Bẻ khớp có tốt không

Bẻ khớp ngón tay, khá nhiều người rất thích việc này và xem như là trò tiêu khiển. Nhưng điều gì đang thực sự xảy ra trong cơ thể mỗi khi chúng ta bẻ khớp ?

Bẻ khớp ngón tay thường xuyên – Có ảnh hưởng gì đến cơ thể hay không?

Tiếng “rốp” ở các khớp ngón tay thực chất là âm thanh của chất hoạt dịch nằm giữa các khớp. Chất hoạt dịch thường xuyên được tiết ra để giúp các khớp xương có thể cử động linh hoạt và thoải mái. Khi thiếu chất dịch này thì sẽ gây cứng khớp, thậm chí thoái hóa khớp.

Bẻ khớp có tốt không

Chất hoạt dịch thường xuyên được tiết ra để giúp các khớp xương có thể cử động linh hoạt và thoải mái.

Khi kéo giãn khớp ra, ví dụ như bẻ khớp thì lúc đó các khoảng trống đang được tạo ra trong chất dịch, rồi tạo thành các bong bóng. Các bong bóng này vỡ ra và gây ra tiếng động “rốp rốp” mà chúng ta hay thường nghe thấy.

Cần chờ ít nhất 20 phút để chất dịch trở lại trạng thái bình thường, nếu không thì dù bẻ khớp mỗi phút một lần cũng không nghe thấy gì.

Thế còn điều gì xảy ra khi đột ngột đứng lên và đầu gối kêu “khục” một tiếng? Hoặc là khi bạn nhấc chân leo qua cái gì đó và nghe tiếng “rắc” ở vùng xương chậu? Đó nhiều khả năng là tiếng gân trượt qua các khớp xương hoặc cơ bắp.

Vậy bẻ khớp cho kêu như vậy có hại hay không?

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và cho thấy thói quen này không ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp của bạn. Có một nhà nghiên cứu tên là Donald L. Uger đã làm thí nghiệm kéo dài suốt 60 năm, trong đó ông chỉ bẻ khớp ngón bên bàn tay trái còn bàn tay phải thì không. Ông làm thế để xem thử rốt cuộc thì thói quen đó có ảnh hưởng hay liên quan gì đến bệnh thấp khớp không.

Kết quả là không! Khi già đi Donald đã bị thấp khớp đều cả 2 bên tay, không bên nào nặng hơn bên nào.

Trong khi nhiều nghiên cứu đồng tình với Uger, thì có 1 nghiên cứu cho kết quả khác biệt. Hồi năm 1990, hai nhà nghiên cứu khác là Jorge Castellanos và David Axelrod cho hay bẻ khớp ngón thường xuyên có thể dẫn đến sưng khớp và suy giảm chức năng khớp ngón. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào sau đó ủng hộ họ.

Cháu có thói quen bẻ cổ kêu rắc rắc trong 4 năm, bây giờ cháu bỏ được 3 tháng rồi. Bây giờ, cháu thấy cổ mình bị cứng (không đau), khó vận động vùng cổ. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của cháu. Lúc trước, cháu lướt thì thấy thói quen bẻ cổ có thể gây ra các triệu chứng xấu và nó rất đúng với cháu. Sau đây, cháu xin được liệt kê: Đau đầu, trí nhớ giảm, mất tập trung, khó ngủ, dáng đi không vững, xiên xẹo, thị lực giảm, hay ngáp ngủ nhưng không ngủ được, khó cầm nắm, EQ giảm. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi bẻ cổ nhiều có gây nguy hiểm không? Các triệu chứng trên của cháu là do đâu? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Lê Văn Nam (2004)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiền - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bẻ cổ nhiều có gây nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bẻ cổ là hành động phổ biến của rất nhiều người nhằm giải phóng áp lực ở cổ do giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc đôi khi chỉ là phản ứng nhỏ với căng thẳng hoặc đơn thuần do thói quen. Cổ bao gồm 7 đốt sống cổ, bó cơ và hệ thống dây thần kinh, thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ đầu và thân. Ngoài ra, chúng còn thực hiện một số chức năng như: Nâng đỡ vùng đầu; duy trì chức năng vận động, giúp bạn dễ dàng xoay 180 độ; bảo vệ tủy sống; bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh; hỗ trợ mạch đốt sống.

