Cần nhịn ăn bao lâu để xét nghiệm máu

Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu là yêu cầu thường được đưa ra khi bạn muốn làm các xét nghiệm máu. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần nhịn ăn trước khi đi làm xét nghiệm máu và nếu có thì cũng chỉ cần nhịn ăn.

Các xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn

Bạn cân nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm phụ thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bạn định làm. Danh sách một số xét nghiệm máu yêu cầu bạn phải nhịn ăn mới có kết quả chính xác.

1. Xét nghiệm đường huyết

Bạn muốn kiểm tra đường huyết, chắc chắn là bạn phải nhịn ăn. Vì xét nghiệm đường huyết lúc đói mới đo được chính các lượng đường trong máu để xem liệu nó có bình thường không.

Đây là xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường. Bạn nhịn ăn sẽ đảm bảo rằng xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác lượng đường trong máu khi đói.

Chú ý: Đối với xét nghiệm đường huyết, bạn không được ăn hoặc uống bất kì thứ gì khác ngoài nước trong khoảng từ 8-10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Kết quả thu được sau khi làm xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.

2. Xét nghiệm mỡ máu [bộ mỡ máu]

Đây là xét nghiệm liên quan đến vấn đề tim mạch, đánh giá lượng mỡ trong máu. Các chỉ số đánh giá bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride.

Nếu như kết quả LDL cholesterol và triglyceride cao có thể làm răng nguy cơ của một số bệnh tim mạch, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Khi bạn làm xét nghiệm mỡ máu, bác sĩ yêu cầu bạn phải nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi làm xét nghiệm để có thông tin chính xác về mỡ máu.

Những người làm xét nghiệm không nên uống rượu trong 24 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo dùng cho những người trên 45 tuổi hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đái tháo đường.

Với trường hợp bệnh nhân đã có bệnh về tim mạch thì bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm này thường xuyên để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Cũng như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm này cũng cần nhịn đói từ 8-10 tiếng vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

3. Xét nghiệm sắt trong máu

Xét nghiệm này đo lượng sắt trong máu giúp xác định các bệnh do thiếu sắt, chẳng hạn như thiếu máu thiếu sắt. Sắt có trong một số loại thực phẩm và được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào máu, do đó nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt, kết quả có thể cao hơn chỉ số chính xác lượng sắt trong máu.

Để đảm bảo kết quả chính xác, bệnh nhân được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng làm xét nghiệm. Một số người có thể uống viên sắt hoặc viên đa vitamin [multivitamin] chứa sắt. Những thứ này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các chế phẩm bổ sung này, thì không nên dùng trong vòng 24 giờ trước khi thử máu.

Các xét nghiệm máu không phải nhịn ăn

1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa thường được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan hoặc đưa ra bằng chứng về tổn thương gan. Khi có các triệu chứng sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, các bệnh về gan và khi theo dõi quá trình sử dụng thuốc, xét nghiệm này được tiến hành.

Xét nghiệm chức năng gan được chỉ định trong tổng thể xét nghiệm khi sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan và trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc.

Với xét nghiệm chức năng gan, bạn có thể ăn bình thường trước khi thực hiện vì không ảnh hưởng đến kết quả.

2. Xét nghiệm bệnh Gout

Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric và creatinin trong máu. Tuy nhiên một số người không mắc bệnh gout có nồng độ axit uric cao và ngược lại.

Những xét nghiệm khác như công thức máu, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm nội tiết thì thức ăn không ảnh hưởng tới kết quả.

Vì sao bạn nên xét nghiệm máu tại Phòng khám đa khoa Biển Việt

Phòng khám đa khoa Biển Việt đã và đang đầu tư hệ thống cơ sở trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu xét nghiệm máu cơ bản lẫn chuyên sâu giúp tầm soát được nhiều bệnh nguy hiểm. Phòng xét nghiệm tại phòng khám đã được Sở Y tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II. Cùng với máy xét nghiệm tiên tiến đưa ra những kết quả chính xác nhất.

Các bác sĩ tại bệnh viện cũng là những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm giúp quy trình thực hiện xét nghiệm và thăm khám, điều trị luôn an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ tại phòng khám đa khoa Biển Việt cũng làm hài lòng rất nhiều người khi thực hiện khám chữa bệnh tại đây. Thời gian khám hành chính kéo dài từ 7h – 20h tất cả các ngày trong tuần, dịch vụ đặt lịch khám, thái độ phục vụ tận tình của nhân viên y tế… chính là những thế mạnh giúp Biển Việt có được sự tin tưởng của người bệnh.

Vui lòng liên hệ tổng đài 0243.542.0311/ 0912.075.641 để được giải đáp cụ thể.

