Tái xuất khẩu và chuyển khẩu là gì năm 2024

Hiện tại, công ty ông Hướng có nhu cầu nhập khẩu thêm sản phẩm giấy thành phẩm của các tổ chức phân phối ở nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, công ty sẽ phân phối lại giấy nhập khẩu và giấy tự sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu đi các nước khác tùy nhu cầu của khách hàng.

Ông Hướng hỏi, hoạt động kinh doanh nhập khẩu giấy thương phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và kinh doanh, phân phối trong nước, xuất khẩu cho các nước khác như nêu trên có được xác định là hoạt động "Tạm nhập, tái xuất hàng hóa" theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP không? Hoạt động này có bị giới hạn thực hiện đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định trên hay không?

Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:

Về hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp nước ngoài, theo Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định:

"Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối".

Trường hợp công ty có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm giấy thành phẩm từ nước ngoài về Việt Nam sau đó phân phối cho các doanh nghiệp trong nước hoặc xuất khẩu đi các nước khác, đề nghị công ty nghiên cứu thực hiện quy định liên quan về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP nêu trên.

Nếu có vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) để được hướng dẫn.

Về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tại Điều 29 Luật Thương mại quy định: "Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam".

Căn cứ Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương:

"... 2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định...".

Trường hợp công ty đối chiếu, xác định có nhu cầu kinh doanh tạm nhập, tái xuất, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại, Điều 39, 40 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP nêu trên.

Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa là hình thức kinh doanh khá đặc biệt. Để bạn đọc dễ tìm hiểu về loại hình này. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin về: định nghĩa chuyển khẩu hàng hóa, một số quy định của pháp luật, ví dụ minh họa… Và kèm theo cả so sánh chuyển khẩu hàng hóa với quá cảnh hàng hóa.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu là gì năm 2024
Tổng hợp thông tin về: định nghĩa chuyển khẩu hàng hóa, một số quy định của pháp luật, ví dụ minh họa..

2. Định nghĩa chuyển khẩu hàng hóa

Điều 30 Luật Thương mại 2005 Định nghĩa chuyển khẩu hàng hóa như sau:

“Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”

3. Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa

  1. Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
  2. Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
  3. Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

4. Ví dụ chuyển khẩu hàng hóa

Công ty A mua máy in 3D của công ty B tại Ấn Độ. Số hàng này đi container tàu biển đến cảng Việt Nam, đưa vào kho hàng ngoại quan, sau đó đi đến bán cho công ty C tại Nhật. Hay số hàng không trực tiếp nhập khẩu vào Việt Nam, mà bán thẳng trực tiếp cho Công ty C tại Nhật.

Hình thức mua bán như vậy gọi là kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Số hàng hóa chuyển khẩu đồng thời được miễn thuế GTGT.

5. Thuế GTGT khi kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

  1. Trường hợp công ty mua hàng hóa nhưng không trực tiếp nhập khẩu vào Việt Nam mà bán lại hàng hóa cho bên thứ ba thì đây là hoạt động kinh doanh chuyển khẩu. Hàng hóa này sẽ không chịu thuế GTGT theo quy định khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  2. Trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài theo hình thức tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thì hàng hóa này cũng thuộc diện miễn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 20, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu là gì năm 2024

6. Ai được tham gia kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

  1. Thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  3. Tổ chức kinh tế CÓ vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

7. Phân biệt chuyển khẩu hàng hóa và quá cảnh hàng hóa

Nội dung so sánh Chuyển khẩu hàng hóa Quá cảnh hàng hóa Thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu Không cần làm thủ tục xuất nhập khẩu vào hay ra khỏi Việt Nam Bắt buộc phải làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu khi vào hoặc ra khỏi Việt Nam Người chịu trách nhiệm Thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài* Công ty dịch vụ quá cảnh Hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng cung ứng dịch vụ Lưu kho tại Việt Nam Có thể được lưu kho tại Việt Nam. Không được lưu kho tại Việt Nam** Danh mục hàng hóa loại trừ Hàng hóa thuộc bị cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần giấy phép thì chỉ được thực hiện chuyển khẩu tại Việt Nam sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương.

Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.

Tham khảo luật Thương mại 2005 Đọc chi tiết tại điều 30. Đọ chi tiết tại điều 242.

* xem chi tiết tại quy định về đối tượng áp dụng bên dưới

** trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 246 LTM 2005

8. Quy định pháp luật về chuyển khẩu hàng hóa

8.1. Hàng hóa được tham gia kinh doanh chuyển khẩu

Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

  1. Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
  2. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
  3. Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

8.2. Hợp đồng kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

8.3. Cửa khẩu chuyển khẩu

Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam. Quy định về cửa khẩu xuất và nhập hàng hóa chuyển khẩu đã giúp ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu là gì năm 2024

8.4. Quy định về thanh toán

Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8.5. Thủ tục hải quan khi chuyển khẩu

Căn cứ Điều 89 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu như sau:

  1. Trường hợp 1: Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
  2. Trường hợp 2: Trong quá trình chuyển khẩu hàng hóa, hàng có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá). Thì thương nhân nộp đầy đủ giấy tờ như pháp luật quy định. Tham khảo thêm quy trình và hồ sơ hải quan dể chuyển khẩu hàng hóa tại phụ lục.

9. Vi phạm quy định chuyển khẩu hàng hóa

Một số cá nhân đã lợi dụng hình thức chuyển khẩu hàng hóa để buôn lậu. Nhất là các hàng hóa bị đánh thuế cao tại các khu phi thuế quan như: xăng, dầu, thuốc lá, điện tử…

Các đối tượng buôn lậu đã đưa hàng vào Việt Nam qua một cửa khẩu sau đó tái xuất hàng qua cửa khẩu khác. Đồng thời khai báo gian dối tờ khai xuất để lợi dụng ghim hàng tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây Nhà nước và Bộ Thương Mại đã ban hành nhiều quy định chặc chẽ hơn để chống buôn lậu dưới mọi hình thức. Kể cả việc lợi dụng chuyển khẩu hàng hóa

LỜI KẾT

Chuyển khẩu hình hóa là một giải pháp linh hoạt giúp nhiều thương gia linh hoạt việc kinh doanh của mình. Mong rằng chia sẽ ngắn gọn trên đây đã giúp bạn hình dung được phần nào bức tranh toàn cảnh của kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Mọi thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm tại website chính phù.

Nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Tái xuất khẩu là gì?

Tái xuất là quá trình tiếp nối của hoạt động tạm nhập. Sau khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất đi một quốc gia khác. Như vậy, về bản chất hàng hóa được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất.

Logistic và xuất nhập khẩu là gì?

Có thể hiểu logistics là cung cấp các sản phẩm dịch vụ để vận chuyển hàng hóa quốc tế. Xuất nhập khẩu (Export – Import) là hoạt động thương mại trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau và được trao đổi mua bán bằng tiền tệ. - Bao gồm cả các hoạt động kinh doanh quốc tế lẫn nội địa.

Xuất khẩu và nhập khẩu là gì?

Những quốc gia hay các vùng lãnh thổ sẽ tiến hành mua những thứ không thể sản xuất được tại đất nước của họ hay là sản lượng sản xuất ra không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng việc đó được gọi là nhập khẩu. Còn các vùng lãnh thổ hay những đất nước bán những hàng hóa đó đi thì được gọi là xuất khẩu.