5 ngành công nghiệp âm nhạc hàng đầu thế giới năm 2022

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với sự ra đời của các nền tảng phát trực tuyến trên các mạng xã hội: Instagram, YouTube, Twitter... đã làm đảo lộn hiện trạng của ngành âm nhạc thế giới, đặt ra cho ngành công nghiệp này nhiều thách thức.

Cơ hội dành cho bất kỳ ai

Chưa bao giờ việc trở thành sao và tìm kiếm tài năng lại trở nên dễ dàng như hiện tại, nhờ có truyền thông kỹ thuật số. Cover (hát lại hoặc chỉnh sửa bài hát có sẵn) hay tự quay video là những phương thức phổ biến nhất để có cơ hội trở nên nổi tiếng. Hai năm trở lại đây, những ngôi sao nổi lên từ mạng xã hội đang dần là nguồn tìm kiếm tài năng mới được các hãng thu âm tìm kiếm.

5 ngành công nghiệp âm nhạc hàng đầu thế giới năm 2022

Gianluca Vacchi.

Sự nổi tiếng bất ngờ của Gianluca Vacchi là minh chứng rõ nhất. Chỉ bằng đoạn video phỏng theo ca khúc “La Mordidita” của Ricky Martin đăng trên Instagram, Gianluca Vacchi tạo chú ý và hấp dẫn các nhà sản xuất âm nhạc. Hãng Universal Music Latin đã ký hợp đồng thu âm với Gianluca Vacchi dù ông đã 50 tuổi. Đặc biệt, Gianluca Vacchi vẫn theo đuổi nhạc pop, vốn là sân chơi của giới trẻ, nhưng điều đó càng làm cho ngôi sao mới nổi này có thêm sức hút, đặc biệt là từ tài khoản Instagram cá nhân hơn 11 triệu lượt theo dõi. Gianluca Vacchi hiện sở hữu các video ăn khách như: “Love”, “Viento”, “Trump-It”. Horacio Rodriguez, đồng Phó Chủ tịch bộ phận tiếp thị của Universal Music Latin, nói: “Gianluca Vacchi là ví dụ rất rõ về cách chúng tôi có thể phát hiện những người tiềm năng, sau đó làm việc trực tiếp để xây dựng sự nghiệp trong thời kỹ thuật số. Hiện nay, chúng tôi tìm kiếm những người như thế trên mạng xã hội và tất cả các nền tảng ứng dụng âm nhạc”. Trong khi đó, Jeff Vaughn, Phó Chủ tịch Bộ phận tìm kiếm và quản lý nghệ sĩ tại Atlantic Records, nhận định: “Đó là một thị trường đang lên, thậm chí là rất nóng. Các nhà sản xuất âm nhạc đang tìm kiếm tài năng mới từ mạng xã hội, bởi việc này vừa tiết kiệm kinh phí, thời gian, còn người mới đã có lượng người hâm mộ nhất định”.

Các dịch vụ phát trực tuyến trong thời đại kỹ thuật số hiện nay mang đến nhiều dữ liệu đáng tin cậy về những nhân tố tiềm năng. Có không ít người đã được phát hiện và bồi dưỡng phát triển thành ngôi sao. Danielle Bregoli chính là sự phát hiện như thế từ chương trình talk show “Dr. Fill”. Ở độ tuổi 13, Danielle Bregoli nổi tiếng với nghệ danh Bhad Bhabie, ký hợp đồng hàng triệu USD với hãng Atlantic Records. Ca khúc đầu tay của Bhad Bhabie có tựa đề “These Heaux” (2017) đã hạ cánh ở vị trí thứ 77 trên Billboard Hot 100, trở thành nữ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất có đĩa đơn đầu tay lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 danh giá. Một trường hợp khác, cũng khá trẻ là Mason Ramsey (sinh năm 2006) đã có được hợp đồng với Atlantic Records, cũng nhờ video cậu tự hát và đưa lên internet.

Sự nổi tiếng của Bhad Bhabie và Mason Ramsey rõ ràng có sự tác động không nhỏ từ internet và truyền thông kỹ thuật số hiện đại. Bước đệm từ mạng trực tuyến đã mang đến Bhad Bhabie và Mason Ramsey những thành công hơn cả mong đợi. Bhad Bhabie hiện sở hữu đến 3 ca khúc trên Billboard Hot 100 và còn là nữ nghệ sĩ trẻ nhất được đề cử ở Billboard Music Awards 2018; Mason Ramsey lại có ca khúc “Famous” lọt top Billboard Hot 100 và đứng vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng Billboard đồng quê.

Trước đây, để phát triển một tài năng âm nhạc, các hãng thu âm tốn rất nhiều thời gian, kinh phí để mài giũa và chờ đợi may rủi từ thị trường. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số, sự trợ giúp của Instagram, YouTube, Twitter, Facebook và các nền tảng khác; việc hình thành một ngôi sao trở nên dễ dàng và có nhiều lợi thế hơn. Trước xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet, thì mảng nhạc trực tuyến ngày càng có sức ảnh hưởng. Đơn cử Spotify đang được các ca sĩ lựa chọn để đăng tải sản phẩm âm nhạc mới, còn Billboard Music Awards cũng phải xem xét đến tiêu chí nhạc kỹ thuật số, lượng nghe trực tuyến và tương tác trên các mạng xã hội.

