Tại sao lấy máu bị vỡ ven

Hỏi: Chào bác sĩ, người già bị vỡ mạch máu tay khi truyền dịch là tại sao ạ?Hồ Kim Phượng [TP.HCM]Trả lờiChào bác, đối với những trường hợp người lớn tuổi hay bị vỡ mạch máu [tĩnh mạch] khi truyền dịch gây nên vết bầm tím hoặc chảy máu khó cầm. Người lớn tuổi thường có nhiều bệnh lý kèm theo và hệ tim mạch bắt đầu lão hóa dần. Các mạch máu [trong đó có tĩnh mạch] bị xơ cứng và giảm tính đàn hồi nên khi mình lấy ven truyền dịch hoặc lấy máu thì mạch máu không có tính đàn hồi [dễ vỡ ven] và vị trí...

Chủ đề ngẫu nhiên: Cách điều trị tăng huyết áp thai kỳ, Bệnh lỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị, chảy máu chân răng, Vì sao bé bị lồi rốn?, Hồng ban dạng đĩa, điều trị một phình động mạch, Hơi thở nhanh, Dùng thuốc co mạch, Cách chọn kem chống nắng cho da mụn, Đau nhức cánh tay lan lên vùng vai là bị làm sao?, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ, trẻ quấy khóc, biện pháp tránh thai có sử dụng nội tiết tố, Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau 2 tuần quan hệ không an toàn có còn tác dụng?, Tắc động mạch: Những điều cần biết,

Theo lời truyền dân gian, khi xuất hiện trên một vài vết bầm tím trên da như ở vị trí bắp đùi, cánh tay,…mà không bị va chạm hay thương tổn trước đó thì vết thương đó chính là do “chó ma” cắn. Và người mắc phải cần tiến hành cúng bái mới có thể giải trừ được. Trên thực tế, vết bầm là do hiện tượng vỡ mạch máu gây ra và đôi lúc là một cảnh báo bất thường về sức khỏe. Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da để biết cách ứng phó thích hợp.

Tình trạng vỡ mạch máu dưới da là như thế nào?

Vỡ mạch máu dưới da gây bầm tím và sưng nhẹ

Vết bầm tím xuất hiện trên da là dấu hiệu rõ ràng nhất mà bạn có thể nhận biết mạch máu bị vỡ. Điều đó chứng tỏ mạch để vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan đã không hoạt động như bình thường mà bị hư hỏng bởi một lý do nào đó. Hồng cầu theo chỗ hỏng thoát khỏi thành mạch tạo nên các vết bầm tím hoặc hơi vàng xanh trên bề mặt da gọi là xuất huyết trên da.

Trong tình huống không có biểu hiện bất thường về sức khỏe, người bị vỡ mạch sẽ tự động mất dần vết bầm sau vài tuần mà không cần đến biện pháp nào. Tuy nhiên, để đảm bảo đây không phải là một nguy hiểm tiềm ẩn, tốt nhất nên thăm khám sức khỏe nhanh chóng.

Những nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da

Tình trạng vỡ mạch máu dưới da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, một số lý do hay gặp nhất là: Chấn thương, va chạm tác động mạnh đến thành mạch gây tổn thương và dẫn đến hư tổn mạch máu, cơ thể bị dị ứng, vỡ mạch do căn bệnh nhiễm trùng máu hay do tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da còn có thể do người bệnh thực hiện hóa trị, bức xạ để chữa bệnh. Và quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là một nguyên nhân phổ biến gây vỡ mạch máu.

Biểu hiện của da khi bị vỡ mạch

Dấu hiệu cho thấy mạch máu bị tổn thương

Chấn thương – Nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da

Khi vỡ mạch, tùy theo loại mạch và số lượng mạch bị vỡ các dấu vết biểu hiện trên bề mặt sẽ hoàn toàn khác nhau. Đó là lý do đôi khi vết bầm có màu đỏ, tím, đôi khi lại xanh đen và dần chuyển sang xanh vàng,…Ngoài ra, vị trí tổn thương đôi khi chỉ khoảng 2mm nhưng đôi lúc có thể lên tới 1cm hoặc lan rộng hơn. Vết bầm tím trên da thường chuyển sang màu sắc đậm hơn sau một thời gian rồi phai dần cho đến khi lành hẳn. theo đó, bề mặt da cũng có dấu hiệu bị sưng đau.

