Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không giật mình

Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Mẹ hãy áp dụng 7 cách này cho bé nhé

Bạn đang đau đầu tìm một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon? Có những trẻ sơ sinh dễ dàng lăn ra ngủ và chỉ ngọ nguậy đôi chút vào ban đêm, nhưng một số trẻ lại cứ thức chơi.

Nhiều trẻ khác thì hay giật mình, trằn trọc quấy khóc khiến cha mẹ căng thẳng dỗ dành suốt đêm. Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon thực sự là cả một vấn đề đối với những người mới có con.

Để giải quyết vấn đề trên, bạn cần kiên nhẫn và quan tâm để tập cho con thói quen ngủ đủ giấc mỗi tối, đồng thời phải ngủ đúng giờ. Với những mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm dưới đây, bé sẽ dần ngủ thẳng giấc và bạn có thể quay lại với giấc ngủ ngon lành trước đây.

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Về cơ bản, trẻ càng nhỏ, càng cần nhiều giờ để ngủ hơn. Đối với trẻ sơ sinh, con cần khoảng 20 giờ 1 ngày để ngủ. Thông thường, bé sẽ thức rồi lại ngủ, sau mỗi 2-3 tiếng không phân biệt ngày hay đêm.

Thời gian ngủ sẽ giảm dần khi con lớn lên và bé cũng sẽ ngủ sâu và ngon hơn. Do vậy, ba mẹ không cần lo lắng, thay vào đó hãy cố gắng chăm sóc con thật tốt. Ngoài ra, để giúp bé ngủ ngon hơn, ba mẹ có thể tham khảo thực hiện những mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh ngủ ngon rất đơn giản dưới đây.

1. Làm gối đinh lăng

Cho bé gối đầu trên loại gối thảo dược cũng là một mẹo dân gian vô cùng hiệu quả giúp con ngủ ngon hơn. Gối làm bằng đinh lăng là loại đáng chú ý nhất. Trên thị trường có bán sẵn loại gối này, tuy nhiên mẹ cũng có thể tự làm nó vì cách làm cũng khá đơn giản.

2. Đặt dao cùn ở đầu giường

Khi bé quấy khóc nhiều hoặc thường xuyên giật mình trong lúc ngủ, nhiều gia đình đã đặt dao cùn ở đầu giường. Đây là một mẹo dân gian cho bé ngủ ngon hiệu quả được đa số ba mẹ tin rằng sẽ giúp xua đuổi tà khí đang trêu chọc con. Cách làm này có tác dụng tương tự như đốt vía cho trẻ hay đeo vòng gỗ dâu tằm cho bé.

3. Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ

Các loại vỏ của họ nhà cam có chứa rất nhiều tinh dầu. Đây là hoạt chất giúp điều hòa lưu thông máu, thư thái tinh thần và con người sẽ dễ đi sâu vào giấc ngủ. Như vậy, các mẹ hãy lấy vỏ chanh/ bưởi hoặc quýt phơi khô rồi treo ở đầu giường hoặc góc phòng ngủ của bé.

4. Treo tỏi ở đầu giường

Theo tương truyền dân gian, dùng tỏi treo trong phòng sẽ giúp bé ngoan và ít quấy khóc hơn. Ba mẹ hãy treo một chùm tỏi ở đầu giường và dùng một túi dây rút có 1-2 tép tỏi đặt vào áo bé.

5. Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon: Dùng cành dâu tằm

Dâu tằm là loại cây có thể xua đuổi tà khí khi bé ngủ, qua đó giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan hơn. Theo quan niệm xa xưa, trẻ nhỏ còn non nớt, do đó dễ bị các thế lực tâm linh trêu trọc dẫn đến giật mình quấy khóc.

Vì vậy, nhiều ba mẹ đã đặt cành dâu tằm [càng tươi càng tốt] trong căn phòng ngủ để bé không bị quấy nhiễu lúc ngủ.

6. Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu

Sử dụng bồ kết hoặc tinh dầu để xông phòng cũng là một trong những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hiệu quả. Việc làm này không chỉ có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ luồng khí xấu, mà còn giúp bé hết khóc và giật mình nửa đêm.

Ba mẹ hãy chuẩn bị chậu nước nóng đã có vài giọt tinh dầu chàm, hoặc một chậu than có vài quả bồ kết chín khói bốc lên rồi để trong phòng ngủ.

