Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

1.1. Nhiễm sắc thể giới tính

– NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.

+ Trong các tế bào lưỡng bội (2n):

  • Có các cặp NST thường.
  • 1 cặp NST giới tính kí hiệu XX (tương đồng) và XY (không tương đồng).

+ Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:

  • Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST 
  • Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

  • Ở người và động vật có vú, ruồi giấm …. XX ở giống cái, XY ở giống đực.
  • Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm…. XX ở giống đực còn XY ở giống cái.
  • NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái và tính trạng liên quan tới giới tính.

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

1.2. Cơ chế xác định giới tính

– Đa số các loài, giới tính được xác định trong thụ tinh.
– Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế xác định giới tính ở sinh vật.

  • VD: cơ chế xác định giới tính ở người.

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

– Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợpcủa NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế xác định giới tính.

+ Khi giảm phân:

  • Ở bố: Sự phân li của cặp NST giới tính XY cho 2 loại tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
  • Ở mẹ: Sự phân li của cặp NST giới tính XX chỉ cho một loại trứng X.

+ Qua thụ tinh: Tạo ra 2 loại hợp tử XX phát triển thành con gái và XY phát triển thành con trai, với số lượng và sức sống ngang nhau. Vì thế, tỉ lệ nam : nữ thường xấp xỉ 1:1

+ Sơ đồ:

\(P : XY x XX\)

\(Gp: X, Y; X\)

\(F1: 1XY; 1XX (1 Trai; 1 gái)\)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính

– Hoocmôn sinh dục:

+ Rối loạn tiết hoocmon sinh dục sẽ làm biến đổi giới tính tuy nhiên cặp NST giới tính không đổi.

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

  • Dùng Metyl testossteron (hormon sinh dục) tác động vào cá vàng cái có thể làm cá biến thành cá đực.
  • Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực trên 32oC thì nở thành con cái.

+ Nhiệt độ, ánh sáng … cũng làm biến đổi giới tính

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

  • Cây thầu dầu trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm

2. Bài tập minh họa

Điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường?

Hướng dẫn giải:

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

Câu 3: Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau?

Câu 4: Ở những loài mà giới tính đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

a) Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

b) Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

c) Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

d) Sự thụ tinh của hai loài giao tử đực mang NST X và NST Y với trứng có số lượng tương đương.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của NST giới tính là:

A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài

D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng

NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH

1.1. Khái niệm

     Ở động vật lưỡng bội và ở người đều có một cặp nhiễm sắc thể có mối quan hệ trực tiếp với việc quyết định giới tính gọi là nhiễm sắc thể giới tính.

     NST giới tính mang gen quy định giới tính và cả những gen không liên quan đến giới tính.

      Có 2 loại NST giới tính là X và Y, trong đó Y có kích thước nhỏ hơn X.

1.2. Cấu trúc

    *  NST giới tính X và Y có vùng tương đồng và vùng không tương đồng.

    *  Các đoạn mà X và Y tiếp hợp với nhau được coi là đoạn tương đồng (như gen trên NST thường). Các đoạn mà X và Y không tiếp hợp được với nhau thì không tương đồng (do gen trên X không có alen tương ứng trên Y và ngược lại gen trên Y không có alen tương ứng trên X).

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính
     Ngoài chứa gen quy định giới tính, NST giới tính còn chứa gen qui định tính trạng thường di truyền liên kết với giới tính.

II. Cơ chế xác định giới tính bằng NST giới tính

    Đa số các loài động vật khác nhau, thành phần nhiễm sắc thể của cá thể đực và cái không giống nhau, giới tính của chúng được quyết định bởi sự khác nhau của các nhiễm sắc thể giới tính.

2.1. Dạng XX/XY

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

- Ở người, động vật có vú, ruồi giấm và một số thực vật:

+ Cá thể cái có cặp NST giới tính là XX.

+ Cá thể đực có một cặp NST giới tính là XY.