Những biểu hiện vỡ mạch máu cần gặp bác sĩ

Đối với những tổn thương mao mạch thông thường, vết bầm thường không đáng bận tâm và sẽ mau chóng biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi tình trạng vỡ mạch trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khắc phục tốt nhất. Cụ thể:

  • Cảm thấy đau đớn bất thường ngay tại vị trí chảy máu
  • Máu chảy quá nhiều từ vết thương hở và không thể cầm máu
  • Vị trí vỡ mạch máu dưới da tạo thành khối u, sưng to đau
  • Sưng to và đau bất thường ngay vị trí vỡ mạch
  • Trường hợp bị chảy máu ở mũi hoặc nướu
  • Trường hợp phát hiện máu có mặt trong nước tiểu và phân
  • Đau xương khớp bất thường
  • Có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn thậm chí ngất xỉu

THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT TẠI NESFACO

Hướng dẫn khắc phục tình trạng vỡ mạch máu dưới da

Chườm đá để giảm sưng đau vị trí vỡ mạch máu

Để khắc phục nhanh chóng tình trạng vỡ mạch máu cần nắm bắt được nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da là gì. Tuy nhiên, khi tổn thương nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để khắc phục như sau:

  • Chườm đá vị trí tổn thương khoảng 15 phút mỗi lần và thực hiện từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, áp dụng khi vỡ mạch dưới da không bị vết thương hở trên bề mặt.
  • Cố gắng không cử động nhiều tại vị trí bị thương tổn đồng thời dùng gối hoặc dụng cụ khác để kê vết thương lên cao.
  • Hạn chế tiếp xúc vị trí vỡ mạch máu bằng nước nóng hay nước âm trong 2 ngày đầu tiên sau khi xảy ra thương tổn. Sau đó 3 ngày, khi vết thương đã giảm sưng đau mới được thực hiện áp nóng bằng túi nước nóng hoặc chườm khăn nóng,…
  • Khi vết thương giảm sưng đau, nên thực hiện các thao tác massage nhẹ nhàng xung quanh để mau chóng tan máu bầm và hồi phục.

Bên cạnh việc chăm sóc trực tiếp vết thương, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia. Đồng thời nên tăng cường cung cấp thêm dưỡng chất khác cho cơ thể bằng thực phẩm dinh dưỡng, rau quả xanh, uống nhiều nước. Thành phần chất chống oxy hóa và các loại vitamin có trong rau xanh và trái cây là liều thuốc tốt nhất giúp hồi phục vết thương.

Lời kết

Nói chung, có nhiều nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da, trong những trường nhẹ khi vỡ mao mạch nhỏ và chỉ để lại vết bầm dưới 2mm, bạn có thể tự khắc phục nhanh tại nhà. Tuy nhiên, đối với những tổn thương nghiêm trọng hơn gây đau nhức, sưng tấy nặng hoặc chóng mặt, nôn mửa,…tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:

Lấy máu tĩnh mạch là công việc bắt buộc của mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều khi thực sự lại rất khó. Khó ở chỗ nhiều khi bệnh nhân không hợp tác hoặc mạch của bệnh nhân quá khó để lấy. Với một khoảng thời gian cũng không phải là dài trong việc lấy máu bệnh nhân. Hôm nay mình xin chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lấy máu tĩnh mạch, hy vọng nó cũng sẽ giúp ích phần nào trong công việc lấy máu của các bạn. Mình sẽ không đi sâu vào quy trình lấy máu vì mình tin các bạn đã được học quy trình trong trường rồi. Mình chỉ chia sẻ những khó khăn và cách khắc phục trong quá trình lấy máu của mình.

