI LIÊN HỆ luôn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Ví dụ: Mối liên hệ giữa các nước trên thế giới.

+ Tính phổ biến: Mối liên hệ phổ biến diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Tính đa dạng phong phú: Thời gian, không gian khác nhau có mối liên hệ khác nhau.

Tóm lại, Cả ba tính chất trên đều bị quy định bởi tính khách quan , phổ biến, đa dạng phong phú của THẾ GIỚI VẬT CHẤT .

II/ Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến:

1/ Mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong đó:

+ Quan điểm toàn diện: Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải đặt nó trong quan hệ với sự vật hiện tượng khac, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát triển của nó, từ trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ bản chất chủ yếu …

Ví dụ: nghiên cứu 1 nước thì đặt nó trong quan hệ với các nước trong khu vực.

Xét kết nạp đảng

+ Xét các mặt cấu thành: các phòng ban trong 1 đơn vị….

+ Quá trình phát triển: xét quá trình hoạt động, công tác cá nhân để kết nạp.

+ Xét trong mối liên hệ: Quan hệ xã hội…

2/Về Mặt thực tiễn:

+ Ý nghĩa 1: Để cải tạo sự vật thì phải có giải pháp đồng bộ, toàn diện. Chọn lĩnh vực nào là chủ yếu.

Trong Công tác quản lý thì phải phân cấp quản lý.

Ví dụ: nhà nước (bộ ban ngành), cơ quan (phòng, ban)…

Ví dụ: đối mới toàn diện nước ta: kinh tế, chính trị, trong đó kinh tế là trọng tâm, chính trị từng bước.

+ Ý nghĩa 2: Chống quan niệm siêu hình:

Không thấy được trọng tâm, trọng điểm, đánh giá tràn lan các mối liên hệ , không thấy đâu là chủ yếu đó là siêu hình. Chống chủ nghĩa chết chung và thuận nghị biện. Trong đó, chủ nghĩa chết chung là Kết hợp 1 cách vô nguyên tắc giữa các sự vật hiện tượng.

+ Ý nghĩa 3: Khi giải quyết 1 vấn đề cần xem xét các yếu tố cấu thành liên hệ mật thiết, phải xem xét yếu tố lịch sử hình thành trong mối tương quan với hiện tại.