Big Boy là gì trong chứng khoán

Đây là câu hỏi thường trực trong đầu mỗi nhà đầu tư cá nhân [đặc biệt là mỗi khi thua lỗ!]. Bạn vẫn luôn nghe mọi người nói rằng thị trường chứng khoán chỉ dành cho BBs, dành cho dân chuyên nghiệp có nhiều thông tin nội bộ. Nhà đầu tư cá nhân chỉ có thua lỗ chứ đừng nói đến chuyện đánh-bại-thị-trường.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn những câu chuyện thực tế về những điểm yếu cố hữu mà BBs gặp phải. Bạn sẽ thấy rằng bạn may mắn khi mình là 1 nhà đầu tư cá nhân!

Hãy cảm thấy may mắn khi bạn là 1 nhà đầu tư cá nhân!

BBs tôi muốn nói đến ở đây là các quỹ đầu tư, khối đầu tư, tự doanh ở các công ty chứng khoán, những công ty hoặc nhóm nhận ủy thác quản lý tài khoản với tổng vốn đầu tư lớn, tối thiểu phải trên 100 tỷ.

Vậy, bạn có thể thắng được BBs không?

Để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn cần xác định chi tiết hơn ở bên kia chiến trường đối thủ của bạn thực sự là ai. Các quỹ đầu tư, khối đầu tư ở các công ty chứng khoán luôn có 1 đội ngũ đông đảo những chuyên gia phân tích, bằng cấp CFA, MBA, Thạc sĩ… có đủ cả.

Mỗi bạn phân tích sẽ luôn được phân giao nghiên cứu và theo dõi 1 số ngành, 1 số doanh nghiệp cụ thể, một số bạn được phân giao phân tích, đánh giá vĩ mô và tình hình thế giới. Tính chuyên môn được đặt lên mức độ cao nhất. Các dữ liệu về vĩ mô hay doanh nghiệp cũng được mua từ những nền tảng dữ liệu đầy đủ và cập nhật nhất như Bloomberg, Reuters hay Stoxplus.

Chưa hết, BBs còn có khả năng cập nhật rất nhanh thông tin từ phía doanh nghiệp. Thông thường nếu tôi xác định một cổ phiếu nằm trong mục tiêu đánh giá của mình, tôi có thể dễ dàng liên hệ với phía doanh nghiệp và đặt lịch hẹn với đại diện công ty để đặt câu hỏi về chiến lược, tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.

Ở hầu hết các doanh nghiệp, đại diện của họ luôn chào đón các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán [vẫn có 1 số trường hợp BLĐ doanh nghiệp không ưa các quỹ và công ty chứng khoán]. Chỉ trong vòng khoảng 1 – 2 tuần là BBs đã có gần như đầy đủ những thông tin cập nhật nhất từ phía doanh nghiệp, bao gồm cả những thông tin ước tính mà chưa lên báo cáo công bố ra bên ngoài.

Nhà đầu tư cá nhân đương nhiên không thể làm được điều này.

Nhưng thực tế, tôi cho rằng nhà đầu tư cá nhân có chiến lược và triết lý đầu tư rõ ràng sẽ dễ dàng chiến thắng được BBs.

Điểm yếu của Big Boys

BBs có lợi thế lớn về tiền, con người và mối quan hệ. Tuy nhiên, BBs có nhiều điểm yếu rất lớn trong đầu tư mà nhà đầu tư cá nhân có thể tận dụng để tìm thấy lợi thế cho mình. Đừng nghĩ rằng BBs là ghê gớm, là có thể làm giá thị trường và là “kẻ chắc chắn thắng”.

#Điểm yếu 1: Thanh khoản

Tuần trước, 1 đồng nghiệp đang là trưởng phòng đầu tư ở 1 công ty chứng khoán lớn than thở với tôi là năm nay thị trường khó khăn quá, sắp hết năm mà đến giờ vẫn chưa đạt chỉ tiêu [lợi nhuận], cả tháng nay cả đội scan cổ phiếu mà không tìm được mã nào đạt yêu cầu.