Nhịn ăn sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chính xác các chỉ số bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, ví dụ như chỉ số đường huyết hoặc lượng cholesterol.

Nếu bạn lỡ ăn thứ gì đó trước khi xét nghiệm máu, bạn nên cho bác sỹ biết để kết quả xét nghiệm máu của bạn không bị sai. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể tiến hành xét nghiệm nếu lỡ ăn uống gì đó trước khi xét nghiệm, nhưng trong một số trường hợp khác, bạn sẽ phải về nhà và đến xét nghiệm vào một ngày khác.

Tại sao một số xét nghiệm máu lại yêu cầu bạn phải nhịn ăn?

Các loại xét nghiệm máu dưới đây sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn:

  • Xét nghiệm đường máu
  • Xét nghiệm mỡ máu
  • Xét nghiệm sắt, kẽm
  • Xét nghiệm vitamin B12 và các vitamin nhóm B
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Xét nghiệm gamma glutamyl transferase [GGT] 

Cần phải nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu?

Thời gian nhịn ăn sẽ phụ thuộc vào loại xét nghiệm máu bạn phải tiến hành. Bác sỹ thường sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn với thời gian phù hợp với loại xét nghiệm

  • Xét nghiệm đường máu: thường sẽ yêu cầu nhịn ăn từ đêm hôm trước khi tiến hành xét nghiệm máu [8-10 tiếng]
  • Xét nghiệm mỡ máu: một số loại xét nghiệm mỡ máu không cần phải nhịn ăn. Xét nghiệm trực tiếp lượng LDL sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trước đó khoảng 14 tiếng.
  • Xét nghiệm triglyceride: bạn không cần phải nhịn ăn nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ phải nhịn ăn khoảng 12 tiếng.
  • Xét nghiệm sắt, kẽm huyết thanh: bạn sẽ cần phải nhịn ăn sáng trong khoảng 12 tiếng và tránh sử dụng viên sắt trong khoảng 24 tiếng trước khi xét nghiệm
  • Xét nghiệm vitamin nhóm B: thường sẽ được tiến hành vào buổi sáng sau 1 đêm không ăn gì
  • Xét nghiệm chức năng thận: nhịn ăn 8-12 tiếng trước xét nghiệm
  • Gamma – glutamyl transferase: nhịn ăn từ đêm hôm trước và tránh sử dụng đồ uống có cồn trước 24 giờ.

Nên làm gì nếu bạn lỡ ăn/uống trước khi xét nghiệm?

Nếu bạn lỡ ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm, kết quả của bạn có thể sẽ không chính xác. Một số loại xét nghiệm vẫn có thể phân tích được kể cả khi bạn lỡ ăn uống thứ gì đó. Một số loại khác sẽ cần phải tiến hành vào thời gian khác.

Có loại xét nghiệm nào được phép ăn trước khi xét nghiệm không?

Rất nhiều loại xét nghiệm máu không yêu cầu bạn phải nhịn ăn. Bác sỹ sẽ giúp bạn biết được xem liệu bạn có cần phải nhịn ăn hay không và nếu có thì nhịn ăn trong bao lâu.

Với tất cả các loại xét nghiệm máu, bạn có thể uống nước lọc. Bạn nên tránh uống các loại đồ uống khác như cà phê, trà, nước trái cây và đồ uống có cồn.

Làm thế nào để nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Các mẹo dưới đây sẽ giúp quá trình nhịn ăn của bạn diễn ra suôn sẻ hơn

  • Uống đủ nước: uống nhiều nước trước khi xét nghiệm sẽ giúp mạch máu của bạn dễ tìm thấy hơn.
  • Lên lịch xét nghiệm máu vào buổi sáng: nếu bạn làm xét nghiệm máu vào buổi sáng, bạn sẽ chỉ phải bỏ 1 bữa ăn mà thôi
  • Ăn trước khi nhịn: ăn ngay trước khi nhịn sẽ giúp làm giảm thời gian bạn nhịn ăn. Ví dụ, nếu bạn xét nghiệm máu lúc 9h sáng, và bạn cần nhịn ăn 12 tiếng, bạn nên ăn bữa cuối cùng lúc 8h30 tối hôm trước.
  • Tránh luyện tập trong quá trình nhịn ăn: tập thể thao sẽ làm tăng tốc quá trình tiêu hoá và khiến bạn đốt chay thêm nhiều calo hơn
  • Luôn để mình bận rộn: sẽ giúp bạn quên đi cơn đói.

Khi nào bạn ăn trở lại được?

Bạn có thể ăn hoặc uống ngay sau khi bạn vừa lấy máu. Bạn sẽ cảm thấy đói sau khi nhịn ăn, do đó, bạn nên mang theo một bữa ăn nhẹ để ăn ngay sau khi lấy máu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Video liên quan

Chủ Đề