Bàng quang xẹp là gì

ĐẠI CƯƠNG

Són tiểu [incontinence urinaire] là hiện tượng nước tiểu són qua niệu đạo ngoài ý muốn của người bệnh, do sự bất lực cơ thắt vùng cổ bàng quang [BQ] – niệu đạo [NĐ] trước áp lực sinh ra hoặc truyền qua bàng quang. Són tiểu ở nữ xảy ra khi tăng áp lực trong ổ bụng như ho, cười, hắt hơi. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ. Tỷ lệ mắc thay đổi ở các nghiên cứu, nhưng khá cao chiếm 25% .

CHỈ ĐỊNH

Điều trị nội khoa thất bại

Són tiểu mức độ trung bình, nặng

Nghiệm pháp són tiểu khi ho dương tính

Nghiệm pháp Boney dương tính

Di động niệu đạo dương tính

Thang điểm chất lượng cuộc sống Ditrovie >3.

Người bệnh có nguyện vọng điều trị phẫu thuật.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Són tiểu do BQ không ổn định

Són tiểu khi BQ đầy

Xơ cứng cổ BQ, NĐ do điều trị tia xạ.

Rối loạn tiểu tiện khác đi kèm với lượng nước tiểu tồn dư ≥ 110ml

Rò BQ – AĐ, rò NQ – AĐ, các bất thường về giải phẫu

Chống chỉ định trong các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo

Chống chỉ định về phẫu thuật gây mê, gây tê vùng

CHUẨN BỊ

Người thực hiện: phẫu thuật viên [PTV] chuyên khoa tiết niệu được đào tạo 1 PTV tiết niệu và 2 bác sĩ phụ mổ.

Phương tiện: bộ dụng cụ trung phẫu

Người bệnh: giải thích kỹ trước phẫu thuật nhất, các tai biến và biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế

Tư thế sản khoa.

Vô cảm

Gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân.

Kỹ thuật

Dụng cụ phẫu thuật TOT.

Chúng tôi sử dụng bộ “I-STOP” gồm:

. Dải băng mỏng dài khoảng 25cm – 30 cm, rộng 1cm, chất liệu bằng Prolène.

. Alene gồm 2 chiếc đầu cong bằng 2/3 đường tròn, có đánh trái và phải.

Bước 1: Đặt thông tiểu làm xẹp BQ

Bước 2: Xác định vị trí rạch thành trên âm đạo.

Bước 3: Phẫu tích tách âm đạo và mô quanh niệu đạo tới gần lỗ bịt.

Bước 4: Dùng Alene móc từ ngoài [vị trí đã được đánh dấu trước] vào trong đi qua lỗ bịt.

Bước 5: Đính đầu lưỡi Prolence vào Alene và kéo ra. Làm tương tự với bên đối diện.

Bước 6: Kéo căng hai đầu lưỡi Prolence ôm sát vào mép niệu đạo.

Bước 7: Cắt phần thừa của lưỡi Prolence sát da.

Bước 8: Khâu lại thành âm đạo đã rạch.

Bước 9: Khâu da cố định hai đầu lưới Prolence.

TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn

Thời gian đặt ống thông tiểu sau mổ: được tính từ lúc phẫu thuật đến lúc rút ra đơn vị tính là giờ.

Đái khó sau mổ: sau rút sonde tiểu, người bệnh đái khó hoặc không đái được.

Són tiểu sau mổ: sau khi rút thông tiểu Người bệnh còn són tiểu khi ho hoặc hắt hơi, gắng sức.

Triệu chứng cầu bàng quang có trong nhiều bệnh lý. Phát hiện triệu chứng không khó khăn nếu chú ý tới các biểu hiện lâm sàng khi bệnh nhân có biểu hiện bí tiểu, tiểu khó,…

Bạn đang xem: Cầu bàng quang là gì

Triệu chứng cầu bàng quang   1. Nguyên nhân: Do ứ nước tiểu ở bàng quang gồm các bệnh của tuyến tiền liệt [như u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt]; sỏi đường tiết niệu dưới [ Sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo bị kẹt]; hẹp niệu đạo, khối u chèn ép vùng cổ bàng quang, tổn thương cơ thắt cổ bàng quang – niệu đạo, bàng quang thần kinh, liệt tủy, … 2. Lâm sàng:  2.1 Cơ năng: Bệnh nhân có cảm giác buồn đi tiểu mà không đi được, đi được tiểu nhưng tia tiểu nhỏ, nhỏ giọt hoặc rỉ tiểu. – Bệnh nhân không có cảm giác buồn đi tiểu dù trong thời gian dài trên 4 -6h thường gặp trong bàng quang thần kinh. 2.2 Thực thể: a. Khám bụng sẽ thấy các dấu hiệu sau
– Nhìn: Khối tròn vồng lên ở vùng hạ vị trên xương mu như quả cầu gọi là dấu hiệu Cầu Bàng Quang.  + Nhìn thẳng từ trên xuống:

+ Nhìn thẳng nghiêng:

