Chó có váy lĩnh nghĩa là gì

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24 h xin ra mắt đến những bạn bài học kinh nghiệm : Những câu thành ngữ – tục ngữ về chó .

Chó có váy lĩnh nghĩa là gì

Những câu thành ngữ – tục ngữ về chó

Chó ngáp phải ruồi – những câu thành ngữ về con chó

Ý nghĩa : May mắn tự nhiên tới, ăn may .

Ví dụ : Người như cậu mà cũng có thể đạt được vị trí cao này, đúng là “chó ngáp phải ruồi”.

Bạn đang đọc: Những câu thành ngữ – tục ngữ về chó – Tiếng Việt online

Chó treo, mèo đậy – thành ngữ về chó

Ý nghĩa : Nhắc nhở người ta phải luôn cẩn trọng, chu đáo .
Ví dụ : Con trông nhà cẩn trọng nhé. Nhớ là “ chó treo, mèo đậy ” đấy .

Chó ăn đá, gà ăn sỏi – thành ngữ về voi

Ý nghĩa : Chỉ nơi đất đai khô cằn, điều kiện kèm theo khắc nghiệt, khó làm ăn sinh sống .
Ví dụ : Làm sao mà tôi sống được ở một nơi “ chó ăn đá, gà ăn sỏi ” như thế này chứ .

Chó dữ mất láng giềng – thành ngữ về con voi

Ý nghĩa : Nuôi chó dữ trong nhà thì hàng xóm cũng quan ngại, không dám sang chơi .
Ví dụ : Anh hãy bảo con anh rằng đừng có khi nào cũng hung tàn với người khác như vậy. Nên nhớ rằng “ chó dữ thì mất láng giềng ” đấy .

Chó cậy nhà, gà cậy chuồng – thành ngữ chó cắn

Ý nghĩa : Ỷ vào thế có lợi của mình mà hung hăng, bắt nạt người khác .
Ví dụ : Hắn ta đúng là “ chó cậy nhà, gà cậy chuồng ”, chỉ vì có bố là Hiệu trưởng trường này mà hắn không xem ai gì cả .

Chó chê mèo lắm lông – ca dao tục ngữ về con chó

Ý nghĩa : Chỉ sự mỉa mai về hành vi chê bai phán xét người khác, trong khi bản thân cũng không tốt đẹp gì hơn .
Ví dụ : Cô ta dám chê bai bọn mình làm không tốt sao, làm như cô ta làm tốt lắm ấy. Đúng là “ chó chê mèo lắm lông ” .

Treo đầu dê, bán thịt chó – thành ngữ về con chó

Ý nghĩa : Nói một đằng, làm một nẻo, lừa bịp .
Ví dụ : Cái shop đó rõ ràng nói trên tivi là bán quần áo sản xuất ở Xứ sở nụ cười Thái Lan, khi mua về rồi mới phát hiện là không phải. Đúng là “ treo đầu dê, bán thịt chó ” .

Chó có (mặc) váy lĩnh – váy lĩnh là gì

Ý nghĩa : Đua đòi một cách kệch cỡm, lố lăng, không tương thích. Hoặc chỉ chuyện không bình thường, hoang đường .
Ví dụ : Hắn ta nghèo đến như vậy vậy mà quần áo mặc thì vô cùng sành điệu, đắt tiền, khác nào “ chó có váy lĩnh ” .

Chó gầy hổ mặt người nuôi – ca dao tục ngữ về chó

Ý nghĩa : Đã nuôi chó thì phải chăm nom cho tốt, nếu ngược lại, con chó mà gầy trơ xương thì người chủ sẽ bị hàng xóm chê cười .

Chó cùng cắn giậu – chó gì mèo đây

Ý nghĩa : Cùng đường làm bậy. Một người bị dồn đến bước đường cùng sẽ phản kháng lại để mưu cầu sự sống .
Ví dụ : Chính chính bới anh chèn ép họ quá mức, mà chó cùng thì cũng phải cắn giậu, nên chuyện họ phản kháng lại như vậy cũng là điều dễ hiểu .

Chó cắn áo rách

Ý nghĩa : Áo đã rách rồi lại còn bị chó cắn. Chỉ tình trạng đã nghèo khổ cùng cực lại còn bị mất của, bị thiệt hại.

Ví dụ : Tôi chỉ còn vài xu trong túi để mua đồ ăn, thế nào lại bị rớt mất tiêu, đúng là “ chó cắn áo rách nát ” .