- Ở chim, bướm, ếch nhái, bò sát, dâu tây, tằm:

+ NST giới tính của cá thể cái là XY.

+ NST giới tính của cá thể đực là XX.

2.2. Dạng XX/XO

- Ở một số loài động vật như bọ xít, rệp, châu chấu,…

+ Cá thể cái có NST giới tính là XX (giới đồng giao).

+ Cá thể đực chỉ có một NST X, không có NST Y, dùng XO để biểu thị (giới dị giao).

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 có đáp án: Cơ chế xác định giới tính:

 

Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loài động vật phân tính

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 
BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH 

Câu 1: Đặc điểm của NST giới tính là:

  1. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng
  2. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào
  3. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài
  4. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng

Đáp án:

NST giới tính luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài, số NST giới tính bằng:

  1. Một chiếc
  2. Hai chiếc
  3. Ba chiếc
  4. Bốn chiếc

Đáp án:

Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài có 1 cặp NST giới tính

Ngoài ra có 1 số loài chỉ có 1 NST giới tính: VD Châu chấu đực chỉ có 1 NST X

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:

  1. Luôn luôn là một cặp tương đồng.
  2. Luôn luôn là một cặp không tương đồng.
  3. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
  4. Có nhiều cặp, đều không tương đồng.

Đáp án:

Trong tế bào sinh dưỡng, NST giới tính tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:

  1. XX ở nữ và XY ở nam.
  2. XX ở nam và XY ở nữ.
  3. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX .
  4. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Đáp án:

Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính làXX ở nữ và XY ở nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:

  1. Ruồi giấm
  2. Các động vật thuộc lớp chim
  3. Người
  4. Động vật có vú

Đáp án:

Ở một số loài như châu chấu, bướm, chim: giới đực (XX), giới cái (XY).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:

  1. Tinh tinh
  2. Bò sát
  3. Ếch nhái
  4. Bướm tằm

Đáp án:

Tinh tinh có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực

Bướm, ếch nhái, bò sát: giới đực (XX), giới cái (XY).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào ?

  1. Ruồi giấm, thú, người.
  2. Chim, bướm và một số loài cá.
  3. Bọ nhậy
  4. Châu chấu, rệp.

Đáp án:

Ở chim, bướm và 1 số loài cá thì giới đực có bộ NST XX, giới cái có bộ NST giới tính XY

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Con cái mang cặp NST giới tính XX, còn con đực mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào ?

  1. Ruồi giấm, thú, người.
  2. Chim, bướm và một số loài cá.
  3. Bọ nhậy.
  4. Châu chấu, rệp.

Đáp án:

Ruồi giấm, thú, người con cái mang cặp NST giới tính XX, còn con đực mang cặp NST giới tính XY

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?

  1. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
  2. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng
  3. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
  4. Vì NST X dài hơn NST Y.

Đáp án:

Cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Chức năng của NST giới tính là:

  1. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào
  2. Nuôi dưỡng cơ thể
  3. Xác định giới tính
  4. Tất cả các chức năng nêu trên

Đáp án:

NST giới tính mang gen quy định tính trạng giới tính và gen quy định tính trạng thường (nếu có).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là: 

1. Đều mang gen quy định tính trạng thường. 

2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic. 

3. Đều ảnh hường đến sự xác định giới tính. 

4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào. 

5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng. 

Số phương án đúng là:

Đáp án:

Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là:

+ Mang gen quy định tính trạng thường (NST giới tín cũng có thể màng gen quy định tính trạng thường).

+ Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic.

+ Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào.

+ Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về sự tạo giao tử ở người là:

  1. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.
  2. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
  3. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
  4. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Đáp án:

Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Ở người phụ nữ bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra các loại giao tử như thế nào về nhiễm sắc thể giới tính ?

  1. 100% giao tử X
  2. 100% giao tử Y.
  3. 50% giao tử X và 50% giao tử Y.
  4. 25% giao tử X và 75% giao tử Y.