Sự chuyển dịch mạnh mẽ

Suốt nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp âm nhạc lệ thuộc rất nhiều vào những bản đĩa ghi âm cứng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi Internet ngày càng phát triển, cùng với sự ra đời của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến âm nhạc (các dịch vụ hỗ trợ phát trực tuyến).

Năm 2017, doanh thu từ các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (Spotify, Apple Music, Amazon Music) đã tăng hơn 41%, khoảng 6,6 tỉ USD, chiếm hơn 38% tổng thị trường âm nhạc toàn cầu. Việc bán các định dạng vật lý, chủ yếu là CD, giảm 5,4%, xuống còn 5,2 tỉ USD, chiếm 30% tổng thị trường âm nhạc toàn cầu. Tổng thu nhập từ đăng tải trực tuyến, tải xuống và doanh thu quảng cáo xung quanh video tăng 19%, lên khoảng 9,4 tỉ USD, chiếm 54% doanh thu toàn cầu.

5 ngành công nghiệp âm nhạc hàng đầu thế giới năm 2022

Bhad Bhabie.

Những số liệu này cho thấy, ngành âm nhạc trực tuyến đang ngày càng phát triển và mang về nhiều lợi nhuận. Các nghệ sĩ cũng hưởng lợi từ sản phẩm âm nhạc. Trước đây, nhiều ca sĩ không hề nhận được xu nào cho đến khi album chính thức phát hành; nhưng nay họ có thể nhận được tiền từ ngày đầu phát hành bài hát hay album trên mạng. Mức giá chi trả nghe trực tuyến mặc dù thấp (Apple Music trả 0,00783 USD/lượt nghe và Spotify trả 0,00397 USD/lượt nghe), nhưng phương thức thanh toán lại mang đến cho nghệ sĩ lợi ích nhiều hơn. Khi bài hát được phát đi phát lại nhiều lần, hoặc được thêm vào một trong những danh sách nhạc chủ đề (mùa hè, mùa xuân, đồng quê, pop tháng…) thì nghệ sĩ sở hữu ca khúc sẽ được thanh toán trên tổng lượt nghe. Đây là doanh thu không hề nhỏ. Chẳng hạn, Ed Sheeran là nghệ sĩ đứng đầu bảng xếp hạng doanh số bán hàng trên mạng trực tuyến với “Shape of You” và “Divide”. Chỉ riêng trên Spotify, “Shape of You” đã thu về 1,7 tỉ lượt nghe. Các nhà phân tích cho biết, Ed Sheeran đã nhận được hơn 50 triệu USD từ Spotify trước khi những dịch vụ phát trực tuyến khác tham gia vào. Hãng thu âm của Ed Sheeran là Warner Music cũng thu về 1,3 tỉ USD chỉ tính riêng ở dịch vụ phát trực tuyến vào năm ngoái. Một thống kê khác, năm 2017, YouTube đã phải trả 856 triệu USD tiền bản quyền cho các công ty âm nhạc, còn Spotify đã tạo ra 5,57 tỉ USD tiền bản quyền. Ngày nay, tất cả các hãng thu âm lớn đều phải có các chuyên gia phân tích theo dõi các xu hướng trên các nền tảng phát trực tuyến và đánh dấu những nghệ sĩ chưa ký hợp đồng đang thể hiện tốt. Và đó là cơ hội cho những người vô danh nhưng tài năng.

Xu hướng phát triển này tạo ra nền công nghiệp âm nhạc dân chủ hơn.

Bảo Lam (Tổng hợp từ Guardian, Rollingstone, Billboard)

Ngành công nghiệp âm nhạc lớn nhất trên thế giới là gì?

Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất cho âm nhạc được ghi trong lịch sử IFPI, ngoại trừ vào năm 2010 khi Nhật Bản đứng đầu danh sách.Thị trường âm nhạc lớn nhất châu Á, Nhật Bản luôn nằm trong top hai.United States has remained the biggest market for recorded music in IFPI history, except in 2010 when Japan topped the list. The largest Asian music market, Japan has always stayed within the top two.

Các ngành công nghiệp âm nhạc lớn nhất ở đâu?

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, không có gì đáng ngạc nhiên, có ngành công nghiệp âm nhạc lớn nhất thế giới.

4 lĩnh vực chính của ngành công nghiệp âm nhạc là gì?

Kiểm tra phân tích của chúng tôi ở đây ...
Ngành phân phối âm nhạc kỹ thuật số.Về mặt kỹ thuật, phân phối là một phần của chuỗi ghi.....
Phát trực tuyến.Việc áp dụng phát trực tuyến là sự thay đổi đáng kể nhất trong ngành trong mười năm qua - và đó là một sự thay đổi vẫn đang tiếp diễn.....
Công nghiệp sống và lưu diễn.....
Cấp phép và đồng bộ hóa ..

Ai thống trị ngành công nghiệp âm nhạc?

Ba nhãn thu âm thống trị ngành công nghiệp âm nhạc, nắm giữ phần lớn tổng thị phần.Ba nhãn thu âm nổi bật nhất, Tập đoàn âm nhạc Universal (32%), Sony Music Entertainment (20%) và Warner Music Group (16%), nắm giữ 68%thị trường thu âm âm nhạc đáng kinh ngạc.Universal Music Group (32%), Sony Music Entertainment (20%) and Warner Music Group (16%), hold a staggering 68% of the music recording market.