Các trò chơi cho sinh hoạt lớp

Các buổi sinh hoạt sẽ trở nên thú vị hơn nhờ những trò chơi tập thể trong lớp học, qua đó, các thành viên trong lớp cùng thêm gắn kết và hiểu nhau hơn.

Những buổi sinh hoạt lớp cuối tuần sẽ bớt nhàm chán hơn rất nhiều nếu có một vài trò chơi tập thể xen kẽ các hoạt động bình xét, đánh giá, kế hoạch. Sau đây Quà Việt sẽ gợi ý một vài trò chơi tập thể trong lớp học mà bạn có thể tham khảo.

>> Trò chơi tập thể teambuilding cực hay và vui nhộn

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp

Trò chơi tập thể trong lớp học – Trò chơi “Tìm động vật”

Quản trò chia làm ba vùng “Bầu trời, Mặt Đất, Dưới Biển”. Khi nhắc đến vùng nào thì các nhóm phải đọc ngay tên của một động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi không được đọc lại, tên động vật phải rõ ràng như chim gì? cá gì?

Thi tìm những con vật có từ láy

Cách chơi: Quản trò chia ra làm 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm cử một bạn lên, quản trò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”

Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

Các đội viết tên những con vật này lên bảng. Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

Trò chơi tập thể Đố nghề

Quản trò chia người chơi ra thành ba nhóm và mỗi nhóm cử một nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có hai phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả một hành động ít nhất ba lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp

Trò chơi Múa hình tượng

Mỗi đội lần lượt cử một đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng một danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có năm lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời một lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng.

Trò chơi tập thể trong lớp học Nếu thì

Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị một miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau ba phút lần lượt mời một bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như một trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm.

Trò chơi tập thể Tôi bảo

– Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”

Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”

– Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay hai cái”

Người chơi: vỗ tay hai lần

Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt

Trò chơi Mưa rơi

Người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt. Thích hợp tạo không khí sôi nổi với các lứa tuổi nhỏ.

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp

Cùng nhau giải toán

Quản trò chia người chơi ra thành từng đội, mỗi đội cử một đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với người đại diện đứng cuối ở mỗi đội một con số bất kỳ và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò

Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói.

Trò chơi tập thể trong lớp học – Nói và làm ngược

Người chơi xếp thành vòng tròn

– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”

– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”

– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”

– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói một hành động nào đó, người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.

Trên đây là một số trò chơi tập thể trong lớp học để buổi sinh hoạt thêm phần thú vị, giúp các em học sinh hào hứng hơn với mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần và cũng là cơ hội để các thành viên trong lớp gắn kết với nhau hơn.

Cách chơi:
- Người điều khiển: Này bạn ơi hãy làm theo tôi

- Người chơi: Này bạn ơi hãy làm theo tôi

- Người điều khiển: Cười cái coi là cười cái coi

- Người chơi: Cười cái coi là cười cái coi

- Người điều khiển: Vui quá trời là vui quá trời

- Người chơi: Vui quá trời là vui quá trời

- Người điều khiển: Đừng có làm sai

- Người chơi: Đừng có làm sai

- Người điều khiển: Có khó chi mô bạn ơi

- Người chơi: Có khó chi mô bạn ơi.

* Tương tự:

– Gãi cái đầu – chí quá trời

– Đấm cái lưng – nhức quá trời.

– Chạy cái coi – Trễ quá trời.

– Ngồi xuống đây – Mệt quá trời.

– Khóc cái coi – Buồn quá trời.

– Cúi cái lưng – Mỏi quá trời.

– Quỳ xuống đây – ê quá trời.

– Nằm xuống đây – buồn ngủ quá trời...

* Lưu ý: Người chơi làm theo lời nói và cử điệu Người điều khiển.

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp
Trò chơi tập thể vui nhộn

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp
Trò chơi tập thể vui nhộn

Việc tổ chức các trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp không chỉ tạo không khí vui nhộn mà còn giúp cho các thành viên trong lớp được gắn kết với nhau hơn. Dưới đây là những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp được nhiều người sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo để cùng tổ chức trong lớp học của mình nhé!

Xem tiếp về các trò chơi:

Trò chơi tập thể trong nhà

Các trò chơi tập thể vui nhộn

Các trò chơi tập thể ngoài trời

Khi nào nên tổ chức những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp

Việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp được khá nhiều tập thể chọn lựa hiện nay. Việc áp dụng những trò chơi này vào giờ sinh hoạt lớp có thể mang lại nhiều lợi ích. Theo đó, học sinh có thể giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi, tạo được không khí vui vẻ, hào hứng và tạo được sự gắn kết giữa các thành viên với nhau.

