Làm thế nào để giảm tác hại của lũ lụt

Câu hỏi:Biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu những tác hại của lũ quét ở nước ta là

A.quy hoạch phát triển các điểm dân cư tránh vùng đất dốc.

B.chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất thổ canh sang thổ cư.

C.tăng cường xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn các sông.

D.trồng rừng và thực hiện kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.

Trả lời:

Đáp án đúng:D.trồng rừng và thực hiện kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.

Giải thích :

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm. -> Biện pháp trước mắt.

Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất. -> Biện pháp lâu dài.

Lũ quét là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, thường xảy ra ở những khu vực miền núi, có độ dốc cao và gây ra thiệt hại năng nề về người và của. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về lũ quét và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại từ lũ quét nhé.

1.Lũ quét là gì, hình thànhnhư thế nào?

Lũ quétlà một loại lũ có tốcđộ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từđịa hình cao xuống thấp.Lũ quétđược hình thành khi một khối lượng nước khổng lồđược mangđến bởi những cơnmưa dông,bãohaybão nhiệtđớihoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cáchđột ngột. Nó cũng có thểđược hình thành khiđậpbị vỡ hay xả lũđập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây [số lượngđể tạo thành lũ quét còn tùy vàođộ rộng vàđộ dốc của con sông bên dướiđập].

2. Lũ quét thường xuất hiệnở những vùng địa hình như thế nào?

- Hiện tượng nguy hiểm này thường xảy ra tại các địa hình dốc như chânđồi núi hoặc địa hình thung lũng. Ngoài ra, lũ quét cũng xuất hiệnở vùng đại hình có mật độ che phủ thực vật thấp, dẫn đến bề mặt lớp đất khôngổn định. Tùy thuộc vào độ dài quãng đường và độ dốc địa hình mà nó “đi” qua, mức độ tàn phá của lũ quét sẽ càng lớn.

- Khi dòng chảy của lũ quét gặp vật cản lớn nhưđê,đập của các công trình, khối lượng nước khổng lồ sẽ có hiện tượng dội lại, gộp với khối lượng nướcđang tiếp tục chảy xiết tới, tạo ra các tình huống như xuất hiện xoáy nước với tốcđộ chảy mạnh, nhấn chìm mọi vật thể kể cả phao cứu hộ.

- Các vùng địa hình dễ gặp phải lũ quét tại nước ta bao gồm lưu vực các con sông lớn: sôngĐà, sông Lô, sông Thao [Lào Cai], sông Mã [Thanh Hóa], thượng nguồn sông Thu Bồn [Quảng Nam], sông Hương [Thừa Thiên - Huế],…

- Sức tàn phá của lũ quét có chiều hướng suy giảm nếu chảy vào nơi có diện tích rộng do dòng chảy phải phân tán, không còn chảy xiết tập trung gây nguy hiểm.

Lũ quét thường không xảy ra tại các địa hình khu vực đồng bằng bởi tính chất ít vùng địa hình dốc. Khu vực gần sông cũng ít khả năng xuất hiện lũ quét, bởi sông có vai trò điều tiết lượng nước, nếu lượng nước quá nhiều thì sông ngòi sẽ tràn bờ, chủ yếu gây ngập úng .

3. Hậu quả của lũ quét

Lũ quét sẽ tạo nên một thiên tai tới. Gây thiệt hại về cả người lẫn của. Đặc biệt là địa hình có thể thay đổi. Một số trường hợp nguyên cả cánh rừng sẽ bị tan phá hoàn toàn.

Giao thông đình trệ, hệ thống đường bộ, đường sắt có thể bị sạt lỡ ngiêm trọng. Thảm sức vật và màu mỡ của lớp đất trên mặt sẽ bị cuốn trôi hoàn toàn. Việc cải thiện sau lũ quét và bồi đắ cho thảm thực vật, tạo dựng cảnh quan mới sẽ gặp nhiều khó khăn.

4. Một số lợi ích từ lũ quét

Một số những tác động của lũ quét khiến thảm thực vật và hệ thống sinh vật thích nghi nhanh với môi trường này. Chẳng hạn như thực vật nảy mầm nhanh, vong sinh trưởng ngắn hơn. Hoặc lũ quét giúp cho thực vật phát tán hạt của mình một cách nhanh chóng hơn. Những ưu điểm này sẽ thích hợp với những nơi không có người dân sinh sống.

Con người tàn phá thiên nhiên quá nặng nề. Mẹ thiên nhiên đang giận dữ và đáp trả lại với những cơn cuồng phong, mưa như trút hết nước trên trời. Một phần của hiện tượng này là do quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra. Chúng ra nên chúng tay giảm bớt khí Co2, trồng nhiều cây xanh và sử dụng sản phẩm và vật dụng thân thiện với môi trường.

5. Các biện pháp phòng tránh lũ quét

Các biện pháp phòng tránh lũ quét được phân ra làm hai loại: biện pháp công trình và biện pháp phi công trình. Mỗi loại biện pháp có những ý nghĩa, tác dụng khác nhau và thường được sử dụng đồng thời nhằm hỗ trợ nhau khắc phục những tác động của thiên tai.

a] Các biện pháp công trình

- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

- Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét

Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét.

- Khai thông các đường thoát lũ

Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu, các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng.

- Xây dựng đê, tường chắn lũ quét

Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

- Phân dòng lũ

Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ.

- Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước

Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo, cần phải gấp rút xây dựng bổ sung các tràn sự cố và xây dựng các phương án phòng chống lụt bão để có thể khắc phục được ngay những sự cố do lũ, bão gây ra.

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông

Do đặc điểm các sông của miền Trung ngắn và dốc, để tránh tình trạng làm cản dòng lũ gây ra ngập lụt, lũ quét và ách tắc giao thông cần phải tính toán quy hoạch tiêu lũ của các hệ thống cầu cống trên các hệ thống đường sắt và đường bộ.

b] Các biện pháp phi công trình

Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:

- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét

Từ kết quả nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế hình thành, vận động của lũ quét và khảo sát thực tế, cho phép lập được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét [nguy cơ cao; nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét]. Bản đồ này là một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp phòng tránh lũ quét.

- Quản lý sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất hạn chế phát triển trong vùng nguy cơ lũ quét cao. Đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây, cần có quy hoạch lại và tái định cư đưa đân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.

- Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ

Thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất.

- Sơ tán khỏi vùng lũ quét

Để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra, đối với các vùng có nguy cơ lũ quét cao, cần có các phương án cụ thể để phòng tránh, cụ thể cần:

+ Xây bản đồ nguy cơ ngập lụt khu chịu lũ, các phương án sơ tán, các tuyến đường sơ tán và vị trí tập kết.

+ Chọn các khu vực, vị trí cao không bị ảnh hưởng của lũ quét, xây dựng một số nhà kiên cố để tập kết các tài sản, lương thực và con người khi có lũ quét.

+ Có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em.

+ Mỗi người dân cần nắm chắc và sử dụng thành thạo bản đồ nguy cơ ngập lụt, làm chủ các phương án sơ tán và chủ động trong phòng tránh.

+ Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người và bảo vệ tài sản của dân trong thời gian có lũ quét.

Những câu hỏi liên quan

Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

A.Đốt rừng để làm nương rẫy

B.Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống

C.Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

D.Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác hạn chế tác hại của lũ lụt?

Video liên quan

Chủ Đề