Cách lập công thức hóa học lớp 7

Dạng bài tập lập công thức hóa học

Bài viết dưới đây giúp bạn đọc tự tin hơn khi gặp dạng bài tập lập công thức hóa học khi biết được thành phần các nguyên tố trong hợp chất.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Xác định CTHH dựa vào PTHH

–         Đặt công thức: AxByCz.

–         Tính khối lượng của từng nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

mA= .

mB= .

mC= .

hoặcmC=-mA-mB

–         Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất

nA =                          nB =                  nC =

–         Lập CTHH của hợp chất dựa vào số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

*Chú ý: Nếu đề bài không cho khối lượng mol của hợp chất thì ta thực hiện như sau:

x:y:z =  :  :         (tốigiản)

Dạng bài tập lập công thức hóa học

Trong đó:   

x, y, z lần lượt là số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.

%A, %B, %C lần lượt là phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.

MA, MB, MC lần lượt là khối lượng mol của các nguyên tố trong hợp chất.

*Cần nhớ: Không có dữ kiện M, đặt tỷ lệ ngang, đáp số là công thức đơn giản. Nhưng với hợp chất vô cơ thường là công thức phân tử. Ngoại trừ trường hợp như:

-H2O2 là công thức hóa học đúng của nước oxi già, còn HO là công thức đơn giản nhất nhưng không là công thức đúng của nước oxi già.

-N2H2 là công thức hóa học đúng của hidrazin còn NH2 là công thức đơn giản nhất nhưng không là công thức hóa học đúng của hidrazin.

Đối với các hợp chất hữu cơ, công thức đơn giản nhất thường không là công thức hóa học đúng của hợp chất:

-C2H2 là công thức hóa học của axetilen còn CH chỉ là công thức đơn giản nhất không đúng với công thức hóa học của axetilen.

-C2H4O2 là công thức hóa học của axit axetic nhưng CH2O là công thức đơn giản nhất nhưng không phải là công thức hóa học của axit axetic.

Ví dụ: Lập CTHH của các hợp chất:

a)     A gồm 80% Cu và 20% O, biết khối lượng mol của A là 80.

b)    B gồm 45,95% K; 16,45% N và 37,6% O.

Giải:

a)     Khối lượng của Cu và O có trong 1 mol A là:

mCu =  =  = 64

mO =  =  = 16

Hoặc mO = 80-64=16

Số mol nguyên tử Cu và O có trong 1mol A là:

nCu = =  = 1                                   nO =  =  = 1

Vậy CTHH của A là CuO

b)    Vì %K + %N + %O = 100% nên B chỉ chứa K, N, O.

Gọi CTHH của B là KxNyOz ta có:

x : y : z =  :  :  =  :  :  = 1,17 : 1,17 : 2,34  1:1:2

Vậy CTHH cần tìm là KNO2

Bài 1: Lập công thức hóa học của các hợp chất:

a)     A gồm 40% Cu, 20% S, 40% O, biết khối lượng mol của A là 160.

b)    B gồm 82,35% N và 17,65% H, biết khối lượng mol của A là 17.

c)      C gồm 32,39% Na, 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142.

d)    D gồm 36,8% Fe, 21% S còn lại là O, biết khối lượng mol của D là 152.

Bài 2: Tìm công thức hóa học của các hợp chất sau:

a)     Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8% C, 5,9% H, 70,3%Cl và có phân tử khối bằng 50,5.

b)    Một hợp chất rắn màu trắng có thành phần phân tử có 40% C, 6,7%H, 53,3% O và có phân tử khối bằng 180.

c)     Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl. Trong đó Na chiếm 39,3% theo khối lượng. hãy tìm CTHH của muối ăn biết phân tử khối của nó gấp 29,25 lần phân tử khối của H2.

Bài 3: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25% theo khối lượng còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là bao nhiêu?

Bài 4: Hãy tìm công thức đơn giản nhất của 1 loại oxit lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.

Bài 5: Phân tích một khối lượng hợp chất M người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M là gì?

Bài 6: Lập công thức hóa học của Sắt và oxi, biết cứ 7 phần oxi thì kết hợp với 3 phần khối lượng oxi.

Bài 7:Hai nguyên tử  X kết hợp với 1 nguyên tử oxi tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử. Trong phân tử, nguyên tố oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Tìm nguyên tố X.

