Bà bầu chụp xquang có ảnh hưởng như thế nào

Chụp X-quang trong thời gian mang thai luôn là nỗi lo lắng hầu hết của các bà bầu. Vậy chụp x-quang có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Bà bầu chụp xquang có ảnh hưởng như thế nào

Trong y khoa, liều bức xạ trong quá trình chụp X-quang tương đối thấp (thấp hơn nhiều lần mức gây hại cho thai nhi). Tuy nhiên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5rad. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chứng minh, chụp X-quang răng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Lượng bức xạ này còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Nhiều thai phụ mắc sai lầm vì suy nghĩ chụp X-quang gây dị tật cho thai nhi nên tự ý đi phá thai. Thực tế, không ít phụ nữ đã từng chụp X-quang khi mang bầu vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh.

Vấn đề ảnh hưởng của chụp X-quang cho phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Bác sĩ khuyến cáo rằng, phụ nữ nên nắm rõ tình hình sức khỏe sinh sản của bản thân trước khi tiến hành chụp X-quang.

Tia X là dạng bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó được dùng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về xương, phổi và các cơ quan khác. Nếu trong quá trình mang thai mà phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với môi trường tia X hoặc chụp X-quang nhiều lần (chụp trực tiếp ở phần bụng dưới) mới đáng lo ngại hơn so với việc chỉ chụp trực tiếp vùng răng hàm.

Trong thời gian mang thai, nên thận trọng đối với việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi, kể cả các vitamin, sắt, canxi, thuốc dưỡng thai… cần có sự thăm khám cẩn thận của bác sỹ chuyên khoa, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc nào cho phù hợp và tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang cho thai phụ khi cần vì ảnh hưởng của tia X với thai tùy thuộc vào số lần, thời gian tiếp xúc, liều tia…

Nhiều thai phụ khi cần thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu sử dụng bức xạ hoặc phụ nữ không biết mình mang thai và lỡ chụp X-quang thường tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của thai nhi.

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Thiệu, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết: Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như số lần chụp, thời gian tiếp xúc, liều tia, số lần nhận tia, vị trí chụp... Nói cách khác, tia X có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn tùy vào từng trường hợp nhưng nếu chỉ chụp X-quang một lần thì nguy cơ gây hại cho thai nhi thường rất ít.

Hiện nay, chụp X-quang là một trong những hình thức tầm soát bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Nó có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc một phần trong các chỉ định chẩn đoán khác như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc nội soi huỳnh quang - một hình thức sử dụng tia X liên tục, giúp quan sát chi tiết các chuyển động bên trong cơ thể.

Những hình thức chụp chiếu này có nhiều mục đích khác nhau như tầm soát ung thư, chẩn đoán gãy xương, phát hiện khối u, kiểm tra não bộ, tủy sống, xương chậu, bụng hoặc ngực sau một chấn thương nặng...

Bà bầu chụp xquang có ảnh hưởng như thế nào

Chụp X-quang giúp tầm soát bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: Shutterstock.

Đối với thai phụ, bác sĩ Trần Minh Thiệu cho biết, việc giữ cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng vì thể trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.Trong các trường hợp cần thiết bác sĩ vẫn chỉ định thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu liên quan đến tia X cho bà bầu. Bác sĩ sẽ cân nhắc tối ưu liều tia X phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, vừa giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, độ an toàn khi chụp X-quang đối với thai nhi còn phụ thuộc vào vị trí cần chụp. Đối với các bộ phận ở xa thai nhi (mắt cá chân, cổ tay), thai nhi sẽ ít tiếp xúc với bức xạ hơn so với các bộ phận ở gần bụng; hoặc các bộ phận nhỏ (ngón chân, ngón tay) sẽ cần liều tia X thấp hơn so với các bộ phận cơ thể lớn. Bác sĩ Thiệu nhận định, nếu thai phụ thực hiện chụp X-quang những bộ phận này, rủi ro thường không đáng kể. Ngay cả khi chụp X-quang tim, phổi, tia X cũng không chiếu trực tiếp vào vùng bào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu chụp nhiều lần, chụp đi chụp lại trong thời gian ngắn có thể tiềm ẩn nguy cơ. Do đó, thai phụ cần cẩn trọng thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên về tình trạng mang thai hoặc nghi ngờ mang thai của mình. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc ngưng hoặc chỉ định một hình thức chụp chiếu, xét nghiệm khác an toàn hơn.

Trong trường hợp bác sĩ đồng ý cho thực hiện các xét nghiệm có sử dụng bức xạ, thai phụ nên báo lại cho kỹ thuật viên một lần nữa khi vào phòng chụp. Kỹ thuật viên sẽ có biện pháp phòng ngừa bổ sung phù hợp như che bụng bằng tạp dề chì chuyên dụng bảo vệ thai nhi khỏi tiếp xúc với tia X.

Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thêm, việc sử dụng các thế hệ máy chụp X-quang, chụp CT mới, hiện đại cũng góp phần hạn chế tác hại của tia X đối với sức khỏe. Hiện đơn vị này sở hữu hệ thống máy chụp X-quang đa năng và hiện đại hàng đầu như: hệ thống X-quang cao tần kỹ thuật số loại treo trần kết hợp AI trong đọc phim; hệ thống X-quang di động; hệ thống X-quang C-arm dùng trong phòng mổ; hệ thống X-quang chụp vú cắt lớp (nhũ ảnh 3D)... Đối với chụp X-quang tim phổi, bệnh viện trang bị những tấm che chắn chuyên dụng, giúp các phần còn lại của cơ thể tránh nguy cơ nhiễm xạ.

Bà bầu chụp xquang có ảnh hưởng như thế nào

Hệ thống các máy chụp X-quang đa năng và hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Trong trường hợp chưa biết bản thân có thực sự mang thai hay không nhưng có các dấu hiệu nghi ngờ như buồn nôn, nôn hoặc căng tức ngực, người chụp cũng nên trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra kỹ nhằm đảm bảo an toàn khi tiến hành các hình thức chụp chiếu, xét nghiệm, trong đó có chụp X-quang.

Đối với bà mẹ đang cho con bú, bác sĩ Thiệu đánh giá chụp X-quang khá an toàn. Ngay cả khi sử dụng thuốc cản quang (loại thuốc được dùng trong một số xét nghiệm hình ảnh, có khả năng tạo hình ảnh tương phản cho các bộ phận hoặc mô nhất định trong cơ thể), lượng thuốc truyền sang em bé thông qua sữa là rất thấp, không được coi là rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên nếu đang trong thời gian cho con bú. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc việc nên ngừng hay tiếp tục cho bạn thực hiện các xét nghiệm.