Chim bồ câu di chuyển bằng cách nào năm 2024

Người ai cập cổ đã nắm bắt được khả năng đưa thư của loài chim bồ câu. Nhưng lúc bấy giờ, khả năng kỳ diệu của loài chim đưa thư ấy vẫn là một điều bí mật.

Bồ câu - Loài chim thông minh của thế giới động vật Chim bồ câu cũng phân biệt đẳng cấp trong đàn

Khoa học lý giải về khả năng đưa thư của chim bồ câu

Những chú chim bồ câu đưa thư/dẫn đường (tên khoa học là Columbia Livia) đã sử dụng sóng âm thanh tần số thấp để lập bản đồ và tìm đường về nhà.

Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn dặm hải lí? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn của chúng. Thật ra, toàn bộ những giả thuyết đó quá rắc rối, trong khi mà chim bồ câu thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc danh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

Chim bồ câu di chuyển bằng cách nào năm 2024

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng: Những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay vòng quanh theo đường vòng, thậm chí điều này có nghĩa khiến chuyến bay của chúng sẽ tăng lên một vài dặm hải lý. Một nghiên cứu gần đây nhận định: Loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Trong những cuộc hành trình dài, bồ câu tính toán hướng bay cần thiết bằng cách so sánh vị trí của mặt trời với đồng hồ sinh học trong chúng. Bằng phương pháp nuôi chim bồ câu dưới ánh sáng nhân tạo, các nhà khoa học đã tác động lên khả năng nhận biết thời gian và đánh lừa được chúng bay sai hướng.

Chim bồ câu di chuyển bằng cách nào năm 2024

Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số các thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bi cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Nhưng cả hai vẫn chỉ là giả thuyết và chưa thực sự thuyết phục.

Theo đó, tại một số khu vực nhất định như đồi Castor và đồi Jersey ở Mỹ, những con chim luôn bay sai hướng khi cố gắng tìm đường về nhà mặc dù chúng không hề gặp vấn đề này ở nơi khác.

Tại một nơi khác gần thị trấn Weedsport (Mỹ), những con chim bé lại bay nhầm hướng còn lũ chim già hơn thì không. Cũng có những ngày nhất định mà tất cả những con chim được thả ở các vị trí này có thể tìm đường về mà không gặp bất kỳ trở ngại gì.

Đi sâu phân tích, các nhà khoa học phát hiện, loài chim bồ câu Columbia Livia có thể nghe thấy sóng âm thanh tần số thấp, chỉ 0,1 - 0,2 Hz. Sóng hạ âm có thể phát ra từ đại dương và bị nhiễu đôi chút trong khí quyển, rất có thể chim bồ câu dựa vào sóng hạ âm để định hướng.

Vì vậy, họ đã phác họa bản đồ âm của các âm thanh tần số thấp vào ngày thường và ngày mà lũ chim có thể tìm đường về từ đồi Jersey.

Kết quả là, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, do điều kiện khí quyển và địa hình đặc trưng, đồi Jersey nằm trong một “cái bóng âm thanh”.

Chim bồ câu di chuyển bằng cách nào năm 2024

Do vậy mà rất ít hoặc không có dòng hạ âm nào lọt được vào vùng này trừ 1 ngày khi mô hình gió và nhiệt độ thay đổi. Thời điểm đó trùng với ngày chú bồ câu có thể tìm đường về mà không gặp sự cố. Hiện tượng này tương tự với vùng đồi Castor nhưng tại đây, các dòng hạ âm bị chuyển hướng và lệch đi.

Phát hiện này được coi là lời giải cho những nghiên cứu về bồ câu tại vùng này. Nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác ủng hộ giả thuyết như bồ câu sử dụng các dòng điện từ Trái đất hay sử dụng mũi đánh hơi...

Tuy nhiên, phương thức mỗi con chim dùng để xác định hướng đi của mình có thể khác nhau tùy vào vị trí đặt chuồng và nơi sinh sống của chúng.

Tại một vài nơi, chúng sẽ sử dụng các dòng hạ âm nhưng ở nơi khác chúng lại có thể sử dụng việc đánh hơi. Nhưng sự thật không thay đổi được chính là khả năng tìm đường tuyệt vời của loài chim này.

Chim bồ câu nhà có khả năng sử dụng phân tử nam châm tí xíu trên mỏ của chúng để cảm ứng với từ trường Trái đất, tạo ra một ánh xạ từ trường và sử dụng nó để định hướng trở về nhà. Khám phá mới này của nhà nghiên cứu Codula Mora và cộng sự ở Đại học Auckland, New Zealand đã phá vỡ giả thiết trước đây cho rằng chim sử dụng khứu giác để tìm đường.

Nhóm nghiên cứu đặt chim bồ câu vào một đường hầm gỗ với một máng ăn ở mỗi đầu đường hầm. Gắn với bên ngoài hầm gỗ này là những cuộn nam châm. Bồ câu được huấn luyện đi đến một đầu máng ăn nếu các cuộn nam châm được ngắt và đến đầu kia nếu cuộn dây được nối vào. Khi các nhà khoa học gắn nam châm vào mỏ bồ câu, khả năng phân biệt của bồ câu rất yếu khi dây nam châm nối vào hoặc ngắt ra. Tiếp theo, họ gây tê phần trên của mỏ chim, một sự suy yếu tương tự trong khả năng phát hiện từ trường “khác thường” do cuộn dây sinh ra. Cuối cùng, họ cắt dây thần kinh số V (dây thần kinh mang tín hiệu quang học và các tín hiệu khác tới não) và phát hiện cảm giác từ trường của chúng lại mất một lần nữa. Tuy nhiên, điều này không xảy ra khi cắt dây thần kinh khứu giác.

Các kết quả trên cho thấy bồ câu nhà nhận biết từ trường Trái đất bằng cách sử dụng các phân tử nam châm nằm trong phần trên của mỏ chúng. Sự tồn tại của các phân tử nam châm trên mỏ chim được phát hiện từ thập niên 1970.

Chim bồ câu con khi nào biết bay?

Chim bồ câu không lông thường có thể bay được khi chúng được 5 tuần tuổi. Không giống như đa số các loài chim, cả hai giới của chim bồ câu đều sản xuất "sữa cây" để nuôi con non, được tiết ra bằng cách làm bong các tế bào chứa đầy chất lỏng từ lớp lót của chúng.

Chim cánh cụt di chuyển bằng gì?

Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, một chuyển động gọi là "trượt băng", điều này cho phép chúng tiết kiệm năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh.

Chim hoạt động như thế nào?

Chim là động vật sống bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, tham gia vào những hoạt động bầy đàn như hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công chống lại kẻ thù. Phần lớn chim là những loài đơn phối ngẫu xã hội, thường vào mùa giao phối trong một thời gian nhất định.

Tại sao lại dùng bồ câu đưa thư?

Chim bồ câu được chọn làm nhiệm vụ đưa thư vì nó có thể bay hàng nghìn km hoặc hơn với tốc độ khoảng 100 km/h. Một số con có thể đạt tốc độ tới 180 km/h. Đặc biệt chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi nhớ đáng nể.