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp
Ảnh minh họa: Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp

Thông thường, khi tổ chức trò chơi tập thể trong giờ sinh hoạt lớp, người ta thường chọn những trò chơi tương đối nhẹ nhàng, đơn giản, phát huy được sự nhanh nhạy, sáng tạo và khả năng ghi nhớ của học sinh. Người điều khiển trò chơi có thể là thầy cô giáo chủ nhiệm, bạn lớp trưởng đều được.
Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp có thể áp dụng cho nhiều lớp học, cấp bậc khác nhau như cấp tiểu học, cấp 2, cấp 3, thậm chí Đại học, cao đẳng đều được. Tùy thuộc vào từng đối tượng tham dự mà bạn có thể chọn trò chơi tập thể phù hợp để phát huy trọn vẹn giá trị của trò chơi trong một tập thể.

Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp?

Hôm nay, Blog Kiến Thức xin được giới thiệu đến bạn đọc gần xa một số trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp, bạn đọc có thể tham khảo và tổ chức ngay tại lớp học của mình để mang đến không khí hào hứng, vui tươi. Trò chơi tìm con vật có tên bắt đầu bằng chữ cái

Một trong những trò chơi tập thể trong lớp học được nhiều người yêu thích hiện nay, đó chính là trò chơi tìm con vật có tên bắt đầu bằng chữ cái. Người điều khiển trò chơi sẽ tiến hành chia lớp thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhốm cử 1 bạn lên bảng.

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp
Ảnh minh họa: Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp

Người điều khiển sẽ ra mật hiệu cho các bạn là tìm những con vật có chữ cái bắt đầu bằng chữ nào đó. Ví dụ như chữ “c” thì có “chó, chuồn chuồn, chim, chuột,…”. Đội nào viết được nhiều tên con vật hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Trò chơi tìm tìm nghề nghiệp chính xác

Trò chơi tìm tìm nghề nghiệp chính xác khá dễ dàng trong việc thực hiện. Theo đó, người điều khiển sẽ chia người chơi thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng. Người điều khiển sẽ tiến hành diễn tả hành động với nhóm trưởng trong khoảng 2 phút.
Nhóm trưởng sẽ quay trở về bàn lại với nhóm của mình những hành động đó là tương xứng với nghề nào, nhóm nào đoán được chính xác trước thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Trò chơi múa hình tượng

Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội lần lượt cử một đại diện lên sân khấu (đứng trước đội của mình) diễn tả hành động, tạo dáng thành một hình tượng như một doanh nhân, anh hùng dân tộc để đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội sẽ có 5 lần ra lời đố,mỗi lượt trả lời theo quy định được một lần. Đội nào trả lời được nhiều câu hơn sẽ là đội thắng cuộc. Trò chơi tập thể “TÔI BẢO” Trong một tập thể, người điều khiển tiến hành thực hiện trò chơi này bằng cách hô vang “Tôi bảo tôi bảo” • Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” • Người điều khiển nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay hai cái” • Người chơi: Vỗ tay hai lần Khi người điều khiển hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không hô “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt. Trò chơi tập thể nói và làm ngược Trò chơi tập thể nói và làm người thường được áp dụng ở ngoài trời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện trong lớp học đều được. Theo đó: • Người điều khiển có thể hô: “Hãy dơ tay lên” • Người chơi phải thực hiện ngược lại: “Thả tay xuống” • Người điều khiển hô: ” Hãy cười lớn lên” • Người chơi thực hiện ngược lại: ” Yên lặng, không được cười” ….

Tương tự như vậy người điều khiển có thể thực hiện những câu tiếp theo. Nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.

Các trò chơi cho sinh hoạt lớp
Ảnh minh họa: Học sinh chơi trò chơi trong lớp giờ sinh hoạt

Trò chơi trong giờ sinh hoạt tin mật

Trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp mang tên tin mật có tác dụng trong việc rèn luyện khả năng ghi nhớ và truyền đạt của các thành viên. Để tiến hành trò chơi này, bạn có thể chuẩn bị 1 cây bút, 1 mảnh giấy trắng. Ban tổ chức cuộc thi ghi sẵn nội dung thông tin vào tờ giấy với độ dài không quá 5 dòng.
Tất cả các đội tham gia chơi xếp thành hàng dọc, người điều khiển trò chơi sẽ là người đứng đầu, đọc nội dung thông tin cho tất cả đội trưởng.Theo đó, người thứ nhất khi tiếp nhận thông tin sẽ nói nhỏ vào tai người thứ 2, cứ thế tiếp tục cho đến hết hàng. Cuối cùng, đội nào có nội dung tin giống với bản gốc nhất sẽ là đội thắng cuộc.

Trên đây là một số trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp bạn có thể tham khảo để thực hiện trong lớp học của mình mỗi khi có dịp nào đó. Những trò chơi này tuy đơn giản, nhưng chắc chắn sẽ mang lại những tiếng cười cực thú vị và lôi cuốn.

Theo Bình An