Cách cầm vô lăng khi lái xe

Để đánh lái, trả lái ô tô an toàn, người điều khiển cần phải biết nguyên tắc cầm vô lăng đúng cách. Tư thế chuẩn là đặt tay phải ở hướng 3 giờ, còn tay trái đặt ở hướng 9 - 10 giờ với hai ngón tay cái tỳ lên mặt trên của vô lăng. Cách cầm vô lăng này sẽ giúp người lái dễ dàng điều hướng và đánh, trả lái dễ dàng.

1. Cách đánh lái và trả lái xe ô tô

Đánh lái và trả lái là những thao tác cơ bản không chỉ giúp chủ phương tiện điều khiển xe đi đúng lộ trình mà còn đảm bảo an toàn, tránh rủi ro trong quá trình di chuyển.

1.1. Cách đánh lái xe ô tô

Đánh lái xe ô tô là kỹ thuật điều khiển vô lăng sao cho xe di chuyển theo hướng mong muốn. Tùy theo từng trường hợp mà người lái sẽ có những cách đánh lái khác nhau.

Bắt đầu từ vị trí cầm lái chuẩn, người điều khiển sẽ xoay vô lăng cùng chiều với hướng di chuyển mong muốn. Ví dụ khi muốn rẽ trái, người điều khiển sẽ đánh lái vô lăng theo hướng ngược với chiều kim đồng hồ. Vị trí tay phải từ hướng 3 giờ sẽ đưa lên cao theo hướng 12 giờ, tay trái thả lỏng ở vị trí 12 giờ. Tiếp theo, tay trái quay vô lăng theo hướng 6 giờ cho đến khi xe di chuyển đến vị trí mong muốn thì bắt đầu kỹ thuật giữ và trả lái. Nếu muốn xe rẽ phải, người lái có thể thực hiện theo các bước tương tự nhưng ngược lại.  

Đây là cách đánh lái chỉ sử dụng tay phải hoặc tay trái để điều khiển vô lăng. Kỹ thuật đánh lái một tay khá phức tạp với người mới bắt đầu. Do đó, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, người điều khiển nên phối hợp cả hai tay để đánh và trả lái xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn, trừ những trường hợp cần thực hiện đồng thời các thao tác như bật đèn xi nhan, bật gạt nước, ra vào số,... 

  • Đánh lái kiểu bắt chéo tay 

Kỹ thuật này thực hiện tương tự như cách đánh lái theo kiểu kéo đẩy nhưng điểm phối hợp giữa hai tay sẽ không trùng nhau mà tạo thành hình chữ X. Ví dụ khi người điều khiển muốn rẽ trái, tay phải từ vị trí 3 giờ sẽ đánh lái vô lăng ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí 10 giờ, cùng lúc đó tay trái sẽ đặt ở vị trí 2 giờ và đón tay lái, tiếp theo đặt tay phải ở vị trí 6 giờ để đón vô lăng từ tay trái. Người điều khiển thực hiện thao tác trên cho đến khi xe quay theo hướng cần thiết. 

Ưu điểm cách đánh lái theo kiểu bắt chéo là góc quay vô lăng rộng nên người điều khiển có thể thực hiện cách đánh lái và trả lái tốc độ nhanh hơn, đặc biệt trong những tình huống cua gấp. 

1.2. Cách trả lái xe ô tô

Ngoài việc đánh lái xe ô tô, chủ phương tiện cũng cần thành thạo kỹ thuật trả lái an toàn. Đây là thao tác điều khiển vô lăng theo hướng ngược lại với cách đánh lái đã hướng dẫn ở trên trong khi vẫn giữ thẳng các bánh xe. 

Người điều khiển sẽ quay vô lăng sang trái và trả lái ngược lại bên phải. Thao tác này cần đảm bảo sao cho vô lăng quay trở lại đúng vị trí ban đầu trước khi đánh lái.

2. Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đánh, trả lái ô tô

Để thực hiện thao tác đánh trả lái xe ô tô đúng kỹ thuật, người điều khiển cần lưu ý những điểm sau:

  • Chủ phương tiện nên đặt tay cầm vô lăng đúng vị trí, thả lỏng bàn tay để tránh đau cơ khi lái xe trong thời gian dài. Bên cạnh đó, người điều khiển cũng không nên cầm vô lăng quá nhẹ, dễ mất kiểm soát khi gặp tình huống bất ngờ. Đối với những người mới bắt đầu lái xe nên dùng cả hai tay di chuyển vô lăng để đảm bảo an toàn. 
  • Không đánh lái quá mạnh hoặc đánh lái hoàn toàn vì có thể làm hư hỏng toàn bộ hệ thống lái của xe ô tô. 
  • Trả thẳng lái. Trong một số trường hợp, khi đã trả vô lăng về đúng vị trí ban đầu nhưng bánh xe ô tô vẫn không thẳng so với thân xe, lúc này người lái nên đặt tay thẳng theo hướng của vô lăng rồi di chuyển nhẹ khoảng 5 - 10 cm để xem xe có bị lệch hay không. Nếu xe dịch chuyển lệch hướng thì cần điều chỉnh vô lăng ngược lại. 

Biết cách đánh lái và trả lái xe ô tô sẽ giúp người mới điều khiển xe một cách an toàn. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng cần lưu ý cách đánh lái khi lùi xe đúng kỹ thuật để không gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống lái của ô tô.

Hiện nay, các dòng xe ô tô VinFast đều được trang bị hệ thống trợ lực lái tiên tiến, trong đó dòng xe VinFast Fadil được lắp đặt hệ thống trợ lực lái điện, VinFast VF e34 là trợ lực lái điện EPS, còn VinFast President, VinFast Lux SA2.0 và VinFast Lux A2.0 sử dụng hệ thống trợ lực điện - thủy lực EHPS.

Các hệ thống này đều được kết nối với cảm biến tốc độ và góc đánh lái để bộ điều khiển điện tử ECU tính toán lực cần thiết và truyền đến mô-tơ dòng điện phù hợp, tạo ra lực đẩy xoay theo hướng lái của người điều khiển. Chính vì vậy, người dùng có thể tự cài đặt và điều chỉnh các thông số liên quan như góc đánh lái, độ nhạy thiết bị hoặc tốc độ phản hồi của vô lăng,...

Quý khách hàng quan tâm các dòng xe ô tô VinFast có thể liên hệ đăng ký lái thử miễn phí và đặt cọc xe để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

Để đánh lái chính xác thì điều quan trọng nhất là phải cầm vô lăng chính xác. Cầm vô lăng là một trong những kỹ thuật đầu tiên mà tài xế học khi lái xe ô tô. Khi thực hiện đúng động tác, chúng ta sẽ dễ dàng điều khiển và xử lý được các tình hướng, hạn chế được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. 

Kỹ thuật cầm vô lăng chính xác cũng rất quan trọng khi thi bằng lái xe ô tô B1, B2. Nhiều người đã bị trừ điểm vì lỗi cầm vô lăng không đúng cách. Trong khi lái xe, tài xế cần chú ý về tư thế, vị trí cơ thể và cách đặt tay.

Dưới đây là những điều giám khảo đánh giá cao khi cầm lái xe ô tô:

  • Cầm vô lăng đúng ở vị trí 1/4 phía trên [10 và 2, 9 và 3]
  • Bẻ lái chính xác và mượt mà khi vào cua
  • Tránh bắt chéo tay khi rẽ, chuyển hướng

Kỹ thuật đánh lái chính xác

Kỹ thuật bắt chéo tay - Áp dụng ở tốc độ dưới 25km/h

Kỹ thuật đánh lái chéo tay là kỹ thuật đơn giản, hầu như nhiều tài mới đều biết về kỹ thuật này. Về cơ bản, kỹ thuật này sẽ dùng hai tay bắt chéo nhau để kéo vô lăng về phía mong muốn. Mục đích là giúp người lái có góc đánh lái lớn hơn, phù hợp để áp dụng khi lưu thông trong đô thị.

Lợi ích kỹ thuật này là giúp tài xế tận dụng được lực tay nhiều hơn để đánh lái nhẹ nhàng hơn. Theo khuyến cáo, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi tài xế lái ở tốc độ dưới 25km/h, không nên áp dụng khi lái ở tốc độ cao hoặc khi rẽ. Vì hành động này sẽ này sẽ làm giảm khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ và hiệu quả của túi khí.

Kỹ thuật vần vô lăng - Áp dụng khi đánh lái những góc gắt

Kỹ thuật này đòi hỏi khả năng xử lý phức tạp hơn và chỉ nên được áp dụng khi tài xế muốn đánh lái ở những góc cua gắt. Không giống như kỹ thuật bắt chéo tay, kỹ thuật vần vô lăng đòi hỏi người lái phải chuyển tay nhiều hơn. Do vậy, theo kinh nghiệm lái xe của các chuyên gia, người dùng chỉ nên áp dụng kỹ thuật này ở những góc cua gắt.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp tài xế đánh lái sang hai hướng nhưng vẫn kiểm soát xe được tối đa. Lúc này, tay trái vẫn ở bên trái, tay phải vẫn ở bên phải. Vô lăng có thể dễ dàng xoay từ hướng này sang hướng khác mà không cần chéo tay. 

Thao tác thực hiện: Người lái xe đặt tay ở vị trí 10 và 2 giờ theo phương pháp đẩy-kéo. Khi xe rẽ trái, tay ở số 10 kéo vô lăng xuống số 6 trong khi tay phải ở số 2 đẩy vô lăng lên số 12. Khi quay phải, tay phải kéo vô lăng từ vị trí 2 đến 6 giờ trong khi tay trái đẩy vô lăng từ vị trí 10 đến vị trí 12. 

Ưu điểm của kỹ thuật này là khắc phục nhược điểm của kỹ thuật bắt tay chéo. Giúp tài xế đánh lái mượt hơn khi đi ở tốc độ cao, định hướng xe chính xác hơn và không phải dùng nhiều lực khiến tay vì điều này làm mói tay khi lái xe đường dài.

Quay vô lăng bằng một tay - Áp dụng trong tình huống khẩn cấp

Kỹ thuật này được khuyến khích áp dụng trong tình huống khẩn cấp. Thứ tự thực hiện kỹ thuật này như sau, đặt tay ở vị trí cao nhất trên vô lăng, sau đó nới lỏng tay nắm vô lăng như bình thường rồi sử dụng lòng bàn tay quay vô lăng xuống điểm thấp nhất. 

Tiếp theo, người điều khiển cần quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay, tiếp tục quay và chuyển sang cách nắm bình thường, sau đó quay vô lăng lên điểm cao nhất.

Xem thêm: 

Các kiểu cầm vô lăng sai thường gặp

Kiểu đặt tay dưới đáy vô lăng

Đây là cách cầm vô lăng sai thường gặp nhất. Nhiều người đặt tay dưới đáy vô lăng và có khi chỉ điều khiển bằng một tay. Việc làm này tuy có thể giúp tài xế đỡ mỏi vai, nhưng nó sẽ làm hạn chế rất nhiều về khả năng đánh lái. Người lái chỉ có thể nới rộng góc lái trong phạm vi hẹp, không thể đánh lái được góc lớn, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu có tình huống đột ngột. 

Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Kiểu đặt tay sát người

Kiểu cầm vô lăng này thường gặp nhất ở các chị em phụ nữ và những người có thể hình thấp. Để đỡ mỏi tay, nhiều người có thói quen dí sát người với vô lăng. Tuy nhiên, thói quen này cần được loại bỏ vì nó sẽ làm hạn chế góc đánh lái cũng như giảm hiệu quả hoạt động của túi khí. Bên cạnh đó, người lái cũng có thể chịu tác động mạnh hơn nếu có tai nạn xảy ra. 

Kiểu cầm chấu

Thông thường, vô lăng thường có từ 2-4 chấu nhưng hiện nay phổ biến nhất là loại 3 chấu. Tương tự như nhược điểm của những cách trên, cách cầm vô lăng kiểu này cũng sẽ nguy hiểm khi lái xe ở tốc độ cao hay gặp phải các tình huống cần phản ứng nhanh. 

Sai lầm của cách cầm này là hạn chế lực từ cánh tay và khó có thể bẻ lái nhanh, đồng thời tay tài xế có thể bị thương khi túi khí bung ra. 

Kiểu cầm vô lăng trên đỉnh và sử dụng 1 tay

Hai kiểu cầm này chỉ nên dùng để nghỉ ngơi khi lái xe ở tốc độ chậm và đi trên đoạn đường vắng, không nên áp dụng khi lái xe trong đô thị hay trên cao tốc. Nhược điểm của hai cách này đều hạn chế khả năng kiểm soát vô lăng và góc đánh lái của tài xế. 

Có thể bạn quan tâm: Những trải nghiệm lái xe vụng về của tài mới

[Nguồn ảnh: Internet]

Video liên quan

Chủ Đề