Chạy như chó phải pháo

Ý nghĩa : Khi gặp pháo nổ, không những chó mà đến người cũng phải chạy. Chỉ sự sợ hãi tột độ .
Ví dụ : Cứ mỗi lần gặp bà ta là anh ấy lại “ chạy như chó phải pháo ” .

Một số câu thành ngữ – tục ngữ phổ biến khác về chó

Chó già giữ xương

Ý nghĩa : Tham lam, không muốn ai dùng đến cái gì mình không cần đến, giữ khư khư cái đó cho riêng mình .
Ví dụ : Cái đó cậu không dùng đến thì cho người ta mượn đi, đừng có như “ chó già giữ xương ” như thế chứ .

Chó giữ nhà, gà gáy sáng

Ý nghĩa : Ý nói mỗi người một việc. Nhắc nhở người đời phải biết rằng trong đời sống, mỗi người một phận sự, ai có việc nấy, không nên so bì, ganh tỵ .

Chó chực chuồng chồ

Ý nghĩa : Chỉ kẻ cam lòng, sẵn sàng chuẩn bị hạ mình để chờ đón thời cơ với mục tiêu kiếm chút lợi lộc nhơ bẩn ( chuồng chồ : chuồng phân, nơi đại tiện ) .
Ví dụ : Hắn ta đúng là “ chó chực chuồng chồ ”. Chỉ vì muốn được thăng chức mà sẵn sàng chuẩn bị làm trò hề cho sếp xem .

Chó cái cắn con

Ý nghĩa : Nói đến hình ảnh người mẹ ác nghiệt với chính con của mình .

Nhờn chó chó liếm mặt

Ý nghĩa : Về nghĩa đen, có nghĩa là khi nuôi chó, nhờn với nó quá, sẽ bị nó liếm mặt, nếu gặp chó dữ sẽ bị nó cắn. Ở nghĩa bóng, nó chỉ việc đãi ngộ nhau, tin cậy nhau quá mức sẽ bị tận dụng, lừa gạt .

Chó nhảy bàn độc

Ý nghĩa : Kẻ hèn kém, bất tài nhờ có thời cơ mà nhảy lên được vị thế cao sang .

Chó ăn vã mắm

Ý nghĩa : Chỉ sự cãi nhau, tranh giành
Ví dụ : Chửi như chó ăn vã mắm ( luôn miệng chửi, chửi xối xả vào người khác ) .

Chó đen giữ mực

Ý nghĩa : Chỉ người ngoan cố, bảo thủ, không chịu nhận khuyết điểm của mình .

Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi

Ý nghĩa : Thực chất không ra gì nhưng lại cố tỏ ra vẻ đài các, tốt đẹp .
Ví dụ : Hắn ta đúng là đồ “ chó ghẻ có mỡ đằng đuôi ”, làm ra bao nhiêu chuyện độc ác như vậy vậy mà khi nào cũng ra vẻ lương thiện, tốt tính. Bộ hắn tưởng không ai biết chuyện mà hắn đã làm hay sao .

Đá mèo quèo chó

Ý nghĩa : Bực mình vì một chuyện khác nhưng lại trút sự bực tức đó sang những người xung quanh yếu thế hơn mình .
Ví dụ : Cô ta bực mình vì mới bị sếp la, nhưng tự nhiên cô ta lại trút cơn giận đó lên tất cả chúng ta. Đúng là “ đá mèo quèo chó ” .

Hổ xuống đồng bằng gặp chó cũng chào

Ý nghĩa : Chỉ sự thất thế, phải cúi đầu với cả kẻ mà trước kia yếu hơn mình gấp ngàn lần.

Trên đây là nội dung bài viết : Những câu thành ngữ – tục ngữ về chó. Mời những bạn đón xem những bài tựa như trong phân mục : Tục ngữ thành ngữ tiếng Việt

We on social : Facebook

Chuyện vui thành ngữ, tục ngữ về chó của Đỗ Xuân Thu

Làng tôi thuộc diện “thâm sơn cùng cốc”. Đồng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Ruộng lúa “chó chạy hở đuôi”. Thế nhưng, người dân quê tôi ai cũng yêu quê tha thiết như “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Ai cũng khiêm tốn, cầu thị, chứ không “chó chạy trước cầy” hay “chó nhà quê cứ đòi ăn nam mực” hoặc thấy “voi đú, chó đú, chuột chù cũng đú”. Tóm lại, rất mực yêu thương nhau như “chó cùng nhà, gà cùng chuồng” vậy, chứ không bao giờ “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” đâu. Đặc biệt, tinh thần thi ca thì hơn hẳn bất cứ nơi nào khác. Từ người già đến trẻ con đều hay chữ. “Chó ông thánh cắn ra chữ” hẳn hoi đấy.

