1 ngàn đông dương bằng bao nhiêu tiền việt nam năm 2024

Đơn vị tiền tệ của nước ta hiện nay “đồng” (bách phân: tức 100 xu) khác hẳn đồng tiền ngày xưa (“Một quan là 600 đồng”: tiền thời phong kiến), cũng như khái niện “đồng (bạc)”, là một loại hình tiền tệ được người châu Âu đưa vào dùng ở vùng Đông Á từ thế kỷ XVIII, trong đó có nước ta…

Thật vậy, trong quyển nhật ký năm 1749, Pièrre Poivre đã kể cho chúng ta sự việc ông tìm cách làm cho đồng tiền châu Âu mà chủ yếu thời đó là đồng Hispan (Tây Ban Nha) được lưu hành ở Phú Xuân.

Ngày 1 tháng 10 năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), chúa Nguyễn Phúc Khoát công bố một đạo dụ (1)giới thiệu đồng bạc Pháp tròn có đóng dấu “thông bảo” và tên 1 trong 3 thợ kim hoàn (Xuân, Tiêm, Thiêm) mỗi đồng ăn 1 quan 3 tiền ta (780 đồng tiền), ngoài ra còn có đồng bạc vuông (mà Pièrre Poivre có nói là bạc Mexique). Đồng này trị giá 1 quan 2 tiền 48 đồng (768 đồng).

Tuy chúa có dụ như vậy, nhưng người Việt ta thời ấy với nền tiểu nông buôn bán nhỏ, chưa quen với nền kinh tế hàng hoá đại mậu dịch quốc tế, rất ít sử dụng đồng tiền bằng bạc rất lạ nên Pièrre Poivre cho rằng: “Ở xứ này, họ không biết giá trị đồng piastre của chúng ta” (2).

Thế rồi dần người Việt ta cũng quen với những đồng bạc này, vì thực tế, năm 1993, anh Trần Tiễn Tâm, ngụ cư Thanh Hà (Minh Hương, Thừa Thiên Huế), trong công việc đồng áng đã đào được nhiều loại tiền bằng bạc của Tây phương cùng nhiều nén bạc thời chúa Nguyễn. Tôi có đến xem thấy phần lớn là tiền Hispan (Tây Ban Nha) và Belg (Bỉ), đồng xưa nhất là năm 1741 và mới nhất là 1759. Theo một chủ buôn tiền ở Saigonnói, lô tiền bằng bạc này hơn cả 500 đồng được bán ra!

Và đến đầu thế kỷ XIX, tức thời Gia Long, “ Hàng… theo John White [A Voyage to Cochinchina] kể, thì định giá theo quan,… nhưng khi mua hàng mà trả bằng đồng đô la I-pha-nho (bạc đồng mà lái mang đến để mua hàng) thì lại dễ mua hơn…” (3).

Rồi ngày 10/4/1862, sau khi mới chiếm được Nam kỳ, Thiếu tướng Bonard (Tổng chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha) đã họp ký quyết định xác định tính hợp pháp để cho lưu hành đồng bạc Mexicana (Mễ Tây Cơ – Mê Hi Cô).

1 ngàn đông dương bằng bao nhiêu tiền việt nam năm 2024

Nhưng đến năm 1864, để biểu hiện chủ quyền của mình, Pháp định cho lưu hành đồng 5 France của Pháp để thay đồng Mexicana (dân gian thường gọi là “đồng bạc con cò”) nhưng thất bại, bởi đồngbạc này quá trình lưu hành, nếu chỉ dùng số tiền nhỏ, dân gian đành phải chặt đồng bạc thành 4 hoặc 8 phần bé nhỏ để tính như bạc lẻ mà vẫn được tín dụng:

Anh ham (chi) đồng bạc con cò?

Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang Sa?

Song chàng trai lại trả lời:

Cưới em bằng bạc con cò,

Đâu phải hẹn hò, nói chuyện đẩy đưa?!

Trước tình hình đó, áp dụng đạo luật ngày 24/6/1875 của Quốc hội Pháp quy định về sự phát triển của hệ thống ngân hàng thuộc địa, ngày 21/1/1875, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Banque de l’Indochine (Ngân hàng Đông Dương - chữ Hán đọc là Đông Dương Hối lý Ngân hàng), trụ sở đặt tại Paris với số vốn ban đầu là 8 triệu france. Ngân hàng này có vai trò đặc biệt, ngoài việc tạo ra một đồng tiền cho thuộc địa Pháp, còn cắm mốc cho “trái tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương” (4).