Cái “yêu cầu” mà bạn này nhắc đến chủ yếu là yêu cầu về thanh khoản vì thực tế trong giai đoạn này trong danh sách vốn hóa trung bình, vẫn có rất nhiều cổ phiếu ở mức định giá hấp dẫn.

“Có 1 lợi thế cực kỳ lớn đó là bạn không-có-nhiều-tiền. Tôi nghĩ rằng tôi có thể tạo ra lợi nhuận 50% mỗi năm với số vốn 1 triệu USD. Tôi có thể đảm bảo với bạn điều đó.

Nếu tôi đang đầu tư với số vốn nhỏ, tôi sẽ thực hiện gần như khác hoàn toàn cách chúng ta đang làm. Hàng nghìn cơ hội và lựa chọn khác sẽ xuất hiện nếu bạn chỉ đầu tư 10.000 nghìn USD thay vì 100 tỷ USD, bạn sẽ không nhất thiết phải mua toàn bộ 1 công ty. Chắc chắn bạn sẽ có 1 lợi nhuận rất cao với một số vốn nhỏ.” – Warren Buffett. [Đọc thêm: Cách đọc báo cáo tài chính của Warrent Buffett ]

Thông thường với 1 BBs, một lần mua bán cổ phiếu có giá trị tối thiểu khoảng 100 tỷ VNĐ. Mỗi phiên giao dịch có thể giải ngân từ 4 – 5 tỷ làm sao để đạt các yêu cầu về giá và không làm ảnh hưởng quá nhiều về giá [trừ một số ít trường hợp mua thỏa thuận].

Xét trên thị trường Việt Nam hiện tại, không có quá nhiều lựa chọn cho BBs để có thể mua, chỉ khoảng 50 – 60 cổ phiếu đạt yêu cầu về thanh khoản [chưa kể đến định giá, chất lượng đầu tư]. Chưa kể đến việc có quá nhiều BBs làm cho “cuộc chơi” trở nên chật chội, khốc liệt hơn rất nhiều.

Mua đã khó, bán còn khó hơn rất nhiều!

Nếu có bạn bè làm ở quỹ đầu tư hay khối đầu tư ở công ty chứng khoán, bạn có thể hỏi để kiểm chứng điều này.

Tất cả các BBs đều phải tính toán trước điểm thoái vốn [exit point]. Đội ngũ đầu tư sẽ phải đặt cổ phiếu vào trong 1 kịch bản căng thẳng [stress scenario] để đánh giá khả năng thanh khoản của cổ phiếu và ước tính exit point với một lượng lớn cổ phiếu, đảm bảo giá cổ phiếu không giảm nhanh và bảo toàn được lợi nhuận.

Có những câu chuyện “dở khóc dở cười” là đôi khi bạn nhìn thấy các quỹ nắm giữ 1 cổ phiếu rất nhiều năm 3 – 5 năm, nhiều khi giá giảm mạnh rồi vẫn “quyết tâm” nắm giữ, vì thế bạn nghĩ rằng đã là quỹ thì phải nắm giữ lâu như thế.

Thực tế trong nhiều trường hợp, thanh khoản sụt giảm quá nhiều so với thời điểm quỹ mua, quỹ không bán được nữa và đành “ngậm đắng” nắm giữ bất đắc dĩ.

Những hạn chế này làm cho số lượng các cơ hội đầu tư của BBs sẽ còn lại rất ít vì cho dù cổ phiếu đang rất hấp dẫn, họ cũng không thể mua đủ số lượng và không đảm bảo được lợi nhuận khi bán ra, việc mua cổ phiếu khi đó chỉ làm tăng rủi ro mất vốn.

Bạn có thể kiểm chứng điều này bằng việc “soi” danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, bạn sẽ thấy các cổ phiếu trong danh mục của họ trùng nhau rất nhiều, đơn giản là vì họ không có những lựa chọn tốt hơn.

Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân với số vốn ít [kể cả là với 10 – 20 tỷ] cũng đồng nghĩa với số lượng cơ hội đầu tư cũng nhiều hơn. Bạn có thể dễ dàng mua, bán toàn bộ trạng thái của mình chỉ trong 1 phiên giao dịch. Bạn cũng dễ dàng lựa chọn những cổ phiếu có vốn hóa trung bình, với tốc độ tăng trưởng đột biến và tỷ suất sinh lợi cao [thậm chí bằng lần!].

#Điểm yếu 2: Quyền kiểm soát và cơ cấu danh mục

Tiền của BBs thực tế chính là tiền huy động từ nhà đầu tư cá nhân thông qua quỹ và ủy thác đầu tư. Vì đầu tư chứng khoán bằng tiền của người khác và với quy mô lớn nên BBs cần có các quy trình và thủ tục chặt chẽ trong việc sử dụng số tiền đó.

Khi một quỹ được thành lập, nó phải tuân thủ điều lệ quỹ với những quy định về tỷ trọng phân bổ vào từng ngành nghề, quy định về tỷ trọng tối đa được phép phân bổ vào 1 cổ phiếu cụ thể, ngoài ra còn có các cam kết về mức hiệu quả so với chỉ số tham chiếu.

Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược [hay cách đầu tư, style] của người quản lý quỹ. Ví dụ nếu quỹ có style mục tiêu là cổ phiếu đầu tư giá trị, khi đó người quản lý quỹ sẽ không thể mua những cổ phiếu tăng trưởng, cho dù đó là những cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận rất cao.

Vì chịu rất nhiều áp lực từ phía nhà đầu tư nên người quản lý quỹ sẽ tránh [thường là không thể] thay đổi chiến lược [style] của mình, kể cả trong những giai đoạn thị trường không phù hợp với chiến lược đó.

Ngược lại, là một nhà đầu tư cá nhân, bạn hoàn toàn thoải mái trong việc thiết lập các nguyên tắc đầu tư của mình. Bạn cũng dễ dàng lựa chọn các cơ hội đầu tư mà không bị giới hạn theo 1 style nào cố định, không phải tham chiếu theo 1 chỉ số nào. Bạn có thể dễ dàng cơ cấu danh mục theo đầu tư giá trị hoặc đầu tư tăng trưởng phù hợp với từng giai đoạn của thị trường.

#Điểm yếu 3: Tính ổn định vốn dài hạn

Khi bạn đầu tư vào chứng khoán, bạn sử dụng số tiền mà bạn tiết kiệm được. Số tiền này có thể xem là dài hạn vì bạn có thể ko dùng đến nó trong nhiều năm, tối thiểu là 2 – 3 năm.

Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực mà góc nhìn dài hạn là yếu tố quyết định cho sự thành công. Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ mọi người thường nhìn vào lợi nhuận ngắn hạn của 1 quỹ đầu tư: “Lợi nhuận bình quân 5 năm có vẻ tốt đấy, nhưng lợi nhuận từ đầu năm đến giờ được bao nhiêu?”

Chỉ cần lợi nhuận trong ngắn hạn không tốt có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến tổng tài sản của quỹ. Đối với 1 quỹ đầu tư [ngoại trừ các quỹ đóng], nhà đầu tư có thể rút tiền bất kỳ lúc nào.

Để đảm bảo không gặp phải những rủi ro nhà đầu tư rút tiền đồng loạt, những người quản lý quỹ phải phân bổ vốn vào nhiều cổ phiếu hơn để giảm thiểu rủi ro, đồng thời lại phải cố gắng tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn để “chiều lòng” khách hàng.

#Kết luận từ GoValue

Những bất lợi về thanh khoản, cơ chế quản lý và đảm bảo ổn định về vốn sẽ làm giới hạn những cơ hội đầu tư tiềm năng của BBs, vì thế sẽ rất khó để BBs có thể tạo ra được lợi nhuận cao [chiến thắng thị trường] trong dài hạn. Nhà đầu tư cá nhân, ngược lại, có nhiều lợi thế và cơ hội hơn BBs để đạt được lợi nhuận cao hơn thị trường.

Lợi nhuận đầu tư trong danh mục cá nhân của tôi trong 5 năm qua đạt khoảng 38%/năm, trong khi đó tôi chỉ đặt mục tiêu 18 – 20% cho quỹ mà tôi đang quản lý.