Đỉnh của cầu bàng quang cao tạo thành vòm Parapol

Bàng quang

Vòm Parapol biến mất sau đặt ống thông niệu đạo
– Sờ: Khối u tròn, cảm giác căng, gây tức cho bệnh nhân, không di động có khi lên tận rốn.– Gõ: Đục theo hình tròn lồi lên trên.– Khi viêm thì ấn điểm trên xương mu -> đau
Miệng sáo hẹp, lỗ tiểu nhỏ nếu có tiền sử cắt bao quy đầu; sờ dọc niệu đạo trước có thể thấy đoạn hẹp, sờ thấy sỏi niệu đạo.- Miệng sáo chảy máu, rỉ máu sau chấn thương ngã va đập vào niệu đạo, tầng sinh môn hoặc sau can thiệp nội soi ngược dòng đường tiểu dưới.
– Thăm trực tràng – âm đạo ở nữ thấy có khối tròn, nhẵn:- Thăm trực tràng ở nam: Thấy tuyến tiền liệt to.

Xem thêm:  Thử thách tiếng anh là gì

– Thông tiểu sond niệu đạo: Có nước tiểu ra -> xẹp khối U -> khẳng định chắc chắn nhất.- Sỏi niệu đạo, bàng quang: Có thể chẩn đoán xác định nguyên nhân sẽ thấy các nguyên nhân: Hẹp niệu đạo, u cổ bàng quang, máu cục bàng quang – niệu đạo, chấn thương niệu đạo, u tuyến tiền liệt, sỏi niệu đạo, … Nếu ống soi vào được bàng quang thì tháo nước tiểu qua ống soi thấy cầu bàng quang xẹp, nhìn hình ảnh tổn thương niệm mạc, cơ của bàng quang.

Hình ảnh hẹp niệu đạo trước, cả đoạn dài từ niệu đạo di động đến niệu đạo cố định Hình ảnh bàng quang thần kinh: Nhiều hốc cột, giả túi thừa

3. Cận lâm sàng:3.1 Siêu âm: Đo kích thước bàng quang để đánh giá thể tích nước tiểu trong bàng quang, đo độ dày thành bàng quang, cung cấp nguyên nhân gây bí đái – cầu bàng quang: Vùng tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.3.2 XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị thẳng nghiêng:Sỏi bàng quang.- Sỏi niệu đạo.


Related Posts

3.3 CT, MSCT: Cung cấp hình ảnh hệ tiết niệu, nguyên nhân hình thành cầu bàng quang, hậu quả của bệnh trên thận, bàng quang.

Chuyên mục: Hỏi đáp

Bàng quang [hay còn gọi là bọng đái] là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể theo quá trình tiểu tiện. Nếu bàng quang gặp vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể có sự khác lạ ở nước tiểu kèm theo những cơn đau nhức ở vùng bụng dưới, hay vùng lưng. Do đó, cần chủ động tìm hiểu ngay những dấu hiệu bất thường cảnh báo bàng quang đang gặp vấn đề để kịp thời chữa trị từ sớm.

Đi tiểu nhiều lần

Hãy để ý nếu thấy có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày và thường xuyên thức giấc vào giữa đêm để đi tiểu thì khả năng cao là cơ thể bạn đang mắc chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang kẽ. Lúc này, đừng chần chừ bỏ qua mà nên chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của mình.

Đau bụng và lưng dưới

Nếu mắc nhiễm trùng bàng quang, vùng bụng dưới và vùng lưng của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, khi nhiễm trùng thì bàng quang sẽ bị sưng viêm và tạo thành áp lực lên vùng xương chậu, gây đau đớn, khó chịu.

Ngoài ra, nếu bạn không có phương pháp điều trị triệt để thì bệnh sẽ hình thành dần những cơn đau dai dẳng và có khả năng gây biến chứng thành bệnh viêm bể thận, nhiễm trùng thận, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao, buồn nôn, ói mửa.

Có máu trong nước tiểu

Khi cơ thể nhiễm bệnh, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi ở màu sắc của nước tiểu. Lúc này, nước tiểu sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, đỏ sẫm hoặc có lẫn các cục máu đông. Việc có máu trong nước tiểu cũng là một dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, viêm cầu thận cấp, ung thư bàng quang. Do đó, nếu thấy có sự khác lạ trong màu sắc nước tiểu thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đúng bệnh.

Nước tiểu có mùi nặng

Sau khi đi tiểu, nếu thấy nước tiểu có mùiamoniac mạnh, xuất hiện mùi hương hơi ngọt hoặc mùi hôi tanh... thì đó là những dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu của bạn đang bị nhiễm trùng và cần được chữa trị ngay.

Xuất hiện mủ trong nước tiểu

Thường thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, nhưng nếu bị nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu thì nó sẽ xuất hiện tình trạng chảy mủ trong nước tiểu. Do vậy, khi gặp phải dấu hiệu này thì bạn nên chủ động đi khám và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.

Đau rát khi đi tiểu

Khi đi tiểu mà có cảm giác nóng rát, khó chịu thì đó là một dấu hiệu điển hình cảnh báo bàng quang hoặc niệu đạo của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này, cơ thể bạn sẽ xuất hiện tình trạng tiểu khó. Thế nên, đừng chủ quan bỏ qua mà hãy đi khám ngay nếu gặp phải dấu hiệu này.

Video liên quan

Chủ Đề