Bài 8: Hãy xác định công thức các hợp chất sau đây:

a)     Hợp chất A biết: thành phần % về khối lượng các nguyên tố là 40% Cu, 20% S và 40% O, trong phân tử có 1 nguyên tử S.

b)    Chất khí B có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố tạo thành mC:mH = 6:1, một lít khí B (đktc) nặng 1,25g

c)     Hợp chất D biết 0,2 mol hợp chất D có chứa 9,2 g Na, 2,4g C và 9,6g O

Bài 1:

a)     CuSO4

b)    NH3

c)     Na2SO4

d)    FeSO4

Bài 2:

a)     HCl

b)    C6HO12O6

c)     NaCl

Bài 3:

Na2O

Bài 4:

SO3

Bài 5:

SO2

Bài 6:

Fe2O3

Bài 7:

Na

Soạn bài 3: Công thức hóa học, hóa trị - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 12. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

1. Cách ghi công thức hóa học của một chất như thế nào?

2. Công thức hóa học của các chất cho biết những điều gì?

3. Vì sao từ 118 nguyên tố hóa học có thể tạo ra hàng chục triệu chất khác nhau?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Công thức hóa học

Điền ý nghĩa của các công thức hóa học của các chất trong các ô trống sau:

TTChấtCông thức hóa họcÝ nghĩa
1OxiO2
  • Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra
  • Có 2 nguyên tử O trong một phân tử O2
  • Phân tử khối bằng: 2 x 16 = 32 (đvC)
2Axit NitricHNO3
  • Axit Nitric do các nguyên tố H, N, O tạo ra
  • Có 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử O trong một phân tử HNO3
  • Phân tử khối bằng: 1 + 14 + 16 x 3 = 63 (đvC)
3HidroH2
4Canxi CacbonatCaCO3

=> Xem hướng dẫn giải

II. Hóa trị

1. Cách xác định hóa trị

câu 1: Hóa trị là gì?

Câu 2: Hóa trị của một nguyên tố nhóm nguyên tử được xác định như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Quy tắc hóa trị (SGK trang 14)

câu 1: Tính tích x × a và y × b, ghi kết quả theo bảng sau:

Câu 2: Công thức hóa học chung của hợp chất hai nguyên tố có dạng: AaxBby . Trong đó x,y và a,b lần lượt là chỉ số và hóa trị tương ứng của các nguyên tố A,B. Hãy chọn dấu thích hợp (>, <, =, ≥, ≤) điền vào ô trống sau:

x × a.......y × b

Câu 3: Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong quy tắc hóa triij dưới đây. ( lớn hơn; bằng; hỏ hơn; chỉ số; hóa trị)

Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và.....(1).....của nguyên tố này.....(2).....tích của.....(3).....và hóa trị của nguyên tố kia.

=> Xem hướng dẫn giải

C Hoạt động luyện tập

1. Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây. (đơn chất; hợp chất; kí hiệu hóa học; nguyên tố hóa học; phân tử; nguyên tử; hạt nhân; nguyên tử khối)

Đơn chất tạo nên từ một.....(1).....nên công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm một.....(2)...... Còn.....(3).....tạo nên từ hai, ba.....(4)..... nên công thức hóa học của hợp chất gồm hai, ba,.....(5)...... Chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu hóa học, bằng số.....(6).....của mỗi nguyên tố có trong một.....(7).....của chất.

2. Dùng các chữ số, kí hiệu và công thức hóa học để diễn tả các ý sau:

a, Hai nguyên tử oxi.

b, Ba phân tử canxi hidroxit.

c, Bảy phân tử amoniac

3. Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây;

a, HBr, H2S, CH4.

b, Fe2O3, CuO, Ag2O.

4. Vận dụng quy tắc hóa trị:

a, Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm 2 nguyên tố sau:

P (III) và H ; C (IV) và S (II) ; Fe (III) và O.

b, Dựa vào bảng 2.1 và bảng 2.2, lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

Canxi nitrat, biết phân tử Canxi nitrat có chứa nguyên tố canxi và nhóm nitrat (NO3).

Natri hidroxit, biết phân tử Natri hidroxit có chứa nguyên tố natri và nhóm hidroxit (OH).

Nhôm sunfat, biết phân tử Nhôm sunfat có chứa nguyên tố nhôm và nhóm sunfat (SO4).

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

Muối ăn được dùng hằng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiểu thành phần hóa học của muối ăn (gồm các hợp chất hóa học nào, công thức hóa học của các hợp chất đó) và nêu cách sử dụng muối ăn như thế nào cho khoa học và tốt cho sức khỏe.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy tìm hiểu qua sách, tài liệu, internet... và viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) về nước (H2O), vai trò của nước trong đời sống và vấn đề bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.

=> Xem hướng dẫn giải