Bạn có nghĩ rằng nhà đầu tư cá nhân có cơ hội chiến thắng BBs không? Còn những lợi thế nào dành cho nhà đầu tư cá nhân nữa không?

Ngày 21/5 vừa qua là ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 5, phiên ATC đột ngột tăng giá trần, cao hơn chỉ số cơ sở gần 50 điểm. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là dấu hiệu làm giá chứng khoán phái sinh. Quan điểm của ông như thế nào?

Trên thị trường luôn có những nhà đầu tư lớn mà mọi người trong ngành hay gọi là Bigboy. Những nhà đầu tư lớn này có đầy đủ tiềm lực tài chính và công cụ để có thể tác động cho thị trường di chuyển theo ý muốn của họ.

Thị trường phái sinh Việt Nam hiện có quy mô rất nhỏ nên việc tác động của Bigboy có thể thực hiện dễ dàng.

Do quy mô thị trường nhỏ, để có thể gom đủ số hợp đồng mong muốn, Bigboy phải tiến hành mua rải rác trong nhiều phiên. Xu hướng của hợp đồng tháng 5 là tăng giá [uptrend] nên có thể dễ dàng phán đoán Bigboy đang giữ vị thế mua [Long].

Việc Bigboy tác động vào phiên ATC để đẩy thị trường lên thêm vài điểm có lợi cho mình là việc làm dễ hiểu và có thể đoán trước được đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm.

Việc đổ lỗi cho các nhà đầu tư lớn tác động vào thị trường làm “cháy” tài khoản của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong phiên 21/5 là không chính xác.

Theo quy định của giao dịch phái sinh, giá trị của hợp đồng tại thời điểm đáo hạn chính là giá trị đóng cửa của chỉ số VN30 vào ngày đáo hạn.

Với cách thức này, Bigboy chỉ nhận được giá trị đáo hạn là 815,55 điểm [chỉ số VN30], tức chỉ tăng khoảng 6 điểm so với mức giá trước phiên ATC [809,5 điểm].

Nếu so với giá cao nhất trước phiên ATC [813,9 điểm], chốt phiên chỉ số chỉ tăng có hơn 1,5 điểm. Thậm chí, nếu so với giá thấp nhất trong phiên [805,1 điểm], chỉ số cũng chỉ tăng hơn 10 điểm.

Ðiều đó có nghĩa là, nếu không hoảng loạn đóng vị thế bằng lệnh ATC thì dù giữ vị thế bán [Short] ở giá thấp nhất, nhà đầu tư cũng chỉ lỗ khoảng 10 điểm.

Ông Nguyễn Xuân Hòa.

Số hợp đồng khớp trong phiên ATC chỉ là hơn 3.600 hợp đồng, trong khi số hợp đồng nắm giữ, không đóng vị thế, mà để đáo hạn theo chỉ số VN30 là hơn 17.000 hợp đồng. Ðiều đó cho thấy, nhà đầu tư lớn cũng không được hưởng lợi nhiều khi giá hợp đồng đáo hạn tháng 5 tăng trần.

Nhìn lại một số phiên đáo hạn trước đây, chẳng hạn phiên đáo hạn hợp đồng tháng 11/2019, sau phiên ATC, giá phái sinh giảm 10 điểm so với trước ATC và giảm 9 điểm so với mức giá thấp nhất trong ngày. Hay phiên đáo hạn hợp đồng tháng 8/2019, sau phiên ATC, giá phái sinh tăng hơn 12 điểm so với trước ATC và tăng 11 điểm so với mức giá cao nhất trong ngày.

Trong các phiên đáo hạn khác, giá trước và sau ATC chênh lệch vài điểm là chuyện bình thường. Trong các phiên đáo hạn trên, giá trị đóng cửa của hợp đồng phái sinh rất gần với chỉ số VN30; chênh lệch lớn như phiên 21/5/2020 là điều chưa từng có.

Việc giá hợp đồng phái sinh tháng 5 tăng trần lên 864 điểm trong phiên 21/5, theo ý kiến chủ quan của tôi là sự kết hợp của hai yếu tố.