Bạc Đông Dương

Ban đầu, người ta dự định chỉ thiết lập hai chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Saigonvà Pondichéri (Ấn Độ). Ngân hàng này có đặc quyền trong 20 năm, nhưng sau được gia hạn thêm nhiều lần và ngày 20/12/1880 có sắc lệnh được đặc quyền phát hành luôn cả ở Trung kỳ, Bắc kỳ, Cambodge và Nouvelle Calédonie (quần đảo thuộc địa Pháp ở Thái Bình Dương).

Ngày 9/3/1878, Bộ Tài chính Pháp quyết định thành lập một tiểu ban xét vấn đề tiền tệ cho Nam kỳ, đã đề xuất phải phát hành một đồng tiền bằng bạc theo chế độ ngân bản vị như đồng Trade Dollar của Mỹ có giá tị quốc tế, trọng lượng 27,2156 gram và tuổi bạc là 0,900.

Ý kiến này được Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp chấp nhận, và ra quyết định ngày 24/12/1878, bắt đầu cho đúc đồng “Piestre de Commerce – Cochichine Francaise” mang năm đúc 1879 (và sau này còn đúc vào năm 1885) có ghi rõ trên đồng tiền chuẩn bạc “Titre 0,900” và trọng lượng “Poids 27,2156 gram”; và các đồng bạc lẻ gồm 10 Cents, 20 Cents, 50 Cents mang năm đúc 1879 (và sau này còn đúc vào năm 1884, 1885), với giá trị 100 Cents (xu) là 1 piastre (đồng bạc).

Cũng bởi đồng bạc có ghi rõ địa phận lưu hành là “Cochichine – Francaise” (Nam kỳ thuộc Pháp), khó được chấp nhận ở miền Bắc hoặc ở miền Trung, do vậy năm 1883, Bác sĩ Harmand - được Chính phủ Pháp cử làm Tổng uỷ viên ký hoà ước Qúi Mùi – đã cưỡng bức triều đình Huế phải cho các đồng tiền Maxicana và tiền Ngân hàng Đông Dương được lưu hành song song với tiền Việt Nam. Luôn theo đó, các đồng tiền ngoại nhập có giá trị quốc tế như đồng Trade Dollar Mỹ, đồng Dollar Anh, đồng Yen và Trade Dollar của Nhật, các đồng 5 France của các nước châu Âu… đã mặc sức tung hoành trên thị trường Đông Dương.

Kết quả là tại Đông Dương, ngoài sự lưu hành tiền truyền thống Việt Nam do triều Nguyễn đúc, còn có cả những đồng bạc quốc tế, kể cả đồng “nguyên” hoặc “viên” của Trung quốc nữa, tạo “cả một mớ hổ lốn thật sự về tiền tệ, về kim loại về trọng lượng và tỷ lệ kim loại khác nhau được sử dụng cùng một lúc” (5).

Năm 1885, sau khi đã đúc đồng Piastre de Commerce – Cochichine Francaise, thì xảy ra biến cố thất thủ kinh đô Huế, Pháp chiếm được cả Việt Nam, nên cũng trong năm này lại đúc đồng bạc mẫu mới “Piastre de Commerce – Indochine Francaise” (cũng mang năm 1885)! Với trọng lượng và độ bạc cũ. Đợt này đúc 50.000 đồng cho Bộ thuộc địa và 400.000 đồng cho Ngân hàng Đông Dương.

Nhưng trên thị trường thế giới, bạc xuống giá, nên ngày 8/7/1895, Pháp ra nghị định rút đồng bạc Đông Dương chỉ còn 27 gram và đúc lại đồng bạc này (do vậy năm 1895 đúc cả 2 loại Piestre de Commerce 27,2156 gram và 27 gram).

Những thế kỷ trước, việc đúc những đồng tiền bằng bạc ở châu Âu là nhờ mua nguyên liệu bạc ở Nhật Bản qua các Công ty Đông Ấn – Hà Lan – Anh – Pháp, nên những đồng bạc thương mại quốc tế có giá trị cao, như năm 1862, hối đoái đến 5,55 franc Pháp. Nhưng sau này vì phương Tây đào được mỏ bạc làm bạc hạ giá, những đồng bạc thương mãi quốc tế đến năm 1892 chỉ còn đổi được 1,92 franc; xứ Đông Dương (trong đó có cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…) khốn đốn vì giá cả leo thang… Bộ Thuộc địa Pháp phải cho thành lập uỷ ban tìm hiểu kinh tế tiền tệ Đông Dương để rồi ngày 3/12/1902 có sắc lệnh, Ngân hàng Đông Dương thoả hiệp với chính phủ thuộc địa là không cho lưu hành đồng Mexicana (và cả những đồng tiền bằng bạc khác của quốc tế) ở thị trường Đông Dương).

