Chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra chất không tan có màu xanh lơ

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. KNO3

B. FeCl3

C. BaCl2

D. K2SO4

Trả lời:

Đáp án đúng: B. FeCl3

Giải thích:

- Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa làFeCl3.

FeCl3+ 3NaOH→ Fe(OH)3+ 3NaCl

-KNO3, BaCl2, K2SO4 không phản ứng được với NaOH

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về dung dịch NaOH nhé!

Kiến thức mở rộng về dung dịch NaOH.

1. Tính chất hóa học của NaOH

- Hóa chấtNaOHhay còn gọi là xút có nhiều dạng như: Dạng vảy đục không màu – xút vảy, dạng hạt – xút hạt, dạng dung dịch bão hòa 50%.

- Là một hợp chất vô cơ của natri, được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, phòng thí nghiệm cũng như trong cuộc sống thường ngày.

- Natri hydroxide hay hydroxide natri (công thức hóa học: NaOH) hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da hay là kiềm NaOH (kiềm ăn da) là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxide tạo thành dung dịch base mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo… Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu tấn. Natri hydroxide cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm, như làm khô các khí hay thuốc thử.

- Natri hydroxide tinh khiết là chất rắn không màu ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxide rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó hòa tan mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn. Nó cũng hòa tan trong etanol, metanol, ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.

a) Làm đổi màu chất chỉ thị

- Đổi màu quỳ tím thành xanh.

- Dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.

b) Tác dụng với oxit axit (tạo thành muối và nước)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + SO2→ Na2SO3+ H2O

c) Tác dụng với axit (Tạo thành muối và nước)

3NaOH + H3PO4→ Na3PO4+ 3H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

d) Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2

2. Tính chất vật lý của NaOH

Đặc điểm tính chất vật lý của NaOH

- NaOH hay xút là một chất rắn màu trắng dạng viên, vảy hoặc hạt ở dạng dung dịch bão hòa 50% có đặc điểm hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa.

- Nếu như tiếp xúc với những chất không tương thích, hơi nước hay không khí ẩm... sẽ bị mất ổn định.

- Chúng có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi nước

- Là một chất không mùi.

- Phân tử lượng: 40 g/mol.

- Điểm nóng chảy: 318 °C.

- Điểm sôi: 1390 °C.

- Tỷ trọng: 2.13 (tỷ trọng của nước = 1).

- Độ hòa tan: Dễ tan trong nước lạnh.

- Độ pH: 13.5.

3. Phương pháp sản xuất của NaOH

- Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hòa (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anot), dung dịch natri hydroxide, và hydro nguyên tố (trong buồng catot). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:

2Na+ + 2H2O + 2e− → H2↑ + 2NaOH

- Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2↑

4. Ứng dụng của NaOH

- NaOH sử dụng hóa chất nước bể bơi

+ NaOH có khả năng làm tăng nồng độ pH của nước, rất phổ biến trong xử lý nước hồ bơi. Ngoài ra để trung hòa cặn trong đường ống cấp nước người ta cũng có thể sử dụng nó.

- Trong công nghiệp hóa chất tẩy rửa

+ NaOHvà các hợp chất Natri được xem là những thành phần quan trọng trong sản xuất các chất tẩy giặt như nước Javen là chất tẩy trắng khá hiệu quả. Ngoài ra, Natri Hydroxit còn có công dụng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật, vì vậy hóa chất này còn dùng làm nước rửa chén.

+ Bên cạnh, với việc pha loại hóa chất này với nước nóng, khi đóhóa chất NaOHsẽ tạo thành chất tẩy rửa hiệu quả cho các thiết bị công nghệ, bể chứa, ống xả thải dưới bồn rửa và cống xả, đường ống thoát nước. Hoặc khi ngâm thép không gỉ, kính nường vào hóa chất xút còn có tác dụng tẩy nhờn rất tốt, người ta còn ứng dụng chúng làm hóa chất tẩy rửa lò hơi.Trong ngành công nghiệp dược phẩm người ta dùng hóa chất Natri phenolat có tác dụng giảm đau trong Aspirin hoặc làm chất khử trùng y tế,…

- Trong sản xuất giấy

+ Hóa chất NaOHcó tác dụng xử lý, làm trắng đối với gỗ, tre, nứa,…theo công nghệ Sunfat và Soda.

- Trong công nghiệp dầu khí

+ Hóa chất chứa thành phần Natri sẽ giúp điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan giúp loại bỏ sunfat, các hợp chất sunfat và các hợp chất axit trong tinh chế dầu mỏ.

- Trong công nghiệp dệt nhuộm

+ Để cho màu vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu sắc người ta thường dùng đến NaOH làm chất phân hủy Pectins (một loại sáp khô hình thành trong khâu xử lý vải thô).

- Trong công nghiệp thực phẩm

+ Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm NaOH có tác dụng loại bỏ các axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi đưa vào sản xuất thực phẩm.

+ Ngoài ra, người ta còn pha chế hóa chất này thành dung dịch xử lý rau quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp.

5. Những lưu ý khi sử dụng NaOH

Để sử dụng NaOH an toàn và đem lại hiệu quả cao, cần hết sức lưu ý những điều sau đây:

+ Không được lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.

+ Không nên trộn cùng axit hoặc các chất hữu cơ.

+ Sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân khi sử dụng hóa chất này.

+ Dùng các thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí.

+ Cần tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn cho sản phẩm.

+ Nên dùng các thiết bị và dụng cụ không phát lửa.

+ Khi mở những thùng chứa kim loại, bạn không được dùng những dụng cụ đánh lửa.

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào đó

Phản ứng nào dưới đây không thu được FeO ?

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?

Khi nhỏ dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3, hiện tượng xảy ra là

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Phản ứng nào sau đây sai :

Hợp chất mà sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

Có bao nhiêu chất thỏa mãn sơ đồ: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O ?

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

Công thức hóa học của sắt (III) oxit là:

Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

Quặng nào sau đây có chứa nguyên tố sắt?

Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:

Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?

Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?

Tên tương ứng của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3. Fe3O4, FeS2 lần lượt là

Trong các loại vật liệu xây dựng thì sắt, thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng làm vật liệu cho công trình xây dựng, đồ dùng hay trong ngành công nghiệp, cơ khí, ...

Các loại sắt, thép xây dựng được chế tạo thành các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố để tạo ra vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Vật liệu sắt thép nhìn chung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn những vật liệu truyền thống, tự nhiên như: gỗ, đất, đá,... nhờ chất lượng về độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và độ bền cao. Sắt thép xây dựng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đời sống và mang lại hiệu quả kinh tế cao.