Một là, Bigboy “chơi ác” khi gần cuối phiên giao dịch, thị trường có một nhịp giảm nhẹ khiến nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm nhận định sai về xu hướng.

Trong phần lớn thời gian phiên ATC, chỉ số VN30 chỉ mấp mé mức tham chiếu [khoảng 803 điểm], khiến nhà đầu tư giữ vị thế Short đinh ninh sẽ có lãi. Khi chỉ còn khoảng 1 - 2 phút là hệ thống thực hiện khớp lệnh, Bigboy bất ngờ đẩy chỉ số VN30 tăng lên 10 - 12 điểm, các nhà đầu tư khác không có thời gian để cân lệnh trên thị trường phái sinh.

Hai là sự hoảng loạn của nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Khi chỉ số VN30 bất ngờ được đẩy lên vào “phút thứ 90”, nhà đầu tư nắm vị thế Short bị hoảng loạn, đẩy lệnh Long ATC để đóng vị thế.

Sự hoảng loạn quá mức làm số lệnh Long ATC tăng vọt, bên Short không kịp vào lệnh đối ứng, dẫn đến giá phái sinh tăng trần. Với nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ không đóng vị thế mà để vị thế đáo hạn theo chỉ số VN30 [815,5 điểm], thiệt hại chỉ vài điểm.

Trong thời gian gần đây, thị trường biến động mạnh, có rất nhiều tài khoản chứng khoán mới được mở. Nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường với tham vọng làm giàu nhanh, trong khi chưa có nhiều hiểu biết về thị trường.

Rất nhiều trong số đó thậm chí không biết cách tính giá trị đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 [có nhà đầu tư lâu năm cũng bị nhầm lẫn]. Do đó, khi bị “cháy” tài khoản, nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể tự trách mình, thay vì đổ lỗi cho người khác.

Sự sôi động của TTCK phái sinh trong thời gian qua khiến số lượng tài khoản mở mới gia tăng nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Ông có chia sẻ gì với các nhà đầu tư mới?

Có người đã đánh giá: “Thị trường tài chính hoạt động không hề có tình bằng hữu giữa người với người. Mọi nhà giao dịch đều cố gắng đánh bại người khác. Trên con đường cao tốc của nghề giao dịch tài chính, luôn có đầy rẫy các cạm bẫy. Giao dịch tài chính là cuộc chơi nguy hiểm nhất của con người, chỉ sau chiến tranh”.

Thế nhưng, có quá nhiều người không hề chuẩn bị gì cho một cuộc chiến sinh tử, họ không biết mình đang làm cái gì.

Bạn phải có kiến thức, còn nếu không sẽ giống như đem tiền đi từ thiện. Muốn thành công, nhà đầu tư mới cần trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự giao dịch.

Kiến thức và kỹ năng cần có thời gian để tích lũy. Tham vọng làm giàu nhanh sẽ khiến nhiều nhà đầu tư phá sản.

Nhà đầu tư cần thận trong khi tham gia vào các “room” [phòng] khuyến nghị của nhân viên môi giới trong các công ty chứng khoán, đặc biệt là các room đông người. Do quy mô thị trường phái sinh còn rất nhỏ, các room lớn rất có thể là công cụ để Bigboy điều tiết thị trường theo ý muốn.

Nếu môi giới có thể giúp hàng trăm người kiếm tiền dễ dàng như vậy thì họ cần gì đi làm thuê! [đây là ý kiến chủ quan].

Theo ông, ở thời điểm này, đầu tư vào chứng khoán phái sinh hay cơ sở sẽ có nhiều cơ hội hơn?

Với nhà đầu tư nhỏ lẻ, số vốn chỉ vài chục hoặc vài trăm triệu đồng, thì đầu tư vào thị trường phái sinh có nhiều ưu điểm vượt trội so với chứng khoán cơ sở.

Cụ thể, thị trường phái sinh có đòn bẩy cao, chỉ cần ký quỹ khoảng 15% giá trị hợp đồng là nhà đầu tư có thể bắt đầu giao dịch.