1. Tâm lý của bệnh nhân.

Đây là điều khá quan trọng. Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng và chuẩn bị sẵn tâm lý để hợp tác. Nhiều khi bệnh nhân quá sợ hãi cũng sẽ làm co mạch gây khó khăn khi xác định ven hoặc nhiều khi bạn vừa đưa kim vào mạch bệnh nhân sợ và rụt tay lại gây chệch ven. Đặc biệt với bệnh nhân nhi, thường thì không hợp tác, trẻ sẽ khóc và phản đối. Khi đó bạn cần giải thích cho phụ huynh của trẻ để họ phối hợp dỗ dành trẻ. Như vậy đầu tiên để lấy được máu tốt cần có sự hợp tác của bệnh nhân bằng việc giải thích rõ ràng cho họ.

2. Tâm lý của kỹ thuật viên.

Nhiều khi bạn cứ nghĩ lấy máu phải quan tâm nhiều đến tâm lý, cảm xúc của người bệnh nhưng thật ra tâm lý của người lấy máu [kỹ thuật viên] cũng quan trọng không kém. Bạn không thể lấy máu tốt khi tâm lý của bạn đang có vấn đề. Bản thân mình nhiều khi tâm trạng không tốt mà lấy máu thì thường xuyên bị lỗi mặc dù mạch của bệnh nhân rất dễ. Hoặc một số bạn sau khi chọc ven lần đầu không lấy được phải chọc lại lần 2, lần 3 thì tâm lý cũng kém đi rất nhiều, thậm chí rất run tay, nhất là còn bị bệnh nhân phàn nàn hoặc tỏ ra khó chịu, mắng mỏ.

Như vậy trước khi lấy máu bạn nên tự chuẩn bị tâm lý cho mình thật tốt, hãy tự tin là mình sẽ làm được. Hãy xác định tâm lý rằng mình phải lấy được nếu không sẽ không ai giúp mình. Nhiều bạn cứ luôn nghĩ rằng chọc được thì được không được thì nhờ người khác. Như thế không nên, nếu tâm lý bạn không tốt hoặc xác định không lấy được thì nên nhờ người khác lấy thay ngay từ đầu.

3. Dụng cụ để lấy máu.

Bạn nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi lấy máu. Không nên để thiếu dụng cụ trong khi lấy vì sẽ khó xử lý và bệnh nhân thấy bạn thiếu tính chuyên nghiệp. Hãy nhớ luôn luôn đeo găng tay. Một bài học của mình đó là một lần mình lấy máu của một trẻ nhi, vội quá và cũng nghĩ đơn giản nên lấy máu bằng tay không, trong quá trình lấy còn bị máu dây ra tay, sau khi làm xét nghiệm mới biết trẻ đó HIV dương tính. Rất may là tay mình không bị xây xát và mình cũng vệ sinh tay ngay sau khi lấy. Vì vậy hãy nhớ luôn luôn đeo găng tay khi lấy máu để bảo vệ cho chính mình.

Kim lấy máu cũng khá quan trọng. Sau một thời gian lấy máu mình thấy nên dùng kim to cỡ 23G để lấy máu thì sẽ dễ hơn, nhanh hơn và ít gây vỡ hồng cầu. Mình rất ngại khi phải dùng kim 25G. Với trẻ nhi thì mình thường dùng kim 20G để lấy bằng riêng đầu kim mà không dùng bơm.

4. Vị trí lấy máu.

Hãy luôn nhớ chọn những mạch dễ nhất để lấy, đừng tự làm khó mình. Thường mình chọn tĩnh mạch giữa của tĩnh mạch M nếp lằn khuỷu tay để lấy. Vị trí đó thường mạch to và chắc chắn nhất. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng lấy được ở vị trí đó. Với những người không thấy mạch ở vị trí đó hãy kiểm tra sang tay bên cạnh. Trong trường hợp vẫn không xác định được hãy chuyển xuống mu bàn tay hoặc cổ tay... đó là những vị trí mà bản thân mình thường lấy nhất. Nếu vẫn không thể xác định được, hay khuyên bệnh nhân vận động nhẹ cánh tay đặc biệt trong những ngày đông rét. Còn với bệnh nhân nhi thì sao? Khó, phải nói là rất khó đặc biệt với một số trẻ béo, việc xác định vị trí lấy không hề dễ dàng. Bản thân mình thường chọn vị trí là mu bàn tay hoặc mu bàn chân. Tĩnh mạch trán mình chưa thử, có lẽ vì do chưa gặp bệnh nhi nào quá khó.