Chó có váy lĩnh nghĩa là gì
Dân làng tôi rất văn minh, tiến bộ nhá, tuyệt nhiên không có thói “huých chó vào bụi rậm”, “quăng xương cho chó cắn nhau” hay “chó chê mèo lắm lông” bao giờ. Tuyệt đối không có ai “chửi dai như chó nhai rẻ rách”, “chửi như chó ăn vã mắm” hay chửi “nhấm nhẳn như chó cắn ma”. “Điều hơn lẽ thiệt” đều “vỗ vai bảo nhau” và tiếp thu ngay, chứ không “trơ trơ như đầu chó đá”. Ai cũng biết “chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà”, “chó nào là chó sủa không”, thế nên “chó giữ nhà, gà gáy trống canh” cứ đúng phận sự mình mà làm, “chó nhà nào thì sủa nhà ấy”. Vợ chồng bảo ban nhau đừng “như chó với mèo” để “dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”. Làng tôi có miếng ăn thì chia nhau. “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không”. Người nào người nấy đều mong “sống ăn miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm”. “Đồng cam cộng khổ” thế nên dân làng tôi thơ thới yêu đời lắm.
Để xây dựng nông thôn mới, cùng với nề nếp văn hóa, văn minh, dân làng tôi còn đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh thôn xóm. Bọn “chó săn, gà chọi” thích đấu đá nhau, lũ “chó săn, chim mồi”, “chó gio mèo mù” ưa sục sạo, mồi chài đều bị dân làng tôi truy quét khiến chúng như “chó chạy đường quai”. Chúng tưởng “chó hoang lại gặp mèo hoang”, định “nước lụt chó nhảy giường thờ”, “chó nhảy bàn độc” nhưng nào có được. Bọn chúng thường “lơ láo như chó thấy thóc”, “loanh quanh như chó nằm chổi”. Các cụ dạy “người dại có mùa, chó dại quanh năm” bọn này đúng là dại quanh năm thật. Thì đấy, “chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói”, đằng này lũ chúng cứ “chó chạy trước cầy”, tuồn tuột ra hết cả. Lại còn “chó chê cứt nát” nữa chứ. Chẳng bao giờ hiểu “chó nào ăn được cứt thuyền chài”. Toàn dân ra quân đánh giặc khiến chúng như “chó chạy cụp tai”. Tuy vậy, cũng không để chúng như “chó cắn càn”. Với những kẻ “treo đầu dê bán thịt chó” hay “chó đen giữ mực” dân làng tập trung lên án vạch mặt thói lừa đảo, gian dối, bo bo chỉ biết riêng mình. Cũng lên án những người mê tín sợ cả “chó lê trôn, gà gáy gở”. Tất cả mọi vụ việc đều giải quyết dứt điểm, không để “chó tha đi mèo tha lại” và phải rất công minh nữa. Không để “chó ỉa bờ giếng không sao, chó ỉa bờ ao thì đem cắt cổ”. Thế nên, ai cũng tâm phục, khẩu phục. Kẻ lầm đường lạc lối biết “lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu” để về.
Chuẩn bị đón Tết Mậu Tuất, làng tôi phát động cuộc thi sáng tác thơ. Không khí sôi động lắm. Nhà nào nhà nấy đều bí mật sản xuất thơ. Cấm thấy ai “chửi chó, mắng mèo” nữa. Mấy bà mê thơ đến nỗi đi chợ “bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa” để con của nó trơ cái thân gầy ra, mất giá đến thảm hại. Mấy ông đầy mình kinh nghiệm “chó thiến già, gà thiến non”, “chó già, gà tơ” hay “mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa”, “lợn rọ, chó thui” cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ lập tứ, tìm vần. Mấy chàng ở rể tưởng như “chó chui gậm chạn” cũng ngấm ngầm thơ phú. Mấy ông “coi vợ già như chó nằm nhà gác”, rồi như “chó già giữ xương” được thể cũng vung bút làm thơ về vợ. Chẳng ai còn “chó chê nhà dột ra nằm bụi tre” cả. Ai cũng sợ thơ mình dở. “Chó gầy hổ mặt người nuôi”, không được giải rút gì năm mới mất dông thì chết.
Hòa chung không khí thi ca ấy, vợ chồng tôi cũng bí mật chế tạo thơ. Tôi là chủ tịch câu lạc bộ thơ làng không lẽ thơ của mình lại kém? Như thế thì “còn ra cái chó gì nữa”. Đêm nào vợ chồng tôi cũng hì hục làm thơ. Rét căm căm, không phải “nắng tháng ba chó già le lưỡi”, vậy mà vợ chồng tôi vật lộn với thơ cũng toát mồ hôi. Cứ tôi một câu, vợ tôi lại tiếp một câu theo kiểu “thịt chó chấm mắm chó”, “cơm chấm cơm”. Được cái, các con tôi ủng hộ lắm. Đúng là “chó giống cha, gà giống mẹ”. Ấy vậy mà ghép lại cũng được bài thơ hay phết. Còn hơn một số nhà không biết làm thơ cố dặn ra mấy câu rồi tắc tị. Đúng là “trâu không có bắt chó kéo cày”, “không có chó bắt mèo ăn cứt”. Loại thơ “quanh quanh đằng đít lại đằng đầu”, thơ con cóc ấy tôi chấp làm gì.
Sang năm là năm Tuất, năm con chó. “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Vận hội là đây, chó đến đây rồi. Mình sẽ làm thơ về con chó dứt khoát sẽ giật giải cao. Và đây là bài thơ “Chó có váy lĩnh” vợ chồng tôi sản xuất xong để tham dự hội thi.
“Lang lảng chó cái trốn con”
“Chó phải dùi đục” biết còn đi đâu?
“Quăng xương cho chó cắn nhau”
“Lẩu bẩu lầu bầu như chó hóc xương”
“Thui chó nửa mùa hết rơm”
“Lên voi xuống chó” trăm đường dở dang
“Con mèo xán vỡ nồi hoang
Con chó chạy lại nó mang lấy đòn”
“Đá mèo, quèo chó”, mắng con
“Chó treo, mèo đậy” lại còn chửi chê?
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Không bằng nuôi chó huyền đề bốn chân”
“Cầy tơ bảy món” giữ phần
“Ngon ơ óc chó” mấy lần lên tiên
“Mồm chó vó ngựa” tránh liền
“Chó cùng rứt giậu” rất phiền, rất nguy
“Mèo đàng, chó điếm” cách ly
“Chó khô, mèo lạc” thôi thì tránh xa
“Nhấm nhẳn như chó cắn ma”
“Chó cắn áo rách” tháng ba khổ rồi!
Mong cho “chó ngáp phải ruồi”
Bao nhiêu “chó đá vẫy đuôi” cùng mừng Tết Tuất tới! Thật tưng bừng!