Chứng khoán phái sinh giao dịch T+0, mua bán trong ngày, trong khi chứng khoán cơ sở vẫn áp dụng cơ chế T+3. Với chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể kiếm tiền cả khi thị trường tăng và giảm, trong khi rất khó kiếm tiền từ chứng khoán cơ sở khi thị trường có xu hướng giảm [downtrend].

Bên cạnh đó, giao dịch phái sinh chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật, không cần có nhiều kiến thức chuyên sâu về kinh tế, trong khi giao dịch chứng khoán cơ sở phải sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như hiện nay, chứng khoán phái sinh đem lại cơ hội sinh lời rất lớn, vượt trội so với chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, do quy mô thị trường nhỏ nên nhà đầu tư khó có thể tham gia giao dịch với số vốn lớn.

Trở lại phiên giao dịch ngày 21/5, một lực mua giá cao đổ vào sàn ngay trước khi khớp ATC, khiến bên bán không kịp đặt lệnh đối ứng. Bên mua trong phiên ATC chấp nhận lỗ vì mua giá cao, nhưng sẽ lãi lớn từ các vị thế mua giá thấp trước đó. Hiện tượng “làm giá” này gây rủi ro cho thị trường. Theo ông, cần cảnh báo nhà đầu tư trong những phiên hợp đồng đáo hạn như thế nào?

Phiên đáo hạn luôn tiềm ẩn những bất ngờ. Nhà đầu tư không có kinh nghiệm thì không nên giao dịch trong phiên đáo hạn, hoặc chỉ tham gia với một tỷ trọng vốn rất nhỏ [10 - 20%] và phải xác định được xu hướng của hợp đồng tháng đó là uptrend hay downtrend, tuyệt đối không đi ngược xu hướng.

Nhìn lại phiên 21/5, mặc dù thị trường đang là uptrend, nhưng gần cuối phiên có một nhịp điều chỉnh nhẹ. Nhịp điều chỉnh này làm nhiều nhà đầu tư xác định sai xu hướng và giữ vị thế Short, dẫn đến thua lỗ.

Theo nhận định của tôi, nhịp điều chỉnh này là điều chỉnh thông thường do sự kết hợp của hai yếu tố.

Thứ nhất, chênh lệch giữa phái sinh và chỉ số VN30 ở mức cao. Mặc dù là phiên đáo hạn, nhưng sự chênh lệch giữa giá phái sinh với VN30 được duy trì từ 4 - 6 điểm, có lúc lên đến 8 điểm [điều này ít gặp ở các phiên đáo hạn trước đây], nên đến cuối phiên, thị trường sẽ tự điều chỉnh để thu hẹp sự chênh lệch này.

Mặc dù có áp lực bán khá mạnh, trước phiên ATC vài chục giây, chênh lệch giữa phái sinh và chỉ số VN30 vẫn được kéo lên tới 7 điểm.

Ðiều đó cho thấy, kỳ vọng của đa số nhà đầu tư [chủ yếu là Bigboy] về việc tăng giá sau ATC là rất lớn. Giá không giảm nhiều trong nhịp điều chỉnh [chênh lệch vẫn lớn] cũng cho thấy người bán chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Nếu muốn bán lượng lớn vị thế, nhà đầu tư lớn phải bán từ những phiên trước đó, hoặc giá sẽ phải giảm rất mạnh. Chấp nhận mức chênh lệch lớn như vậy có nghĩa Bigboy nắm chắc rằng, phiên ATC sẽ “đánh lên” mạnh.

Thứ hai, nhà đầu tư giữ vị thế Long đóng một phần vị thế. Như đã phân tích ở trên, xu hướng thị trường phái sinh tháng này là uptrend, rất nhiều nhà đầu tư giữ vị thế Long.

Phiên ATC luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ nên nhà đầu tư chủ động đóng bớt vị thế Long để bảo toàn lợi nhuận. Việc gia tăng áp lực bán làm thị trường điều chỉnh.

Hải Vân

Video liên quan

Chủ Đề