5. Cách xác định ven

Có nhiều cách để xác định ven, mỗi người có thể chọn một cách riêng phù hợp với bản thân. Riêng mình chọn cách sờ mạch khi không thể nhìn thấy rõ ràng. Khi sờ mạch mình cố gắng tĩnh tâm để cảm nhận được mạch đập, dù rất nhỏ nhưng mình sẽ cảm nhận được vị trí của mạch. Ngoài ra mình còn sờ để xác định đường đi của mạch. Có những bệnh nhân mạch đi thẳng, có người mạch đi hơi chéo thậm chí có người mạch lại nằm ngang. Vì thế nếu không xác định được đường đi bạn rất dễ đâm chệch hoặc xuyên mạch.

Cách xác định mạch và cách lấy máu nhi mình sẽ trình bày trong một bài riêng về lấy máu nhi.

6. Trong thao tác lấy máu.

Sau khi xác định mạch, bạn sát khuẩn và tiến hành lấy máu. Bạn đưa kim nhanh qua da sau đó đưa chậm đến vị trí mạch. Nếu bạn đẩy kim nhanh quá rất dễ xuyên mạch. Bản thân mình ngày xưa cũng hay gặp phải lỗi này, thường xuyên đâm qua mạch và sẽ gây vỡ mạch của bệnh nhân sau lấy. Vì vậy hãy nhớ sau khi đưa kim qua da bạn nên luồn kim chậm đến mạch. Khi kim đã vào mạch bạn nên rút máu chậm và đều tay. Việc này có lợi là:

- Không bị vỡ hồng cầu do áp lực lớn.

- Không gây co mạch đột ngột. Nhiều bệnh nhân có mạch máu khá mỏng manh, khi bạn rút nhanh và đột ngột mạch máu sẽ co chặt lại ngay vị trí lấy khiến bạn không thể hút được máu ra.

Một điều vô cùng quan trọng đó là bạn phải cố định kim tốt. Nếu bạn không cố định tốt thì rất dễ bị tuột kim khỏi lòng mạch. Có nhiều người sau khi chọc máu vào ven và thấy máu chảy vào đốc kim sẽ đổi tay. Nhưng kinh nghiệm của mình là mình không đổi tay, mình chỉ đổi tay sau khi đã rút đủ máu. Trong quá trình lấy máu cố gắng giữ kim ở vị trí cố định, không đẩy sâu hơn hoặc rút lui lại.

Sau khi lấy đủ lượng máu hãy rút kim ra nhanh. Nhớ đặt bông trước khi rút kim để tránh máu trào ra ngoài gây tâm lý hoang mang cho bệnh nhân. Dặn bệnh nhân giữ bông nhẹ nhàng mà không nên day bông hay gấp tay lại vì có thể gây vỡ mạch.

Nếu bạn không chọc đúng mạch hoặc không thể rút được máu ra thì sao? Đừng quá lo lắng, hãy cố gắng điều chỉnh lại kim nhẹ nhàng. Sau tối đa 3 lần điều chỉnh lại kim mà không được hãy rút kim ra và lấy lại ở vị trí khác. Nhớ phải xin lỗi và an ủi bệnh nhân hoặc nói điều gì đó vui vui để bệnh nhân không thấy khó chịu và tâm lý của mình cũng thoải mái hơn. Lúc này nếu không xác định được mạch nữa hoặc thấy quá khó hãy nhờ người khác lấy hộ bạn.

Trên đây là một vài kinh nghiệm trong lấy máu tĩnh mạch của mình. Đến nay bản thân mình không phải 100% lúc nào lấy 1 lần cũng được ngay nhưng có thể thành công ngay lần 1 tới hơn 90%. Vì vậy mình nghĩ những kinh nghiệm của mình cũng có thể giúp ích phần nào cho các bạn. Bài viết mang tính kinh nghiệm cá nhân của mình chứ không phải là quy trình thực hành chuẩn. Nếu các bạn có những kinh nghiệm gì hay xin chia sẻ thêm.

Cao Tuyến

Video liên quan

Chủ Đề