Bù lại sự thiếu hụt khối lượng tiền lưu hành, năm 1903, Ngân hàng Đông Dương đúc tại Paris 10 triệu 200 ngàn đồng Piastre de Commerce; đồng thời ngày 30/1/1903 chính phủ Pháp ra nghị định “cấm xuất cảng những đồng bạc thương mãi và những thỏi bạc”. Và để tiếp tục củng cố chính quyền Pháp tại Đông Dương, ngày 3/10/1905 lại có thêm nghị định nêu rõ “kể từ 1/1/1906, đồng Mexicana không còn giá trị pháp định”.

Trong quá trình phát triển sự độc quyền như vậy, Ngân hàng Đông Dương đã dần thành lập các chi nhánh ở Hải Phòng (1885), Hà Nội (1887), Nouméa (1888), Phnompenh và Đà Nẵng (1891), Trung Quốc (1894), Bangkok (1896), Papeet và Singapore (1904(, Djiboute (1907)… (6).

Nhưng sau Thế chiến thứ nhất, nhất là sau năm 1921, giá bạc hạ liên tục, “vốn đầu tư của chính quốc (Pháp) vào Đông Dương bị tiêu tan cùng lúc với việc hối đoái của đồng franc bị sụp đổ” (7)đồng Piastre de Commerce chỉ đúc đến năm 1928. Rồi sang năm 1929, khủng hoảng kinh tế thế giới chính phủ Pháp phải dành cho Ngân hàng Đông Dương dộc quyền phát hành tiền giấy trong 25 năm, với trữ kim (vàng dự trữ trong ngân khố) bằng 1/3 tổng giá trị khối lượng tiền giấy in ra. Từ đây, đồng bạc Đông Dương bước sang một khúc ngoặt khác…

Kim bản vị

Năm 1930, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu tấn công Đông Dương. Cần phải ổn định trị giá đồng bạc Đông Dương, một vấn đề nhức nhối, gây bận tâm lớn đối với Pháp… Một giải pháp cải cách mang tính quyết định là phải bó chặt đồng bạc Đông Dương với đồng franc bằng một tỷ số đơn giản.

Sắc lệnh ngày 31/5/1930, đồng bạc được quy định tương đương 655 mg vàng chuẩn độ 90%, tức ăn 10 franc Pháp! Đó là sự đảm bảo bằng vàng, tức đồng bạc Đông Dương từ ngân bản vị chuyển sang kim bản vị! Như vậy, đồng tiền Đông Dương đáng lẽ ra phải được gọi là “đồng vàng” như trên tiền giấy, nhưng bản thân tiền đúc cũng bằng bạc, nên vẫn được quen gọi là “đồng bạc” như cũ.

Đồng bạc Đông Dương này, mẫu mới ghi chữ và số “1 Piastre”, có trọng lượng 20 gram bạc, được lưu hành trên thị trường Đông Dương, còn đồng “Piastre de Commerce” dần được thu hổi. Thật ra, đồng bạc “1 Piastre” này chỉ đúc và phát hành tượng trưng, còn Ngân hàng Đông Dương chủ yếu là phát hành tiền giấy “… đồng vàng” (9).

Trả lời thắc mắc của độc giả, tác giả An Chi, trong mục “Chuyện Đông, chuyện Tây” trên Kiến thức Ngày naysố 183 ra ngày 20/8/1995 (nay tuyển tập trong bộ sách Chuyện Đông, chuyện Tây, NBX Trẻ, Tập 2, tái bản lần 1 năm 2006, mục 277, trng 103, 104) giải thích “đồng bạc hoa xoè” là đồng bạc Đông Dương (Piastre de Commerce), còn “đồng bạc con cò” là đồng bạc Mexicana. Tác giả còn dẫn sách Việt Nam – văn hoá sử cươngcủa học giả Đào Duy Anh để cho rằng đồng bạc Đông Dương được đúc đầu tiên vào năm 1895.

Cách giải thích về cách gọi dân gian của đồng Piastre de Commerce, cũng như năm ra đời như vậy là chưa chính xác…

Trở lại chuyện đồng bạc Mexicana, một mặt có hình con ó biển cổ cong (nên có thể rất dễ nhầm với con cò), tôi chưa hiểu vì sao dân gian lại thường gọi là “đồng bạc con cò” (?!); có lẽ được lưu hành đầu tiên ở Nam bộ là vựa lúa, xứ sở của nền nông nghiệp cò bay thẳng cánh, nên người Việt ta gọi vậy chăng?