Khi bạn vặn cổ, lắc cổ hay bất kỳ khớp nào trong cơ thể, các bao khớp sẽ bị kéo căng ra. Những bao khớp chứa chất lỏng, việc kéo căng cổ sẽ cho phép chất lỏng tạo ra áp lực lên khớp, hình thành nên khí oxi, nitơ và carbon dioxide. Các khí này sẽ tạo ra những bong bóng khí nhỏ và bị vỡ, bạn sẽ nghe thấy tiếng lách tách, răng rắc mỗi khi bẻ khớp. Ngoài ra, việc có tiếng kêu khi xoay vặn cổ còn do: Các cử động của khớp, gân và dây chằng. Khi cử động khớp cổ, vị trí của gân sẽ thay đổi và hơi lệch ra ngoài. Từ đó, có thể nghe thấy tiếng tách tách khi gân trở lại vị trí ban đầu. Các khớp mất đi lớp sụn bao bọc cũng dễ nghe được những âm thanh tại đây.

Đã có nghiên cứu việc bẻ cổ được chuyên gia xương khớp can thiệp có thể tác động tích cực đến tinh thần bởi nhiều người cảm thấy khi nghe được những tiếng răng rắc trong cổ sẽ giải phóng áp lực và điều chỉnh được khớp.

Ngoài ra, việc nắn chỉnh cổ có chuyên môn, vặn cổ ở mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích như: Hỗ trợ cải thiện đau nửa đầu; cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng đau cứng cổ; thư giãn cột sống, giảm đau mỏi tạm thời; cải thiện các bệnh lý về cột sống.

Bẻ khớp cổ hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống. Trong hầu hết trường hợp, hành động này không gây hại cho sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ. Song song với sự thoải mái khi xoay vặn cổ thì việc bẻ cổ quá mạnh có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm như: Chèn ép dây thần kinh cổ khiến khó hoặc không thể vận động; căng cơ xung quanh khớp và bản thân các khớp; kéo giãn dây chằng trong khớp, mất đi sự ổn định, có nguy cơ bị thoái hóa khớp; cổ tập trung nhiều mạch máu quan trọng, bẻ cổ quá mạnh dẫn đến thủng mạch máu, hoặc cũng có thể gây ra đông máu, dẫn đến đột quỵ.

Trường hợp của bạn đã có hiện tượng cứng vùng cổ, khả năng có thoái hóa sớm cột sống cổ. Do vậy trường hợp của bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa cơ xương khớp để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định chụp MRI cột sống cổ để đánh giá mức độ tổn thương. Từ đó bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn cho hướng điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về bẻ cổ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Bẻ khớp tay có bị gì không?

Thói quen bẻ ngón tay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sụn và khớp tay, điều này sẽ dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Nhất là độ tuổi người già, quá trình thoái hóa và hư sụn khớp sẽ diễn ra nhanh hơn do các sụn khớp yếu và suy giảm chức năng không như thời trẻ.

Bẻ khớp có có bị gì không?

Việc cố bẻ cổ kêu lắc rắc thường xuyên cũng thể làm giãn dây chằng ở cổ. Điều này sẽ khiến cho hoạt động ở cổ bị yếu và bị đau nếu không được điều trị đúng cách. Nguy hiểm hơn việc duy trì thói quen bẻ cổ, lắc cổ trong thời gian dài thể khiến cho cột sống cổ bị tổn thương.

Bể xương khớp có tác dụng gì?

Chất lỏng này có tác dụng bôi trơn và giảm sự va chạm của các đoạn xương khi bạn vận động. Bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để "giãn gân giãn cốt", làm không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc.

Bẻ khớp tay có tác dụng gì?

Hành động nắn, bẻ khớp tay sẽ làm hao mòn tế bào sụn, khiến các gai xương mọc ra. Từ đó, tác động đến các mô xung quanh khớp gây đau nhức, viêm sưng ngón tay. Khi tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân, sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm gia tăng tốc độ thoái hóa khớp.