“Chó có váy lĩnh” phừng phừng hoan ca…


Đọc đến đây, hai vợ chồng tôi ôm nhau cười ha hả giữa đêm trừ tịch. Phen này, không nhất thì đi đầu xuống đất. Mãi sau, như sực tỉnh, vợ tôi nói: “Cũng phải cảnh giác kẻo đứa nào biết được chúng sẽ ăn cắp ý tưởng, đạo thơ mình thì gay. “Chó ghét đứa gặm xương, mèo thương người hay nhử”. Đừng tưởng xong thơ, “chó chết hết chuyện” đâu nha”. Tôi cũng giật mình. Vợ mình nói đúng. Chớ chủ quan. Tuy vậy, tôi vẫn nói cứng: “Kệ! Một mặt mình vưỡn bí mật bài thơ. Mặt khác, “chó cứ sủa, trăng cứ sáng, đoàn người vẫn cứ đi”, không sợ bố con thằng nào cả. Năm mới mình phải làm ăn lớn, sản xuất trường ca cho dân làng họ lác mắt. Không làm ăn cò con, “lắt nhắt như chó đái” nữa”.
Nghe tôi nói vậy, vợ tôi ôm tôi chặt cứng. “Ông đúng là “chó ghẻ có mỡ đằng đuôi”. Nhất định năm Mậu Tuất này, nhà mình sẽ vượt lên, hơn hẳn các năm trước”. Nói xong, nàng vít cổ tôi hôn đánh chụt một cái rõ mạnh vào má. Vừa lúc đó, tiếng pháo hoa nổ bùm bụp trên ti vi. Chúng tôi cùng ngoảnh ra. Trời ơi! Giao thừa đến rồi! Chúc mừng năm mới! Tôi tung tờ giấy có bài thơ Con Chó lên trần, hô to rồi quay lại ôm vợ tôi xoay mấy vòng giữa nhà. Thế là mùa Xuân đã về!.