Mặt kia của đồng bạc này lại gồm 3 loại khác nhau:

- Đồng 8 Reed có hình đốm lửa xoè như đoá hoa nở (nhân của đốm lửa là một quả cân).

- Đồng Un Peso cũng có hình đốm lửa như hoa xoè.

- Đồng Un Peso cũng có hình đốm lửa như hoa xoè rất nhỏ và hình cái cân.

Chính vì thế, “đồng bạc con cò” còn được gọi là “đồng bạc hoa xoè” hoặc “đồng bạc cái cân”.

Về bộ bạc “Piastre de Commerce”, mặt trước đúc hình bà (đầm – dame) Marianne (biểu tượng nền Tự do của Cộng hoà Pháp) đội vương miện có hào quang toả sáng. Chính vì thế nên dân gian gọi đồng tiền này là “đồng bạc bà đầm” hoặc “đồng bạc đầm xoè” nên rất dễ nhầm với cụm từ “đồng bạc hoa xoè”! Vòng quanh vương miện của bà đầm có hàng chữ Répulicque Franaise, phía dưới ghi năm đúc. Mặt kia, ngoài hàng chữ Piastre de Commerce, còn có ký hiệu “A”, tức đúc tại Paris; ngoài ra còn có hàng chữ Cochichine Francaise hoặc Indochine Francaise, và “Titre 0,900 – Poids 27,215 gram” hoặc 27gram).

Ngoại trừ 2 đồng Piastre de Commerce – Cochichine Franacaise là giai đoạn sơ khai, có mệnh giá cũng như gía trị rất lớn nên chỉ đúc tượng trưng, số lượng rất ít, ngày nay rất hiếm; thì đồng Piastre de Commerce – Indochine Francaise 1890, tôi chưa hiểu vì sao cũng rất hiếm! Do vậy, những đồng này thường được làm giả để bán cho các nhà sưu tập…

Trên các bước đường sưu khảo, tôi đã thấy các hình thức giả sau:

- Tiền giả được đúc bằng đồng hoặc chì rồi mạ bạc, rất dễ phát hiện.

- Một hình thức khá công phu là dùng đồng bạc thật rồi sửa chữ số… Như lấy đồng “Piastre de Commerce – Indochine Francaise 1885” sửa chữ thành Piastre de Commerce – Cochinchine Francaise 1885” , loại này rất khó sửa và thường lỗ liệu; hoặc lấy đồng “Piastre de Commerce – Indochine Francaise 189…” sửa số thành “Piastre de Commerce – Indochine Francaise 1890”. Ngoại trừ việc nhà sưu tập phải xét chữ và số, xem có đúng cùng mẫu chữ số trên đồng tiền thật không, là điều rất tinh vi; nhưng một điều mà những tay giả đã gian song không ngoan là ở chỗ:

Có loại tiền “Piastre de Commerce – Indochine Francaise 1890 – Titre 0,900 – Poids 27 gram” (10). Đó là những đồng Piastre de Commerce – Indochine Francaise 1895 (1896, 1897, 1898, 1899) chỉ “Poids 27 gram” bị sửa số một cách ngốc nghếch, bởi đồng bạc 1890 thật thì phải là “Poids 27,215 gram”.

Lại có đồng “Piastre de Commerce – Indochine Francaise 1620” được đúc bằng công nghệ hiện đại nên rất chuẩn, rồi được giới buôn bán giải thích là tiền thời Alexandre de Rhodes mang sang! Do vậy, nhà sưu tập cũng cần phải có kiến thức cơ bản về lịch sử cũng như lịch sử tiền tệ để khi giải thích khỏi hớ hênh.

Ngoài những đồng bạc “Piastre de Commerce” và đồng “1 Piastre”, Ngân hàng Đông Dương còn đúc các đồng bạc lẻ gồm 10 Cents, 20 Cents, 50 Cents. Tiền mệnh giá nhỏ hơn nữa thì có đồng Two sapeque (1/5 cent), 1 Cen bằng đồng, 5 Cents… cũng rất phong phú và phức tạp… Đặc biệt, để hòa nhập với cộng đồng người Việt, năm 1905, Chính quyền Bảo hộ Bắc kỳ đã cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm, mặt trước ghi chữ Pháp “Protectorat di Tonkin – 1905”, nhưng mặt sau lại ghi bằng chữ Hán là “Lục bách phân chi nhất – thông bảo” có nghĩa là đồng tiền này ăn 1/600 của 1 quan tiền Việt Nam, nên có mệnh giá tương đương với các đồng tiề kẽm do triều đình Huế phát hành.