Đáp án:

Người nữ có bộ NST giới tính XX → khi giảm phân cho 100% giao tử X

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Hiện tượng cân bằng giới tính là

  1. tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.
  2. Tỉ lệ cá thể đực và cái ngang nhau trong một quần thể giao phối.
  3. Tỉ lệ cá thể đực cái ngang nhau trong một lần sinh sản.
  4. Cơ hội trứng thụ tinh với tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau.

Đáp án:

Hiện tượng cân bằng giới tính làtỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là:

  1. Do tỉ lệ giao tử mang NST X bằng Y hay X bằng O ở giới dị giao, giới đồng giao chỉ cho một loại.
  2. Tuân theo quy luật số lớn.
  3. Do quá trình thụ tinh diễn ra ngẫu nhiên.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án:

Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O ở giới dị giao, giới đồng giao chỉ cho một loại, nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1 là do

  1. tinh trùng Y khoẻ hơn tinh trùng X.
  2. tinh trùng Y khoẻ như tinh trùng X.
  3. giới đồng giao chỉ cho một loại giao tử.
  4. tỉ lệ giao tử ở giới dị giao là 1 : 1.

Đáp án:

Tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 là do tỷ lệ giao tử ở giới dị giao là 1:1

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực : cái xấp xỉ  1:1

  1. Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X
  2. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
  3. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
  4. Cả B và C

Đáp án:

Tỷ lệ đực:cái xấp xỉ 1:1 vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

  1. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương.
  2. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
  3. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
  4. Số giao tử X của cá thể đực bằng số giao tử X của cá thể cái

Đáp án:

Trường hợp hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương => đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Có thể sử dụng…..(A)….tác động vào các con cá, có thể làm cá cái biến thành cá đực. (A) là:

  1. Hoocmôn sinh dục
  2. Nhiệt độ
  3. Ánh sáng đơn sắc
  4. Êxitôxin

Đáp án:

Hoocmôn sinh dụcnếu tác động sớm có thể làm biến đổi giới tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Con người đã có thể chủ động điều chỉnh được tỉ lệ (đực : cái) ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất bằng cách nào ?

  1. Biến đổi nhiễm sắc thể giới tính ở cơ thể vật nuôi (từ X thành Y và ngược lại).
  2. Thay thế nhiễm sắc thể của cơ thể vật nuôi
  3. Dùng hoocmôn tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể.
  4. Cả A, B và C.

Đáp án:

Con người đã sử dụng hoocmôn tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Cơ chế xác định giới tính ở các loài sinh vật đơn tính

  1. Do con đực quyết định
  2. Do con cái quyết định
  3. Tùy thuộc giới nào là giới dị giao tử
  4. Cả 3 ý A, B, C đều đúng

Đáp án:

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Ở đa số các loài thú, giới tính được xác định ở thời điểm nào?

  1. Sau khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định
  2. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định.
  3. Trong khi thụ tinh.
  4. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định.

Đáp án:

Ở các loài thú XX là con cái; XY là con đực, giới tính được xác định sau khi thụ tinh do tinh trùng quyết định (có 2 loại tinh trùng X và Y)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

  1. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY
  2. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX
  3. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY
  4. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY

Đáp án:

Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Con trai phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?

Đáp án:

Con trai phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính Y từ bố.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính động vật ?

  1. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử
  2. Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
  3. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
  4. Cả B và C

Đáp án:

Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động lên sự phân hoá giới tính: VD hormone; nhiệt độ, điều kiện chiếu sáng..

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là:

A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.

B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.

C. Đều là cặp XX ở giới cái .

D. Đều là cặp XY ở giới đực.

Câu 27: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

A. Người nữ

B. Người nam

C. Cả nam lẫn nữ

D. Nam vào giai đoạn dậy thì

Câu 28: Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là:

A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.

B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.

C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.

D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 29: Nội dung nào sau đây đúng?

A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.

B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp.

C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.

D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.

Câu 30: Câu có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là: 

A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y

B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X

C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y

D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y

Bài giảng Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính