Chỉ nghĩa mac là gì


- Khái niệm “Chủ nghĩa Mác – Lênin” Chủ nghĩa Mác - Lênin là: + Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người.

-    Khái niệm “Chủ nghĩa Mác – Lênin”

Chủ nghĩa Mác - Lênin là:

+ Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người.

(Lưu ý: đây là xét từ góc độ đối tượng của nó).

+ Hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi c. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I. Lênin.

(Lưu ý: đây là xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển nó).

+ Hệ thống quan điểm và học thuyết đó được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại.

(Lưu ý: đây là xét từ góc độ mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn).

+ Hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học (nghiên cứu phát hiện và sáng tạo ra cái mới) và thực tiễn cách mạng (thực tiễn cải biến cái cũ, sáng tạo cái mới),

(Lưu ý: đây là xét từ góc độ mối quan hệ của chủ nghĩa Mác - Lênin với hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng nói chung: muốn thực hiện sự sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn thì nhất định cần phải vận dụng thế giới quan, phương pháp luận đó).

-     Chủ nghĩa Mác - Lênin có ba bộ phận lý luận cơ bản hợp thành, đó là:

+ Triết học;

+ Kinh tế chính trị học;

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học.

-    Chức năng và mối quan hệ cơ bản của mỗi bộ phận lý luận trong chủ nghĩa Mác - Lênin:

+ Triết học là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

+ Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.

Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất - đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

Loigiaihay.com


  • Chủ nghĩa Mác ra đời, phát triển trên cơ sở những điều kiện, tiền dề cơ bản nào? Hãy nêu khái quát các điều kiện, tiền đề đó?

    Chủ nghĩa Mác ra đời, phát triển trên cơ sở ba điều kiện, tiền đề cơ bản sau đây: - Điều kiện kinh tế - xã hội Cho đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ của nó ở các nước Tây Âu, đặc biệt là tại các nước Anh, Pháp.

  • Chủ nghĩa Mác hình thành và phát triển qua các giai đoạn lớn (thời kỳ chính yếu) nào?

    Chủ nghĩa Mác với tư cách là “hệ thống quan điểm và học thuyết” được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn lớn: - Giai đoạn lớn thứ nhất: là giai đoạn hình thành và phát triển do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện (diễn ra vào những năm thuộc nửa sau của thế kỷ XIX)

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Sinh viên học tập những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm gì và cần học tập như thế nào?

    - Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định

  • Lý thuyết: Thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin
  • Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác — Lênin

>> Xem thêm

Báo lỗi - Góp ý

  • Triết học Mác Lê nin là gì?
  • Triết học Mác-Lê nin do ai sáng lập và phát triển?
  • Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác
  • Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin

Triết học Mác – Lênin là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là gì?

Triết học Mác Lê nin là gì?

Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng, là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giai cấp công nhân và nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo thế giới.

Chủ nghĩa Mác ra đời là thành tựu trí tuệ của loài người, phản ánh thực tiễn xã hội nhất là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng thế giới và là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử của tư tưởng nhân loại.

Triết học Mác-Lê nin do ai sáng lập và phát triển?

Trước khi tìm hiểu về Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là gì? thì cần hiểu được triết học Mác Lê nin do ai sáng lập và phát triển.

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX khi mà chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Triết học Mác- Lê nin được Mác, Engels sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX sau đó được Lenin và các nhà macxit khác phát triển thêm.

Dựa vào những tiền đề khoa học và lý luận nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, phát triển, sáng tạo ra học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Mác và Ph. Ăngghen đã phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư và sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ rõ sự hình thành, phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản và vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác

– Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học thống nhất của ba bộ phận cấu thành không thể tách rời là Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Triết học Mác Lênin đã chỉ ra rằng lực lượng sản xuất theo quy luật khách quan tự thân luôn vận động phát triển và đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có.

Mâu thuẫn này được giải quyết sẽ làm cho phương thức sản xuất mới ra đời, kéo theo nó sẽ là một xã hội mới, một hình thái kinh tế  xã hội mới được ra đời từ trong lòng xã hội cũ.

Quá trình này diễn ra một cách lịch sử tự nhiên. Từ trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ hình thành nên những điều kiện, tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

– Trong chủ nghĩa Mác Lênin chủ nghĩa duy vật thống nhất hữu cơ với phép biện chứng. Đồng thời chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều được Mác và Ph.Ăngghen phát triển lên một trình độ mới về chất hơn hẳn so với trước đó.

– Chủ nghĩa Mác Lênin là một hệ thống lý luận khoa học là còn bởi vì các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã kế thừa toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư duy của nhân loại.

Đây còn là căn cứ cơ sở, tiền đề khoa học; có giai cấp vô sản và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp này và các phương pháp khoa học, khách quan trong nhận thức tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

– Chủ nghĩa Mác Lênin là một học thuyết mở, không cứng nhắc và giáo điều đồng thời cũng có giá trị bền vững, xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó.

Kiên định với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là trung thành với bản chất khoa học và cách mạng của nó để không ngừng phát triển, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng hoàn thiện và gắn liền với thực tiễn.

Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là gì? Câu trả lời là Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là một hệ thống lý luận khoa học thống nhất của ba bộ phận cấu thành không thể tách rời là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin

Chúng ta đã hiểu được Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là gì? Theo đó chủ nghĩa Mác- Lê nin có những nội dung cơ bản như sau:

Triết học Mác-Lê nin có ba nội dung cốt lõi là chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ nghĩa duy vật.

+ Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở các khía cạnh sau: Giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học; Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn là phương pháp cải tạo thế giới của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội.

– Phép biện chứng duy vật

Phép quy vật biện chứng gồm 3 quy luật cơ bản là: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủ định.

– Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất.

Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học,…