Và để sưu tập đủ, nghiên cứu tường tận hệ thống tiền lẻ này, phải đảm bảo “nghề chơi cũng lắm công phu!”..

(1) Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ 17, 18 và đầu thế kỷ 19, Nxb Sử học Hà Nội, 1961, tr.149.

(2) Vì đoạn nhật ký này mà một số nhà nghiên cứu về sau đã cho rằng thời Pièrre Poidvre (giữa thế kỷ XVIII) đã có đúc đồng tiền “Piastre de Commerce” điều này là hoàn toàn nhầm lẫn! Chữ “piastre”do Pièrre Poivre viết trong nhật ký mang ý nghĩa khái niệm như một danh từ chung là “đồng tiền bằng bạc” (cũng như khái niệm “đồng tiền” của ta hoặc khái niệm “dollar”) và đồng tiền bằng bạc (piastre) đó chính là những đồng tiền Hispan.. Khác hẳn đồng “Piastre de Commerce” do Ngân hàng Đông Dương – Pháp đúc sau này từ năm 1879, thì chữ “Piastre” ở đây lại là danh từ riêng, mang ý nghĩa là một loại đơn vị tiền tệ.

Riêng điều cho rằng khi Pièrre Poivre xin lưu hành các đồng bạc phương Tây có đóng dấu “thông báo” (hai chữ Hán mang nghĩa “báu tệ lưu hành”) thì cũng chưa đúng hẳn. Thật ra, khi cho lưu hành đồng bạc này, chúa chỉ sai các lò thợ bạc thủ tuổi bạc và chỉ đóng dấu tên các chủ lò bạc vào đồng bạc xem như đã kiểm tra. Chúng tôi đã từng được gặp những đồng tiền có đóng dấu này.

(3) Thành Thế Vỹ, Sđd, tr.145.

Về đồng “đô la I-pha-nho” chính là đồng tiền bằng bạc (dollar) của Hispa (“Tây Ban Nha” hoặc I-pha-nho” chỉ là hai cách ký âm khác nhau của người Trung Quốc đối với chữ “Espana”, những chữ Hispan, Spain cũng là những cách phiên âm tương tự của chữ (Espana”) hoặc đồng bạc Mexicana (Mexique thời trước là thuộc địa của Tây Ban Nha và được gọi là New Spain). Xem thêm khái niệm dollar ở chú thích (2), và sau này, những đồng tiền bằng bạc có giá trị quốc tế đều dùng theo tiếng Anh như Nhật Bản có ngoài đồng Yên, còn đúc cả đồng Trade Dollar, ở các thuộc địa Anh thì có đồng Dollar Anh.

(4) P. Devillers, Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952, NXB Seuil, Paris, 1952, tr 46.

(5) C. Regismanset, Le miracle Francaise en Asie, G. Ggrèset Cie, Paris, 1922, P. 313.

(6) Jean Pierre Aumiphin, Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 – 1939), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 1994, tr.25.

(7) C. Robequain, Sự biến chuyển kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp, Nxb Hartmann, Paris , 1939, tr163.

(8) Nguyễn Văn Cường, “tiền tệ lưu hành tại Việt Nam thời thuộc Pháp”, Huế Xưa và Nay, số 57, tháng 5 – 6/2003, tr.94 – 99.

(9) Xem thêm: Nguyễn Anh HUy, Tiền tệ lưu hành tại Việt Nam qua những biến động lịch sử thế kỷ XX, Hồn Việt, tập 2, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004.

1 đồng Đông Dương bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đến 600 đồng tiền cổ truyền của người Việt.

1 xu bằng bao nhiêu đồng?

"1 xu TikTok bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?" đang được rất nhiều người quan tâm. Theo chính sách của TikTok, 1 xu sẽ đổi được khoảng 200 đồng và có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào tỷ giá và chính sách của TikTok thời điểm đó.

1 hảo bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

Một hào tương đương với 10 xu và tương đương với 0,1 đồng. Tiền hào có hai loại gồm: tiền đồng và tiền giấy. Tiền hào có các mệnh giá: 1 hào, 2 hào và 5 hào.

Một quan bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

Kể từ thời nhà Lê thì một quan là 10 tiền. Một tiền quý (tức cổ tiền) là 60 đồng tiền nên một quan là 600 đồng. Tỷ số này áp dụng trong mọi hối đoái giữa dân chúng và chính quyền như tiền nộp sổ để thí sinh đi thi, thuế má...