Những lưu ý giúp bé ngủ ngon

Bên cạnh các Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon kể trên, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để bé có giấc ngủ sâu vào ban đêm

Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường xuyên bị gián đoạn vì phản xạ giật mình. Nhiều mẹ thắc mắc điều này có đáng lo không và cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả?

Bản chất giấc ngủ của trẻ dưới 3 tháng tuổi thường không sâu như người lớn. Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ hoặc run nhẹ tay chân là phản xạ rất bình thường và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu muốn giúp con ngủ ngon và không bị giật mình, quấy khóc quá nhiều thì ba mẹ vẫn có thể áp dụng một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau của Hello Bacsi.

Trẻ bị giật mình khi ngủ thường phản xạ như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là một phản xạ không tự chủ. Biểu hiện của trẻ ngủ bị giật mình cũng rất dễ nhận biết, bao gồm các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

  • Trẻ mở rộng cánh tay và chân: Trẻ bị giật mình khi ngủ thường đột ngột mở rộng cánh tay và chân của mình, lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Cánh tay và chân co lại: Sau khi mở rộng cánh tay và chân thì phản ứng tiếp theo là em bé thường cong lưng và co tứ chi lại gần cơ thể. Phản xạ này có thể giúp bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. Đôi khi, trẻ cũng có thể khóc một lúc do bị giật mình.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh là điều tự nhiên và đây chính là dấu hiệu cho biết hệ thần kinh của bé đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn quan tâm đến cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh để giúp con tránh được những phản xạ không cần thiết và ngủ ngon hơn.

Trong đó, điều quan trọng trước tiên là bạn nên xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ. Những nguyên nhân này bao gồm:

Không chỉ người lớn mà trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn hoặc âm thanh đột ngột phát ra. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị giật mình khi ngủ nhưng khi môi trường quá ồn ào sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của bé.

Thay đổi ánh sáng

Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như khi bạn bất ngờ bật đèn hoặc mở cửa sổ trong một căn phòng đang tối thì đều dễ khiến trẻ bị giật mình khi ngủ.

Chuyển động đột ngột

Các cử động đột ngột của mẹ khi cho bé bú hoặc bất kỳ chuyển động nào tương tự cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị giật mình. Ngoài ra, bản thân em bé vẫn có thể tự giật mình trong lúc ngủ khi trẻ cử động tay hoặc chân.

Thay đổi độ cao

Việc thay đổi độ cao đối với trẻ sơ sinh xảy ra khi ba mẹ đang bế con trên tay để ru ngủ rồi sau đó đặt bé xuống nôi hoặc cũi hay bất ngờ đứng dậy. Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột sẽ khiến bé có cảm giác mất thăng bằng hoặc như sắp té ngã. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đánh thức hoặc dễ giật mình khi ngủ.

Mách mẹ 3 cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ thường xuyên bị giật mình khi ngủ hoặc dễ khóc do bị giật mình, ba mẹ sẽ cần quan tâm đến những nguyên nhân kể trên để có hướng khắc phục hiệu quả. Do đó, cah mẹ có thể áp dụng một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh sau đây:

1. Giữ bé gần với cơ thể và di chuyển chậm khi thay đổi vị trí của bé

Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột thường là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ. Vì vậy, khi đang bế con thì bạn nên giữ bé càng gần với cơ thể càng tốt. Nếu muốn đặt trẻ nằm xuống nôi hoặc cũi thì hành động này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác như bị té ngã và hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ.

Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh là một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng để giúp trẻ không cử động tay chân đột ngột. Từ đó tránh được phản xạ giật mình khi ngủ. Hơn nữa, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ tạo cảm giác cho bé như khi còn ở trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn.

3. Đảm bảo môi trường ngủ tốt nhất cho bé

Điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ cũng như giúp bé ngủ ngon hơn thì mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Giảm độ sáng của đèn ngủ.
  • Hạn chế tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra.
  • Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ của bé.
  • Tránh cử động đột ngột khi đang cho con bú hay đang ru bé ngủ…

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ thường kéo dài từ 3 – 6 tháng đầu và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Trong trường hợp đã qua 6 tháng mà bé còn dễ giật mình khi ngủ hoặc mẹ áp dụng cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh tại nhà không hiệu quả thì nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp dành cho bé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề