Cá huyết long chết chôn cất như thế nào

Trung Quốc rộng lớn bao la với rất nhiều dân tộc cùng sinh sống. Do những khác biệt về môi trường sống, tập quán sinh hoạt, sản xuất cũng như nếp nghĩ, tâm lý của các dân tộc nên mỗi vùng miền, mối dân tộc lại hình thành nên một phong tục, hình thức chôn cất thi thể mang đậm màu sắc văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc mình như thổ táng, hỏa táng, nhai táng…

Show

Thổ táng

Thổ táng, còn gọi là mai táng, là hình thức chôn cất người chết phổ biến nhất trên thế giới. Hình thức thổ táng bắt nguồn từ giai đoạn cuối của thời kỳ xã hội nguyên thuỷ. Bước vào thời kỳ xã hội có sự phân hoá giai cấp, hình thức này đã xuất hiện những khác biệt rất rõ ràng để phân biệt đẳng cấp sang hèn quý tiện của mỗi người. Đến thời kỳ Tần Hán, giai cấp thống trị lấy lý do "Tóc, da cũng như toàn bộ thân thể mỗi người đều là do cha mẹ ban cho, tuyệt đối không dám huỷ hoại" nên đã ra lệnh cấm hoả táng thi thể. Vì vậy, thổ táng trở thành hình thức chôn cất thông dụng nhất của dân tộc Hán và được truyền lưu từ đời này sang đời khác. Các hình thức thổ táng ở Trung Quốc chủ yếu gồm có: Huyệt mộ thẳng đứng (mộ là khe đất), thịnh hành ở cuối thời kỳ đồ đá cũ; huyệt mộ bằng đá hoặc quan tài bằng chum (vò), thịnh hành từ thời kỳ đồ đá mới đến đời Hán; chôn trong quan tài bằng đá, mộ xây bằng gạch, thịnh hành trong thời Chiến Quốc; đặt mộ trong hang động, bắt nguồn từ thời Chiến Quốc, thịnh hành trong thời Lục Triều cho đến Tùy Đường; trong mộ đặt quách bằng gỗ, bắt nguồn từ đời Thương và kế từ sau đời Hán thì rất hiếm gặp; chôn trong quan tài hình thuyền, thịnh hành ở vùng Tứ Xuyên từ cuối thời Chiến Quốc đến đầu đời Hán.

Sự hình thành tập tục thổ táng có mối quan hệ rất mật thiết với quan niệm về linh hồn của người dân. Mọi người cho rằng chôn người chết xuống đất là một sự trở về tất nhiên. Trong tác phẩm "Chu lễ" có viết: "Tất cả chúng sinh đều phải chết, khi chết đều sẽ trở về với đất". Trong tác phẩm "Hàn Đãi ngoại truyện" có viết: "Hồn khí bay về trời, hình phách trở lại với đất". Từ đó, có thể nhận ra, người xưa cho rằng sau khi một người nào đó qua đời, thân xác sẽ được chôn vào đất, linh hồn thoát ra khỏi thân xác thì mới có thể lên trời được. Tập tục thổ táng có quan hệ mật thiết với quan niệm về linh hồn, lấy truyện từ thời kỳ đồ đá cũ cho đến ngày nay.

Hoả táng

Hỏa táng, còn gọi là hoả hoá, là hình thức thiêu đốt cho thân xác người chết còn lại trơ xương, sau đó bỏ tro xương này vào hũ sành rồi chôn xuống dưới đất, rắc trên sông hoặc rải vào không trung; thậm chí có thể dùng cung tên bắn để mang tro cốt vào không trung. Hiện nay, hình thức hỏa táng người chết ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn.

Theo các kết quả khảo cứu, tập tục này bắt nguồn từ hỏa táng hồ Mungo Lake từ ít nhất là 26.000 năm trước đây. Tập tục hỏa táng cũng rất thịnh hành trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong thời viễn cổ ở Trung Quốc, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng "trở về với đất là bình an" của Nho giáo nên tập tục hỏa táng không mấy thịnh hành. Đến đời Hán, khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện hình thức hỏa táng, nhà Phật gọi là "đồ tỳ", lò thiêu xác ở các chùa chiền đều được gọi là "lò hoá thân". Trong quyển thứ 14 "Bạt hướng bá nguyên dị giới" của "Chu Tử văn tập", tác giả Chu Hy viết rằng: "Từ khi Phật pháp du nhập vào Trung Quốc, từ triều đình đến tất cả các thôn làng, những người lo việc tang ma, hết thảy đều làm theo Phật pháp". Đến đời Minh - Thanh, Trung Quốc tuy đã ra lệnh cấm hoả táng nhưng vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ được tập tục này. Theo những ghi chép trong phần "Lượm lặt về phong tục" thuộc quyển "Địa lý" trích trong "Vưu Khê huyện chí" thì: "Khi người dân thường qua đời, thường chất củi thành đống để hoả thiêu thân xác".

Nhai táng

Nhai táng là một tập tục chôn cất người chết trong huyệt đá hoặc trong trên vách núi. Đây cũng là một dạng phong táng, tức chôn cất lộ thiên. Đây là phương thức chôn cất rất phổ biến tại các khu vực dân tộc thiểu số miền tây nam Trung Quốc trong thời cổ đại, bao gồm treo quan tài lên cao và chôn cất trong hang núi. Mọi người đặt quan tài lên trên một bàn dài đã được đục sẵn ở trên núi hoặc đào một lỗ lớn trên vách núi dựng đứng, đóng vào đó một cái nêm bằng gỗ rồi đặt quan tài người chết lên trên. Ngoài ra còn có thể đặt quan tài vào trong hang động thiên nhiên, trên vách hang động được điêu khắc các loại hoa văn, hình vẽ hoặc minh văn.

Theo nhà dân tộc học nổi tiếng người Trung Quốc Lăng Thuần Thanh thì tập tục mai táng ở Trung Quốc đại lục chủ yếu tập trung ở hai khu vực lớn, khu vực thứ nhất là vùng đông nam, gồm ba tỉnh An Giang, Chiết Giang và Phúc Kiến; khu vực thứ hai là vùng tây nam, phân bố ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam và Quế Lâm. Có rất nhiều dụng cụ đựng thi thể được sử dụng trong tập tục mai táng: Nếu chôn thi thể thường dùng quan tài bằng gỗ, đá, đất nung hoặc bao bố; nếu chôn xương hoặc trơ xương thường dùng hộp gỗ, hộp đá nhỏ hoặc chum sành. Trong một số ngôi mộ chôn theo kiểu nhai táng còn tìm thấy các hình vē trên đá hoặc con rối gỗ. Một số nơi chỉ đặt duy nhất một thi thể trong một huyệt nhưng cũng có một số nơi lại để tới vài chục thi thể trong cùng một huyệt mộ. Những thi thể được đặt cùng một chỗ, có cái là của người cùng dòng tộc, hoặc cả làng chọn ngày chôn đồng thời. Cũng có những những nơi thi thể được lần lượt đưa vào, đến khi chôn đầy một huyệt rồi sẽ lựa chọn địa điểm khác.

Thụ táng

Thụ táng còn được gọi là "chôn lộ thiên", chỉ việc đặt tro cốt của người chết vào sâu trong một tán cây lớn đã được chỉ định từ trước; hoặc là một phương thức xử lý tro cốt mới; Trước hết sẽ rắc tro cốt vào trong đất, sau đó trồng một cây lên để kỷ niệm. Phương thức thụ táng không có huyệt mộ, không sử dụng hũ đựng tro cốt được đặc chế có thể đưa xuống được. Thụ táng chỉ cần một dấu hiệu, như đặt một hòn đá dưới gốc cây, trên đỉnh hòn đá đóng một đồng tiền xu, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và mất của người chết là được. Ngoài ra, người ta cũng có thể treo lên cây đó một vật tấm biển để kỷ niệm về người chết. Không cẩn huyệt mộ, không lập bia, phương thức này sẽ chỉ tốn rất ít diện tích đất đai.

Cá huyết long chết chôn cất như thế nào

Thụ táng còn được gọi là "chôn lộ thiên", chỉ việc đặt tro cốt của người chết vào sâu trong một tán cây lớn đã được chỉ định từ trước; hoặc là một phương thức xử lý tro cốt mới;

Thụ táng là một tập tục chôn cất từ thời xưa của dân tộc Di. Những người dân sinh sống ở khu vực Di thuộc tỉnh Vân Nam truyền tụng rằng, sau thụ táng, xương của người chết từ trên cây rơi xuống thường rất khó xử lý; thế nên họ đã dùng thùng gỗ rồi buộc các xương lại với nhau bằng dây lụa, đặt vào trong bọng cây; có nơi lại nói là đặt vào lính phòng, gọi là "thùng ma".

Dân tộc Ngạc Ôn Khắc, dân tộc Ngạc Luân Xuân và dân tộc Hách Triết vùng đông bắc Trung Quốc cũng thịnh hành tập tục thụ táng. Cách chôn cất của họ là đặt thi thể người chết hoặc quan tài chứa thi thể đã được khâm liệm trên một mặt phẳng trong núi sâu hoặc mặt phẳng do những trụ cây to ở nơi hoang vắng hợp thành, để thi thể phân huỷ tự nhiên. Họ cho rằng làm như vậy, thi thể người chết sẽ được gió thổi mưa rơi, mặt trời và mặt trăng chiếu rọi để hoá thành ngôi sao trên bầu trời, mang đến hy vọng và vinh quang cho các thế hệ sau.

Cá huyết long chết chôn cất như thế nào

Thủy táng là phương thức thả thi thể người chết trôi theo dòng nước, có nguồn gốc tử một số người bần cùng, do quá nghèo nên đã không thể thực hiện thổ táng.

Dân tộc Dao sinh sống ở vùng núi Đại Dao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng sử dụng phương thức thụ táng. Người Dao cho rằng, sau khi trẻ nhỏ không may qua đời sẽ trở về chỗ thần Hoa Bà (thần bảo hộ trẻ nhỏ) để đầu thai lần thứ hai. Nếu thi thể của đứa trẻ không nhanh chóng phân huỷ thì nó sẽ không thể chuyển kiếp được. Vì vậy, họ dùng vải vụn hoặc vỏ cây buộc thi thể đứa trẻ, đặt vào trong một cái sọt rổ treo lên cây cao để tiến hành thụ táng.